NHỮNG NGƯỜI THÁNH HIẾN, MỘT MẪU GƯƠNG VỀ TÌNH YÊU TRONG MỘT THẾ GIỚI CỦA NHỮNG MỐI QUAN HỆ HỜI HỢT
Thứ Bảy, ngày 1/2/2025, Đức Phanxicô đã chủ sự Kinh Chiều I tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, nhân lễ Dâng Chúa Giêsu vào Đền Thờ, cũng là lễ của đời sống thánh hiến. Ngài ca ngợi chứng tá về sự tỉnh táo và quảng đại của các tu sĩ nam nữ, cách yêu thương “tự do và giải phóng” của họ trong một thế giới “bị đánh dấu bởi những hình thức tình cảm méo mó”. Cuối cùng, ngài lưu ý rằng lời khấn thứ ba của họ, sự vâng phục, là liều thuốc giải độc cho chủ nghĩa cá nhân đơn độc.
“Ôi ánh sáng rạng ngời,” bài hát vang lên khi những ngọn nến được thắp sáng tại bàn thờ Tuyên Xưng ở Vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Lucernario, một nghi thức cổ xưa phổ biến trong phụng vụ Đông và Tây, đã mở đầu Kinh Chiều I của lễ Dâng Chúa Giêsu vào Đền Thờ, sau đó là dâng hương, theo truyền thống Thánh Kinh, tượng trưng cho lời cầu nguyện buổi tối, dâng lên Thiên Chúa trong lời ngợi khen. Vào hôm trước Ngày Đời sống Thánh hiến, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi cầu nguyện buổi tối long trọng này với các thành viên của các Dòng Tu và các hội đời sống tông đồ.
Để trở thành “những người mang ánh sáng” cho những người nam và người nữ ngày nay, Đức Thánh Cha đề nghị với các nam nữ tu sĩ, trong Năm Thánh Hy Vọng này, một suy tư về các lời khấn khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục mà mỗi người trong số họ đã tuyên khấn.
Sự nghèo khó nêu bật sự tiết độ và lòng quảng đại
Nhắc lại rằng Ánh sáng của sự nghèo khó có nguồn gốc từ chính sự sống của Thiên Chúa, “một món quà vĩnh cửu và hoàn toàn hỗ tương giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng khi tôn trọng lời khấn khó nghèo của họ, những người thánh hiến trở thành những người mang lại phúc lành, họ có được “việc sử dụng mọi sự một cách tự do và quảng đại”. Và Đức Phanxicô liệt kê: nó thể hiện sự tốt lành của họ trong trật tự yêu thương, bác bỏ mọi thứ có thể làm hoen ố vẻ đẹp của họ – ích kỷ, tham lam, lệ thuộc, sử dụng bạo lực và với mục đích chết chóc – và trái lại, ôm lấy mọi thứ có thể tôn cao nó: sự tiết độ, quảng đại, chia sẻ, liên đới.
Đức Khiết tịnh, một phương thuốc
Liên quan đến đức khiết tịnh, vốn cũng có nguồn gốc từ Ba Ngôi, lời tuyên khấn của họ trong việc từ bỏ tình yêu vợ chồng và trên con đường tiết dục, tái khẳng định “tính ưu việt tuyệt đối của tình yêu Thiên Chúa đối với con người”, và chỉ ra nó là “ nguồn gốc và hình mẫu của mọi tình yêu khác.” Là một chứng từ quý giá, Đức Phanxicô khai triển trong một thế giới “thường bị đánh dấu bởi những hình thức tình cảm méo mó, trong đó nguyên tắc “điều làm tôi hài lòng” thúc đẩy chúng ta tìm kiếm ở người khác sự thỏa mãn nhu cầu của chính mình hơn là niềm vui của một cuộc gặp gỡ hiệu quả”. Ngài nói tiếp, một thái độ vốn sinh ra tính hời hợt và bấp bênh, chủ nghĩa ích kỷ và chủ nghĩa khoái lạc, sự thiếu trưởng thành và vô trách nhiệm về mặt đạo đức. “Người chồng và người vợ của cả cuộc đời được thay thế bởi đối tác của chốc lát, những đứa con được chào đón như một món quà bởi những người được đòi hỏi như là một ‘quyền’ hoặc bị loại bỏ như một ‘phiền toái’.”
Đối với Đức Thánh Cha, đức khiết tịnh cho người nam và người nữ của thế kỷ 21 thấy, “một cách chữa lành khỏi sự dữ của sự cô lập, bằng cách thực thi một cách yêu thương tự do và giải phóng, chào đón và tôn trọng mọi người và không ép buộc hay từ chối bất cứ ai”. Đức Thánh Cha cho rằng việc gặp gỡ những người thánh hiến có khả năng cho mối quan hệ “trưởng thành và vui tươi” này là “phương thuốc cho tâm hồn”.
Chăm sóc người thánh hiến
Tuy nhiên, ngài cảnh báo về một cạm bẫy. Để các tu sĩ nam nữ thực sự là “một phản ánh của tình yêu Thiên Chúa, các cộng đồng cần phải quan tâm đến sự phát triển về tinh thần và tình cảm của con người, trong quá trình đào tạo ban đầu và thương xuyên”. Chúng ta phải ngăn chặn việc hình thành “các hiện tượng có hại như sự cay đắng trong lòng hoặc sự mơ hồ trong các lựa chọn, nguồn gốc của nỗi buồn chán và sự bất mãn và đôi khi là nguyên nhân, nơi những đối tượng mong manh hơn, của sự phát triển của ‘cuộc sống kép’ thực sự“.
Đức vâng lời, một mô hình tương quan khác
Cuối cùng là lời khấn vâng phục, được minh họa bằng mối tương quan giữa Chúa Giêsu và Chúa Cha, bằng “vẻ đẹp giải thoát, bằng sự lệ thuộc con thảo chứ không nô lệ, giàu tinh thần trách nhiệm và được sinh động bởi sự tin tưởng lẫn nhau”. Một mối tương quan “quà tặng và sự đáp trả của tình yêu”, mà Đức Thánh Cha coi là ngôn sứ trong khi “chúng ta có xu hướng nói nhiều và lắng nghe ít”, dù trong gia đình, tại nơi làm việc và trên mạng xã hội.
“Chúng ta có thể trao đổi hàng dòng ngôn từ và hình ảnh mà không bao giờ thực sự gặp nhau, bởi vì chúng ta chưa bao giờ thực sự dấn thân cho nhau.” Đức Thánh Cha coi sự vâng phục thánh hiến là “một liều thuốc giải độc cho chủ nghĩa cá nhân cô độc này”. Thay vào đó, nó thúc đẩy một mô hình tương quan dựa trên sự lắng nghe tích cực, trong đó “nói” và “cảm nhận” được theo sau bởi tính cụ thể của “hành động”, “ngay cả khi phải trả giá bằng việc từ bỏ sở thích, dự án và ưu tiên của mình”. Và đối với Đức Phanxicô, chỉ bằng cách này chúng ta mới có thể trải nghiệm trọn vẹn niềm vui của sự cho đi, “vượt qua nỗi cô đơn và khám phá ý nghĩa sự tồn tại của mình trong kế hoạch vĩ đại của Thiên Chúa”.
Đức Phanxicô kết thúc bài giảng của mình bằng lời mời gọi những người thánh hiến hãy “trở về cội nguồn của mình”. Việc canh tân diễn ra “trước Nhà Tạm, trong việc chầu Thánh Thể”, nhưng cũng “bằng cách tái khám phá các Đấng Sáng Lập của chúng ta trước hết là những người nam và nữ có đức tin, và bằng cách lặp lại với các ngài, trong lời cầu nguyện và việc tự hiến: “Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Chúa” (Dt 10, 7) ”.
Tý Linh
(Marie Duhamel – Vatican News)
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- NHỮNG NGƯỜI THÁNH HIẾN, MỘT MẪU GƯƠNG VỀ TÌNH YÊU TRONG MỘT THẾ GIỚI CỦA NHỮNG MỐI QUAN HỆ HỜI HỢT
- ĐỨC THÁNH CHA KÊU GỌI TÒA THƯỢNG THẨM RÔMA KHÔI PHỤC CÁC MỐI QUAN HỆ LIÊN VỊ
- TRỞ THÀNH LINH MỤC, ĐÓ LÀ CHỊU ĐAU KHỔ VỚI DÂN CỦA MÌNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 3. « ÔNG PHẢI ĐẶT TÊN CHO CON TRẺ LÀ GIÊSU ». TRUYỀN TIN CHO THÁNH GIUSE
- TRÍ TUỆ NHÂN TẠO LÀ CƠ HỘI NHƯNG CÓ THỂ KHIẾN CON NGƯỜI TRỞ THÀNH NÔ LỆ CỦA MÁY MÓC
- PAOLO BENANTI: THÔNG TRI ANTIQUA ET NOVA MỜI GỌI CHÚNG TA ĐẶT RA CHO MÌNH NHỮNG CÂU HỎI ĐÚNG ĐẮN
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG CHÚA NHẬT LỜI CHÚA 2025: LẮNG NGHE LỜI CHÚA VÀ NẮM BẮT SỰ ỨNG NGHIỆM CỦA LỜI CHÚA TRONG HIỆN TẠI
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN NĂM C: NĂM THÁNH LÀ CƠ HỘI ĐỂ ĐỐI MỚI CUỘC GẶP GỠ CỦA CHÚNG TA VỚI CHÚA KITÔ
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI BỆNH NHÂN 2025 : NIỀM HY VỌNG KHÔNG LÀM THẤT VỌNG VÀ LÀM CHO CHÚNG TA MẠNH MẼ TRONG CƠN THỬ THÁCH
- ĐỨC THÁNH CHA KÊU GỌI CÁC KITÔ HỮU KIÊN TRÌ TRÊN CON ĐƯỜNG HIỆP NHẤT
- BÀI PHÁT BIỂU CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỚI CÁC GIÁM ĐỐC ĐẠI CHỦNG VIỆN VÀ TIỀN CHỦNG VIỆN CỦA PHÁP : ĐỪNG TẠO RA NHỮNG BẢN SAO
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI 2025: CHIA SẺ NIỀM HY VỌNG TRONG LÒNG ANH CHỊ EM MỘT CÁCH HIỀN HÒA
- PHỎNG VẤN ĐHY KOOVAKAD, NGƯỜI VỪA ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM TỔNG TRƯỞNG BỘ ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN
- ĐỐI VỚI CÁC GIÁM MỤC MỸ, CÁC SẮC LỆNH CỦA TRUMP “GÂY LO NGẠI SÂU XA”
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA GỬI CHO DIỄN ĐÀN KINH TẾ THẾ GIỚI 2025
- Ý NGHĨA CỦA ĐỘNG TỪ “ĐI RA” TRONG TIN MỪNG
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 2. TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MẸ. ĐỨC MARIA LẮNG NGHE VÀ SẴN LÒNG
- HOA KỲ: TẠI SAO ĐỨC CHA ROBERT BARRON, NGÔI SAO LOAN BÁO TIN MỪNG TRÊN INTERNET, LẠI MUỐN THÀNH LẬP MỘT DÒNG TU?
- NHỮNG NHÂN VẬT TÔN GIÁO NÀO CẦU NGUYỆN CHO DONALD TRUMP TRONG LỄ NHẬM CHỨC CỦA ÔNG?
- ĐỨC THÁNH CHA VIẾT THƯ CHO TỔNG THỐNG DONALD TRUMP