NHỮNG TỪ NGỮ VÀ NHỮNG CỬ CHỈ CỦA BÁC ÁI
Tạp chí Đạo đức và Thần học luân lý, số 310, tháng Sáu năm 2021, nghiên cứu sự tiến triển của các ngôn ngữ bác ái.
Từ vựng về bác ái hầu như ít được nói đến. Nó hầu như ít được sử dụng, ngay cả nơi giới Công giáo. Người ta muốn sử dụng các từ ngữ trung lập hơn về mặt tôn giáo : liên đới, công lý, tình huynh đệ, hợp tác, nhân đạo, từ thiện…. Luc Dubrulle lưu ý : « Việc xóa bỏ khái niệm này, đến độ có thể khiến từ ngữ không được nghe thấy, đối với chúng ta dường như là triệu chứng sụp đổ của cái khung nhân học lý thuyết vốn đã dẫn dắt các Kitô hữu trong việc thực hành tình yêu cụ thể đối với tha nhân từ khởi thủy Kitô giáo » (« Quand la charité fabrique des hommes », Transversalités, n° 143, octobre-décembre 2017, p. 144).
Thần học về bác ái
Sự mờ dần của một khái niệm trọng tâm như thế trong lịch sử của Giáo hội không thể không có mất mát. Từ đó tầm quan trọng của việc xem xét lại và phục hồi ngôn ngữ bác ái – điều mà tổ chức Jean Rodhain đặc biệt tha thiết bằng cách tài trợ cho các diễn đàn về thần học về bác ái. Cuốn Tạp chí Đạo đức và Thần học luân lý này, lấy lại những bài tham luận của ngày nghiên cứu được Hiệp hội các thần học gia tổ chức để nghiên cứu luân lý ngày 29/8/2020, nằm trong chuyển động này. Catherine Fino viết trong phần mở đầu : « Vấn đề (…) nhằm xác thực hệ tại điều gì những chuyển dịch ngôn ngữ và thực hành này tác động đến sự hiểu biết của thần học về chức năng xã hội của bác ái ».
Công việc này được thực hiện theo hai giai đoạn. Trước tiên theo lối tiếp cận lịch sử, vốn quan tâm đến các diễn từ cũng như các thực hành, từ nguyên thủy cho đến Vatican II, và từ Vatican II cho đến hôm nay. Rồi bằng cách chấn vấn các ngôn ngữ hiện đại hơn. Etienne Grieu (Centre Sèvres) phân tích từ vựng « diaconie » (« phục vụ ») ; Marx Feix (Đại học Strasbourg đề nghị một lối tiếp cận so sánh các ngôn ngữ và thực hành trong các phạm vi nói tiếng Pháp và tiếng Đức.
Một bác ái biến đổi con người
Đóng góp riêng của tôi liên quan đến ngôn ngữ của các cơ quan nhân đạo và từ thiện trong các chiến dịch kêu gọi quyền góp để tài trợ cho các hoạt động của họ. Phân tích một số hình ảnh của các chiến dịch quảng cáo cho thấy điểm nhấn khác biệt theo đó các cơ quan có hay không có cảm hứng Kitô giáo.
Các chiến dịch truyền thông của các cơ quan tôn giáo – trong đó từ « bác ái » không bao giờ xuất hiện – không chỉ là kêu gọi quyên góp. Vì thế, tôi kết luận : « Chúng kêu gọi các nhà tài trợ tiềm năng để cho họ biết rằng họ có khả năng cho đi điều gì đó và cho đi là một điều tốt cho tha nhân và cho họ. Phục vụ bác ái, đó cũng là học biết yêu thích cho đi, bằng cách biểu lộ những gì mà bác ái này có thể làm và làm thế nào nó biến đổi những con người, lãnh nhận mà đồng thời cho đi, cho đi mà đồng thời lãnh nhận. Học biết yêu thích cho đi, đồng thời thúc giục sự cho đi, bởi vì hành vi bác ái là nội tại đối với đời sống Kitô hũu và làm cho thế giới trở nên nhân bản hơn » (tr. 82).
Sự trao quyền
Hay để lấy lại từ ngữ của Catherine Fino trong phần mở đâu: “Nếu các cơ quan nhân đạo làm tăng giá trị cho chứng tá và làm nổi bật hình ảnh của các tham dự viên có năng lực đang hành động trước sự khốn khố, thì các cơ quan bác ái Kitô giáo ưu tư hơn đến việc tôn trọng các nạn nhân bằng cách cho thấy khả năng phục hồi của họ và kêu gọi nâng đỡ ý thức trách nhiệm của họ. Các động từ chỉ hành động hướng đến một “chúng ta tập thể” hay sự trao quyền (empowerment) được mở rộng cho người thụ hưởng cũng như chính người cho, vì, theo một công thức của Jean Rodhain, “không ai quá nghèo để không có gì để chia sẻ và không ai quá giàu để không có gì để lãnh nhận” (tr. 17).
Dominique Greiner
(Tý Linh chuyển ngữ)
Tags: bác ái-liên đới
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 17. THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ NÓI : « XIN NGƯỜI NGỰ ĐẾN ! ». CHÚA THÁNH THẦN VÀ NIỀM HY VỌNG KITÔ GIÁO
- SỨ THẦN TÒA THÁNH TẠI PARIS NÓI VỀ LÝ DO TẠI SAO ĐỨC PHANXICÔ KHÔNG ĐẾN PARIS
- JOHN TRAYNOR, NGƯỜI ĐƯỢC PHÉP LẠ THỨ 71 Ở LỘ ĐỨC