NÓI HAY KHÔNG NÓI ?
Đức cha Olivier Leborgne, phó chủ tịch HĐGM Pháp, đã cho biết cảm nghĩ của mình liên quan đến các vụ lạm dụng do một số Giám mục phạm phải khi còn là linh mục, và nêu chi tiết các biện pháp được thông qua trong đại hội khoáng đại của HĐGM Pháp.
Bốn biện pháp để hữu hiệu hơn
Đức Cha Olivier Leborgne, Giám mục giáo phận Arras nói với Vatican News : « Thực sự có một vụ bê bối“, và HĐGM Pháp đã « đưa ra một số quyết định để tiếp tục tiến tới và để rõ ràng nhiều hơn, hữu hiệu hơn trong việc xử lý các vụ lạm dụng khi chúng được thực hiện bởi một giám mục ».
HĐGM Pháp muốn làm việc để thay đổi các thực hành. Các ngài đã xác định bốn biện pháp để khắc phục tình trạng thiếu truyền thông rõ ràng trong vụ Đức cha Santier, được báo chi tiết lộ một năm sau khi các lệnh trừng phạt ngài được thực hiện.
Do đó, Đức cha Leborgne nói về « quyết định thành lập một hội đồng Vox estis lux mundi, tức là để đồng hành với một Giám mục, người sẽ tiếp nhận một đơn khiếu nại chống lại một Giám mục khác, để ngài không đơn độc, để đồng hành với ngài, để các thông tin được tập hợp, để ngài có thể thực hiện những gì ngài phải làm như một cuộc điều tra và viết những gì ngài phải viết cho Rôma. Chính chúng tôi đã quyết định tự đào tạo mình tốt hơn, hiểu tốt hơn sự phân biết giữa các thủ tục khác nhau và xem xét tốt hơn những gì là vấn đề để phản ứng cách tốt hơn nhiều. (…) Chúng tôi đã thực sự thực hiện một hành vi tin tưởng vào sự trưởng thành của dân Thiên Chúa mà chúng tôi ghi nhận ngày này qua ngày khác, và không chịu được sự thinh lặng lừa dối họ, và do đó [cần phải] suy nghĩ lại về việc truyền thông. Việc truyền thông là một hành vi công lý. [Vấn đề] là có những quy trình rõ ràng hơn để cập nhật nhiều hơn về các vấn đề truyền thông, công khai các hình phạt. Và cuối cùng, một phái đoàn sẽ đến Rôma. Một số Giám mục, những cũng có những người đủ điều kiện để tìm thấy sự lưu loát hơn trong các mối tương quan giữa Rôma và các Giám mục trong thể loại vụ việc này ».
Nói hay không nói ?
Đức cha Olivier Leborgne khẳng định rằng « về vấn đề truyền thông, chúng tôi đã làm việc với một luật sư làm việc trong lãnh vực dân sự. Ông đã giải thích rõ cho chúng tôi rằng luật pháp không cấm nói, nhưng không yêu cầu nói, và trong tự pháp dân sự, khi thẩm phán có thể quyết định công bố quyết định (…) hay không công bố nó, bởi vì ông nghĩ rằng đó là quan trọng đối với việc chữa lành tội nhân, đối với trật tự công cộng. Nhưng nó hoàn toàn không tự động ».
Đức Cha Leborgne nói thêm : « Nói như thế, những gì chúng ta thấy, trước hết đó là có sự mất mát thông tin, và tiếp đến, dân Thiên Chúa – và chúng tôi thực sự muốn lặp lại điều này cách mạnh mẽ ở Rôma – dân Thiên Chúa ở Pháp (…) cảm thấy bị lừa dối gấp đôi khi chúng ta che giấu họ điều gì đó. Và vì thế, nếu việc công bố không bao giờ là tự động trong dân luật và vì thế trong giáo luật cũng vậy, chúng tôi mong muốn làm việc theo quy tắc này, và làm việc bằng cách dựa vào sự trưởng thành của dân Thiên Chúa và sự tin tưởng của dân Thiên Chúa. Do đó, chúng tôi tự yêu cầu hoàn toàn [xem xét lại] các thủ tục công bố các quyết định của chúng tôi ».
Đánh giá theo từng trường hợp
Nhưng đối với các Giám mục và Rôma, theo Đức Cha phó chủ tịch, vấn đề là phải « suy nghĩ về từng trường hợp cách chính xác. Loại hình công khai nào – một khi hình phạt đã được thực hiện, chúng ta không bao truyền thông bao lâu việc phán quyết chưa kết thúc – và xem xét loại công khai nào đối với ai, nhưng xem xét nó cách hệ thống chứ không phải bằng cách xé nhỏ thông tin, nhưng bằng cách tập hợp chúng và phân định những gì thích đáng đối với những trường hợp đó, bằng cách tin tưởng vào dân Thiên Chúa và tôn trọng họ. Những thực hành của chúng tôi chưa đáp ứng được sự tôn trọng mà chúng ta có được từ dân Thiên Chúa ».
Trong trường hợp Đức cha Santier, Đức cha Leborgne cho biết : « Chúng tôi chỉ có thể tiếc một điều, đó là vào thời điểm việc từ nhiệm được Rôma chấp nhận và Rôma đã nói lên sự chấp thuận của mình, thì bình thường, vào thời điểm đó, Giám mục không còn là Giám mục nữa. Đức cha Santier đã có sáng kiến nói « Tôi vẫn ở lại cho đến người kế vị của tôi đến », điều này không phải là quyết định của Rôma, và Rôma đã không dám phản ứng. Tôi không biết chính xác những gì đã xảy ra, nhưng vả lại, về mặt khách quan ngài đã bị bệnh rất nặng do covid, vì thế đó là có thể tin được. Do đó, chúng tôi đã ở trong một hoàn cảnh bối rối. Rõ ràng là trong trường hợp đó, chúng tôi muốn suy nghĩ về nó. Nhưng khi ai đó từ nhiệm, thì các sự việc phải rõ ràng : người đó rời đi vì mệt mỏi, vì bệnh tật vì đến hạn tuổi, hay vì những lý do nghiêm trọng hơn ? Chúng ta cần có thể truyền thông ». Đức Cha phó chủ tịch cũng cho biết ngài đồng ý với những lời của Đức Thánh Cha trên máy bay hôm Chúa Nhật vừa qua khi mời gọi loại bỏ một « thói quen giấu giếm xấu xa ».
Tý Linh
(theo Vatican News)
Tags: Phanxicô-I, Pháp
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO