NHỮNG DÒNG CHỮ LATINH ĐƯỢC GHI TRÊN BỆ ĐÁ THÁNH GIÁ Ở NGHĨA TRANG ĐẠI CHỦNG VIỆN HUẾ
Nghĩa trang đã là một nơi linh thiêng rồi! Và các dòng chữ bằng tiếng Latinh khó hiểu với người thời nay càng làm cho nghĩa trang yên ắng này linh thiêng hơn. Nhân sự kiện Cha J.B. Etcharren được an táng tại nghĩa trang giáo sĩ ở Đại Chủng viện Huế, chúng tôi thử tìm hiểu ý nghĩa của những câu tiếng Latinh được ghi trên bệ đá Thánh Giá tại đây.Tìm hiểu nguồn gốc của các câu tiếng Latinh này giúp hiểu rõ hơn niềm tin sống động và tình liên đới của người Kitô hữu khi đứng trước cái chết của con người.
Bệ Thánh Giá có khắc bốn câu sau:
1. “ Refrigerii lucis et pacis locum Domine eis indulge” (Lạy Chúa xin thương ban cho họ được vào nơi hạnh phúc, sáng láng và bình an). Câu này được phỏng lại từ một lời cầu trong Kinh Tạ Ơn I: « Lạy Chúa, chúng con xin Chúa thương ban cho các tín hữu ấy, và tất cả mọi người, … đã an nghỉ trong Ðức Ki-tô, được vào nơi hạnh phúc sáng láng và bình an » (Ipsis, Domine, et omnibus in Christo quiescentibus, locum refrigerii lucis et pacis, ut indulgeas, deprecamur).
2. “ Miseremini mei saltem vos amici mei”. Câu này được lấy từ sách Gióp 19, 21: « Xin thương xót tôi, hỡi các anh là những người bạn hữu của tôi ». Trên mộ của học giả Trương Vĩnh Ký cũng được cho khắc câu Thánh Kinh này.
3. “Beati mortui qui in Domino moriuntur” (“Phúc thay những người đã chết mà được chết trong Chúa”). Câu này được lấy từ sách Khải Huyền chương 14, câu 13.
4. “ Pie Jesu Domine, dona eis requiem sempiternam” (Lạy Chúa Giêsu nhân từ, xin ban cho họ được nghỉ yên muôn đời). Câu này là một đoạn văn được lấy từ câu cuối cùng của bài thánh ca “Dies irae” (Ngày thịnh nộ), và thường được đưa vào bối cảnh âm nhạc của thánh lễ cầu hồn như một bài hát. « Dies irae » là một ca tiếp liên bằng tiếng Latinh được gán cho Thomas of Celano , dòng Phanxicô (1200-1265) hoặc cho Latino Malabranca Orsini (mất năm 1294) (*).
Bản văn gốc, bắt nguồn từ ca tiếp liên “Dies irae” như sau:
Pie Jesu Domine, Dona eis requiem. (x2)
Pie Jesu Domine, Dona eis requiem sempiternam.
Nghĩa trang này có từ năm nào và do ai chủ xướng, chúng tôi không tìm thấy thông tin. Nhưng, theo cha Vinh Sơn Trần Minh Thực, PSS, dựa vào chi tiết hai ngôi mộ được chôn gần bên chân Thánh Giá của thầy Phó tế Nguyễn Hữu Nguyên, qua đời năm 1897, và của Cố Renauld Bổng, qua đời năm 1898, thì có thể suy đoán rằng nghĩa trang này đã bắt đầu vào những năm đó.
Tý Linh
———————-
(*) https://en.wikipedia.org/wiki/Pie_Jesu
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- MẬT NGHỊ: VÀ CÁC HỒNG Y BẮT ĐẦU PHÁT BIỂU NGAY SAU ĐÓ
- ĐỨC LÊÔ XIV TẠI MỘT ĐỀN THÁNH CỦA DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ VÀ TẠI MỘ ĐỨC PHANXICÔ
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV CHO HỒNG Y ĐOÀN : « NGÀY NAY GIÁO HỘI TRAO CHO MỌI NGƯỜI DI SẢN HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA MÌNH »
- CHÂN DUNG, KHẨU HIỆU VÀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- ĐCV HUẾ: HÌNH ẢNH KHAI MẠC THÁNG HOA ĐỨC MẸ 2025
- ĐCV HUẾ: CHUNG KẾT BÓNG ĐÁ CUP PHỤC SINH 2025
- BỀ TRÊN TỔNG QUYỀN DÒNG AUGUSTINÔ: ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV ‘THỰC SỰ GẦN GŨI VỚI MỌI NGƯỜI’
- TÌM HIỂU DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- “NGÀI ĐÃ CÓ MỘT TỶ SỐ TUYỆT VỜI” TẠI MẬT NGHỊ
- XÓA MÌNH ĐI ĐỂ CHÚA KITÔ Ở LẠI
- TIỂU SỬ ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- THÁNH LỄ KHAI MẠC TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VÀO NGÀY 18 THÁNG 5
- “GIÁM MỤC LÀ MỘT MỤC TỬ GẦN GŨI VỚI DÂN CHÚNG, KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI QUẢN LÝ”
- ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV KÊU GỌI HÒA BÌNH VÀ GIẢI TRỪ VŨ TRANG TRÊN THẾ GIỚI
- GIỮA SỰ TRANG NGHIÊM VÀ LONG TRỌNG, MẬT NGHỊ BẮT ĐẦU
- KHÓI ĐEN ĐẦU TIÊN XUẤT HIỆN TỪ ỐNG KHÓI NHÀ NGUYỆN SISTINE
- THÁNH LỄ CẦU NGUYỆN CHO VIỆC BẦU CHỌN GIÁO HOÀNG : « CẦU NGUYỆN LÀ THÁI ĐỘ DUY NHẤT THÍCH HỢP »
- MẬT NGHỊ: ĐỨC GIÁO HOÀNG ĐƯỢC BẦU NHƯ THẾ NÀO?
- “EXTRA OMNES!”, “XIN MỌI NGƯỜI RA NGOÀI!”
- PHIÊN HỌP CHUNG LẦN THỨ 12 TẬP TRUNG VÀO NHỮNG PHẨM CHẤT CẦN THIẾT CHO MỘT GIÁO HOÀNG TƯƠNG LAI