NICOLE AMELINE: “ĐỐI VỚI UNESCO, TÊRÊSA THÀNH LISIEUX MANG MỘT THÔNG ĐIỆP PHỔ QUÁT VÀ VƯỢT THỜI GIAN”
Ngày 27/11/2023, hai năm kỷ niệm ngày sinh của thánh Têrêsa thành Lisieux kết thúc tại UNESCO. Nicole Ameline, cựu bộ trưởng và nghị sĩ Đảng Cộng hòa của Calvados (1), đã trình bày tư cách ứng viên của thánh nữ và chủ trì cuộc họp hai năm một lần này. Bà giải thích tại sao.
La Croix: Hai năm một lần, UNESCO vinh danh một nhân cách đã đề cao các giá trị phổ quát như giáo dục, văn hóa, khoa học, hòa bình, thân phận của phụ nữ… Tại sao lại ủng hộ tư cách ứng viên của thánh Têrêsa thành Lisieux?
Nicole Ameline: Thánh Têrêsa là một phụ nữ của văn hóa, giáo dục và hòa bình. Tác phẩm của ngài gây tiếng vang với Tuyên ngôn Nhân quyền, mà chúng ta cũng đang kỷ niệm trong năm nay lễ kỷ niệm 75 năm của nó. 193 quốc gia thành viên của Liên hợp quốc đã bỏ phiếu nhất trí cho ngài. Họ đã có thói quen biểu dương những người phụ nữ mà, qua hành trình của họ, có thể giúp chúng ta tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi ngày nay. Thánh Têrêsa thực sự có khả năng tập hợp, đoàn kết, đó là một hình tượng phụ nữ mạnh mẽ… Đây là lý do tại sao việc UNESCO công nhận ngài, đối với tôi, là rất quan trọng.
La Croix: Bà từng là Bộ trưởng bình đẳng giới và bình đẳng nghề nghiệp. Đối với bà, người nữ tu trẻ ở thế kỷ XIX này đại diện cho loại phụ nữ nào?
Nicole Ameline: Ngài là một nhà cách mạng. Ngài có sức mạnh tâm hồn và ý chí phi thường. Ngài đã chiến đấu để vào Dòng Cát Minh khi còn rất trẻ, ngài biết cách áp đặt những lựa chọn của mình lên những người xung quanh và suy nghĩ của mình lên thế giới. Tất nhiên, đối với thế giới tôn giáo, bằng cách mở ra một con đường tâm linh và thần học mới đã có tác động rất mạnh mẽ đến Kitô giáo. Nhưng ngoài ra, ngài còn là một người nữ của hòa bình và cũng nói với những người không có niềm tin. Ngài nhìn thế giới với một ý thức mẫu mực về sự khác biệt và tôn trọng người khác. Đó là biểu tượng của sự cởi mở và đối thoại.
Không phải là một nhà hoạt động nữ quyền, thánh Têrêsa phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, một tổ chức hiện đang làm việc để liên kết giữa luật pháp và tôn giáo. Chúng tôi không đối lập cả hai điều này, chúng tôi cho rằng cần phải củng cố cuộc đối thoại liên tôn, cũng như suy tư về vị trí và vai trò của phụ nữ trong các xã hội đương đại và trong các tôn giáo.
Về mặt này, thánh Têrêsa là một gương mẫu hướng dẫn chúng ta. Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nói về ngài rằng ngài là một “chứng nhân của tương lai”. Ngài là một điểm quy chiếu mà chúng ta cần, ngài không phải là tù nhân của thế kỷ của mình. Ngài cho chúng ta bài học về sự tin tưởng và hòa bình. Ngài là một người theo chủ nghĩa nhân văn, tư tưởng của ngài vượt ra ngoài khuôn khổ của đức tin.
La Croix: Theo ý kiến của bà, tại sao thánh nữ lại được yêu mến và tôn kính trên toàn thế giới đến vậy?
Nicole Ameline: Tôi nghĩ, vì cách thức của ngài trong việc bắt đầu hòa giải với những điểm yếu của chính mình và đồng thời vượt qua chúng. Trong các tác phẩm của mình, ngài trả lời nhiều vấn đề mà chúng ta có thể đặt ra cho mình, bởi vì ngài đã trải qua rất nhiều thử thách.
Ngài cũng suy nghĩ về thời đại của mình, vốn cũng giống như thời đại của chúng ta, rất nhiều biến động. Ngài biết trau dồi, thông qua tầm nhìn của mình về thế giới, khả năng tin tưởng mà ngày nay đang thiếu. Do đó, ngài mang một thông điệp phổ quát và vượt thời gian về sự cởi mở.
La Croix: Bà có gắn bó cá nhân với thánh Têrêsa thành Lisieux không?
Nicole Ameline: Tôi sinh ra ở xứ Auge, nơi ngài được đặc biệt tôn kính. Nhiều gia đình thuộc vùng Normandi đã phó dâng những đứa con nhỏ của họ cho thánh Têrêsa, nghĩa là đặt chúng dưới sự bảo trợ của ngài. Đối với cư dân vùng này, ngài rất quen thuộc, ngài đồng thời là một người chị, một người hướng dẫn, một người bạn, ngay cả khi họ vô cùng kính trọng ngài.
Cá nhân tôi đã trải qua một cuộc phiêu lưu tuyệt vời với ngài, khá bất ngờ, khi làm việc để giới thiệu ngài với UNESCO. Tôi rất thoải mái với nhân cách nhân văn và gan dạ này. Và rất vui khi UNESCO vinh danh người phụ nữ đã góp phần thay đổi thế giới thông qua bài học yêu thương và tin tưởng của ngài.
——————————————–
(1) Nicole Ameline hiện đang làm việc tại Liên hợp quốc, nơi bà đại diện cho Pháp, tại Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW).
————————————————
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn : nhật báo La Croix)
Tags: các thánh-nhân vật, Hòa-bình, nữ giới
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS