Ở COLISÉE, ĐỨC PHANXICÔ ĐƯA RA LỜI KÊU GỌI HÒA BÌNH
Cùng với các nhà lãnh đạo tôn giáo trên thế giới, hôm 25/10/2022, Đức Phanxicô đã đến tham dự nghi thức bế mạc cuộc gặp gỡ liên tôn quốc tế lần thứ 36 được tổ chức ở Rôma bởi cộng đoàn Sant’Egidio : « Tiếng kêu của hòa bình ». Dịp này, ngài kêu gọi: « Các tôn giáo không thể được sử dụng cho chiến tranh. Chỉ hòa bình là thánh thiện và không ai được sử dụng danh Thiên Chúa để chúc lành cho khủng bố và bạo lực. Nếu anh chị em thấy chiến tranh xung quanh mình, đừng cam chịu ! Người dân muốn hòa bình ».
Từ nay, đây là một truyền thống. Để kết thúc cuộc gặp gỡ liên tôn được tổ chức ở Rôma từ ngày 23-25/10 bởi cộng đoàn Sant’Egidio, Đức Thánh Cha Phanxicô cùng với các lãnh đạo tôn giáo khác trên thế giới, như Riccardo Di Segni, đại giáo sĩ Do Thái ở Rôma, Olav Fykse Tveit, chủ tịch của Hội đồng Giám mục của Giáo hội Liên hiệp châu Âu hay đại diện của Phật giáo Sôtô Zen, Shoten Minegishi, đã tham dự một buổi cầu nguyện cho hòa bình thế giới.
Năm nay, cuộc gặp gỡ liên tôn còn có sự tham dự của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và tổng thống Ý Sergio Mattarella. Cuộc gặp gỡ này diễn ra trong bầu khí căng thẳng của cuộc chiến ở Ucraina.
Đức Thánh Cha Phanxicô, từ những lời đầu tiên trong bài phát biểu của mình, đã nói : « Ngày nay hòa bình đang bị vi phạm, bị tổn thương và chà đạp cách nghiêm trọng : và điều đó ở châu Âu, tức là trên lục địa mà, vào thế kỷ vừa qua, đã trải qua những bi kịch của hai cuộc thế chiến ». Vincent Picard, phó chủ tịch của Cộng đoàn Sant’Egidio ở Pháp, tuyên bố : cuộc chiến tranh do Nga phát động ở Ucraina vào ngày 24/2 vừa qua « là một vết thương to lớn tác động đến tất cả các tham dự viên đến từ khắp châu Âu và toàn thế giới ».
Đức Thánh Cha nói tiếp : « Hòa bình ở trung tâm của các tôn giáo, trong các sách thánh và sứ điệp của họ ». « Tiếng kêu của hòa bình thường bị bóp nghẹt không chỉ bởi lời lẽ hùng biện của chiến tranh, nhưng còn bởi sự dửng dưng. Nó bị giảm thiểu thành thinh lặng bởi lòng hận thù ngày càng lớn khi chiến đấu ».
Tiếng kêu này, không được giảm thiểu thành thinh lặng, « được cất lên từ trái tim của các bà mẹ, nó được ghi khắc nơi khuôn mặt của những người tỵ nạn, nơi các gia đình chạy trốn, nơi những người bị thương hay đang hấp hối ».
Sự trở lại của mối đe dọa hạt nhân
Cách đây đúng 60 năm, vào lúc xảy ra cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba, Đức Gioan XXIII đã kêu gọi các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới tránh sử dụng bom hạt nhân. Hôm 25/10, Đức Phanxicô đã lặp lại lời kêu gọi này : « Quả thế, ngày nay, những gì chúng ta sợ hãi và không bao giờ muốn nghe lại đang diễn ra : việc sử dụng bom nguyên tử, vốn đã tiếp tục được sản xuất và thử nghiệm cách tội lỗi sau Hiroshima và Nagasaki, giờ đây đang là mối đe dọa công khai ». Những lời của Đức Gioan XXIII « có tính thời sự lạ lùng ».
Vì thế, món quà của hòa bình « phải được chúng ta, những người nam và người nữ, đón nhận và vun trồng, và nhất là bởi chúng ta là những tín hữu. Chúng ta đừng để bị lây nhiễm bởi lôgíc đồi bại của chiến tranh, chúng ta đừng rơi vào cạm bẫy của lòng căm thù kẻ thù », Đức Thánh Cha nói tiếp.
Những tiến bộ của tình huynh đệ
« Chúng ta hãy đặt hòa bình trở lại ở trọng tâm của cái nhìn của chúng ta về tương lai, như là mục tiêu trung tâm của hành động cá nhân, xã hội và chính trị của chúng ta, ở mọi cấp độ. Hãy xoa dịu các cuộc xung đột bằng vũ khí đối thoại », Đức Thánh Cha khích lệ.
Đức Thánh Cha kết thúc bài phát biểu của mình bằng một ghi nhận tích cực, hoan nghênh sự tiến bộ của tình huynh đệ giữa các tôn giáo. Qủa thế, một năm trước, trong cùng cuộc gặp gỡ này, các tôn giáo trên thế giới đã đưa ra lời kêu gọi còn vang vọng lần nữa đến hôm nay : « Các tôn giáo không thể được sử dụng cho chiến tranh. Chỉ hòa bình là thánh thiện và không ai được sử dụng danh Thiên Chúa để chúc lành cho khủng bố và bạo lực. Nếu anh chị em thấy chiến tranh xung quanh mình, đừng cam chịu ! Người dân muốn hòa bình ».
« Chúng ta đừng cam chịu chiến tranh, hãy vun trồng những hạt giống hòa giải ; và hôm nay hãy cất tiếng kêu của hòa bình lên tận Trời, một lần nữa với thánh Gioan XXIII : « Tất cả các dân tộc trên trái đất hãy hiệp nhất và nền hòa bình được ao ước nhất hãy nảy nở và ngự trị luôn mãi » ».
Kết thúc nghi thức này, Elissar, một thanh nữ tỵ nạn người Syria ở Rôma, đã đọc bản kêu gọi hòa bình được biên soạn sau cuộc gặp gỡ liên tôn. Một bản kêu gọi tiếp đến được ký bởi Đức Thánh Cha Phanxicô và các vị đại diện của các tôn giáo khác đang có mặt ở Colisée.
Tý Linh
(theo Vatican News)
Tags: Giáo-Hội-&-Nhà-Nước, Hòa-bình, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- KINH TIN KÍNH CỦA CÔNG ĐỒNG NIXÊ, THẺ CĂN CƯỚC CỦA NGƯỜI KITÔ HỮU
- ĐHY JEAN-MARC AVELINE, TÂN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC PHÁP
- LỜI TIÊN TRI VỀ HÒA BÌNH CỦA THÁNH GIOAN PHAOLÔ II
- ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ VẪN TRONG TÌNH TRẠNG ỔN ĐỊNH
- LỘ ĐỨC: NHỮNG BỨC TRANH KHẢM TRÊN HAI CÁNH CỬA CỦA ĐỀN THÁNH ĐỨC MẸ ĐƯỢC CHE PHỦ
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ GỬI CÁC LINH MỤC THỪA SAI CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT NHÂN DỊP HÀNH HƯƠNG NĂM THÁNH
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY NĂM C: SỐNG MÙA CHAY VÀ NĂM THÁNH NHƯ THỜI GIAN CHỮA LÀNH
- ĐHY PAROLIN: “ĐỨC THÁNH CHA CHƯA BAO GIỜ NGỪNG CAI QUẢN GIÁO HỘI”
- “TRƯỚC MẮT THIÊN CHÚA, MỌI CỬ CHỈ YÊU THƯƠNG ĐỀU CÓ GIÁ TRỊ VÔ HẠN”
- ĐỨC PHANXICÔ CHIA SẺ NỖI ĐAU CỦA NGÀI ĐỐI VỚI CÁC NẠN NHÂN TRẬN ĐỘNG ĐẤT Ở MIẾN ĐIỆN VÀ THÁI LAN
- ĐỨC GIOAN XXIII VÀ ĐỨC PHAOLÔ VI CÓ PHẢI LÀ ĐẶC VỤ CỦA CIA KHÔNG?
- CÁC NHÀ KHOA HỌC TÁI TẠO LẠI KHUÔN MẶT CỦA THÁNH TÊRÊSA AVILA
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐƯỢC CẢI THIỆN DẦN DẦN KHI NGÀI ĐANG HỒI PHỤC TẠI NHÀ THÁNH-MARTA
- BẢO VỆ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN: ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI MỘT “SỰ HOÁN CẢI TOÀN DIỆN”
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. NHỮNG CUỘC ĐỐI THOẠI. BÀI 2. NGƯỜI PHỤ NỮ SAMARI. “CHO TÔI XIN CHÚT NƯỚC UỐNG!” (Ga 4, 7)
- 24 GIỜ CHO CHÚA 2025
- BA MƯƠI NĂM THÔNG ĐIỆP EVANGELIUM VITAE: TRỰC GIÁC NHÌN XA TRÔNG RỘNG CỦA ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II
- ĐỨC THÁNH CHA ĐỒNG TẾ THÁNH LỄ, TIẾP TỤC TRỊ LIỆU TẠI NHÀ THÁNH MARTA
- LINH THAO CỦA GIÁO TRIỀU: BÀI 1. LÚC KẾT THÚC SẼ LÀ LÚC KHỞI ĐẦU
- MỘT HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH QUỐC TẾ TẠI VATICAN DÀNH RIÊNG CHO VẤN ĐỀ TUỔI THỌ