Ở HỌC VIỆN CÔNG GIÁO PARIS, MỘT VIỆN MỚI VỀ LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO
Hôm 30/5/2022, Học viện Công giáo Paris đã thành lập một Viện mới về lịch sử truyền giáo. Nó có mục đích phát triển mạng lưới nghiên cứu ở cấp đại học và đại kết xung quanh sự kiện truyền giáo Kitô giáo. Viện được thành lập do lời đề nghị của các Giám mục Việt Nam.
Sau lễ phong thánh cho Charles de Foucauld và phong chân phước cho chi Paulin Jaricot, tháng Năm là tháng của nhiệt huyết truyền giáo với việc thành lập Viện Lịch sử truyền giáo (IHM) ở Học viện Công giáo Parí (ICP).
Liên kết với đơn vị nghiên cứu tôn giáo, văn hóa và xã hội của ICP, Viện mới này có ơn gọi « phát triển một mạng lưới nghiên cứu đại học, quốc tế, liên ngành và đại kết xung quanh sự kiện truyền giáo Kitô giáo ». Nó cũng nhắm tạo điều kiện thuận lợi, nâng đỡ và cổ võ những trao đổi giữa các nhà nghiên cứu trong lãnh vực này.
« Lịch sử truyền giáo bàn về việc truyền bá Tin Mừng từ hai ngàn năm qua », sử gia Catherine Marin, đại biểu khoa học của IHM, nhấn mạnh, trong đó chủ đề về phụ nữ trong nhiệt huyết truyền giáo là một trong những đối tượng nghiên cứu chính. « Đó không chỉ là những sứ mạng truyền giáo vào thế kỷ XIX. Đó là một phần của lịch sử mà đối với tôi dường như bị bỏ quên, vì quá bị đồng hóa với quá trình thực dân hóa ».
Như thế, Viện phải cho phép phát triển hình ảnh truyền thống về người linh mục truyền giáo tây Phương ra đi đến tận cùng thế giới. « Giáo hội về bản chất là truyền giáo, truyền giáo (sứ mạng) không phải là phụ hay giai thoại, nhưng nó tồn tại từ ban đầu », cha Gilles Berceville, dòng Đaminh, giám đốc IHM, giải thích.
Hình dung sứ mạng hôm nay và mai ngày
Nhưng ngày nay việc nghiên cứu lịch sử truyền giáo có thể mang lại điều gì cho một Kitô giáo đang tìm cách tái tạo lại chính mình trong bối cảnh tục hóa rất lớn ? cha Berceville nhìn thấy trong suy tư về quá khứ một điều kiện « để hình dung sứ mạng hôm nay và mai ngày ».
« Đó là tự hỏi sứ mạng là gì, nhờ nghiên cứu phê bình về lịch sử truyền giáo, vốn không phải là một lời biện minh cũng không phải là câu chuyện sử thi », cha giải thích mà không né tranh những câu hỏi học búa, như mối liên hệ giữa truyền bá Tin Mừng và bạo lực, ổ Châu Mỹ Latinh chẳng hạn.
Việc thành lập IHM bắt nguồn từ một đề nghị gần đây của các Giám mục Việt Nam liên quan đến việc nghiên cứu lịch sử về những nhà sáng lập Giáo hội Công giáo Việt Nam, vốn cũng là những nhà sáng lập Hội Thừa Sai Paris (MEP). Chính cha Vincent Holzer, phó giám đốc của việc nghiên cứu ở ICP, đã gợi ý ý tưởng về Viện này, mà MEP là đối tác đầu tiên.
Các buổi hội thảo, các ngày nghiên cứu và các ấn phẩm
Cha phân tích, trong hồ sơ trình bày IHM : « Đã định hình cách sâu sắc các xã hội và các nền văn hóa mà nó đã khắc sâu, nhiệt huyết truyền giáo tự nó là một đối tượng của những điều phức tạp nhất ». Theo ngài, Viện phải cho phép « sự hiểu biết đúng đắn về hành động truyền giáo, về những nhiệt huyết ban đầu của nó, về những hình thức thể hiện, về những phản kháng mà nó đã khơi lên, về những đau đớn mà nó đã sinh ra và những hứa hẹn mà nó chứa đựng ».
Từ khi thành lập, IHM sẽ nhận được sự khích lệ của ĐHY Luis Antonio Tagle, Tổng trưởng Bộ loan báo Tin Mừng cho các dân tộc, và của cha Ioan Sauca, tổng thư ký của Hội đồng đại kết các Giáo hội, mà các thông điệp của các ngài sẽ đã được đọc vào ngày 30/5/2022 trước các nhà nghiên cứu lịch sử truyền giáo.
Một khi được chính thức khởi động, Viện lịch sử truyền giáo sẽ có thể bắt đầu công việc phát thảo một cuộc hội thảo nghiên cứu quốc tế hàng tháng, chuẩn bị các ngày nghiên cứu, mà một trong số đó được dành cho nữ tu Marie de l’Incarnation, dòng Ursuline, nhà truyền giáo ở Québec vào thế kỷ XVII. Vả lại, việc nghiên cứu về các nhà truyền giáo sáng lập Giáo hội Việt Nam và Hội Thừa Sai Paris sẽ là đối tượng của một hội thảo sắp đến, chưa kể đến việc xuất bản các văn bản về tư tưởng truyền giáo của các nhà sáng lập lớn.
Tý Linh
(theo Arnaud Bevilacqua, nhật báo La Croix)
Tags: HĐGMVN
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- VIDEO BÀI CA QUAM PULCHRE GRADITUR (Tiếng Việt)
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- BAN BÁC ÁI HỘI DÒNG KHIẾT TÂM ĐỨC MẸ TRAO HỌC BỔNG CHO 57 HỌC SINH – SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC