Ở LVIV, MỘT TRƯỞNG GIÁO CHỦ CHÍNH THỐNG GIÁO MUỐN ĐOẠN TUYỆT VỚI THƯỢNG PHỤ GIÁO CHỦ CHÍNH THỐNG GIÁO MOSCOU

Written by xbvn on Tháng Ba 12th, 2022. Posted in Thế Giới, Tý Linh

Trưởng Giáo chủ Lviv, Đức Filaret, của Giáo hội Chính Thống giáo Ucraina, phụ thuộc Tòa Thượng phụ của Moscou, kêu gọi ủng hộ một Giáo hội tự trị độc lập.

« Chúng ta muốn một Giáo hội tự trị độc lập với Moscou vì một lý do đơn giản : nước Nga là một kẻ xâm lược, nó tấn công Ucraina, và Thượng phụ Kirill không công nhận thực tế này », Đức Filaret, Trưởng Giáo chủ của  Lviv và Halych, khẳng định.

Từ ngày 2/3/2022, sáu ngày sau khi Nga xâm lược Ucraina, ngài đã ký một bức thư ngỏ gởi các linh mục trong giáo phận của mình, yêu cầu Hội đồng Giám mục Giáo hội Chính Thống giáo Ucraina tuyên bố đoạn tuyệt với Tòa Thượng phụ Moscou. « Chúng ta không phải mất  thời gian và bây giờ chúng ta phải thực hiện điều đó », Đức Filaret nhấn mạnh. « Các linh mục của chúng ta đang phải chịu một áp lực rất lớn. Các thành viên của lực lượng bảo vệ lãnh thổ đã đe dọa một vị đại diện của Giáo hội chúng ta ở Ivano-Frankivsk. Nếu nó kéo dài, thì hoàn cảnh này có thể trở nên nguy hiểm cho các tín hữu của chúng ta ».

« Một cuộc chiến tranh chính trị »

Được nâng lên hàng Tổng Giám mục vào tháng 7/2017, Đức Filaret, tên thật là Sergei Ivanovich Kucherov, 49 tuổi, điều hành giáo phận từ tháng 1/2011. Sinh ở Kiev, trong một gia đình quân nhân, ngài đã theo học tại trường trung học Tselinograd (ngày nay là Astana), ở Kazakhstan, nơi cha của ngài, một nhà khoa học hàng đầu, làm việc tại vị trí thử nghiệm hạt nhân của Liên Xô ở Semipalatinsk và trong sân bay vũ trụ Baikonour.

Tiếp đến, việc theo học thần học của ngài đã đưa ngài đến chủng viện ở Moscou và học viện Kiev, vào một thời kỳ mà các chủ đề yêu thích của ngài là đại kết và giáo dục thiêng liêng cho giới trẻ.

Hiện giờ, chính gánh nặng của chiến tranh đang đè nặng trên đôi vai của ngài. « Đây không phải là một cuộc chiến thiêng liêng mà là một cuộc chiến tranh chính trị. Tôn giáo của chúng ta và Giáo hội của chúng ta không bị đe dọa và chúng ta chưa bao giờ xin Thượng phụ Kirill đến cứu giúp chúng ta. Trước cuộc chiến tranh, với ngài, chúng ta chỉ có tương quan giáo luật. Nó đã chấm dứt từ đó ».

Hướng đến cuộc họp nhanh chóng của Hội đồng Giám mục

Từ ngày 3/3/2014, vào ngày thứ hai của cuộc xâm lược Crimea, người ta đã biết đến  Đức Filaret khi ngài viết một bức thư gởi cho ông Putin để yêu cầu ông rút quân. « Trái với những gì Thượng phụ Kirill nói, với sự nhất trí của chính phủ Nga », ngài nói, « Donbass và Crimea là lãnh thổ của Ucraina. »

Đức Trưởng Giáo chủ mong muốn một cuộc họp nhanh chóng, thậm chí là  trực tuyến, của Hội đồng Giám mục của Giáo hội của mình, nhưng phần lớn các đồng nghiệp của ngài không muốn hành động dưới áp lực. Theo ngài, chỉ 40% trong số họ sẽ ủng hộ việc duy  trì mối liên hệ với Thượng phụ Moscou. Tuy nhiên, ngài không dự định việc sáp nhập với Giáo hội Chính Thống giáo tự trị Ucraina, được thành lập vào năm 2018. Ngài nói : « Giáo hội của chúng ta chưa sẵn sàng cho điều đó. Trước đó, họ sẽ phải trở về nhà và xin tha thứ. Giáo hội Chính Thống giáo Ucraina không được tổ chức trên cơ sở quốc gia nhưng theo truyền thống và các quy tắc giáo luật. Thể chế của chúng ta phải tiếp tục tập hợp các tín hữu của Crimea và Donbass ».

Trái ngược với áp lực mạnh mẽ của chính phủ và các cơ quan an ninh đối với Giáo hội này dưới thời tổng thống Petro Porochenko, Tổng thống Zelensky đã giữ thái độ trung lập hơn đối với các vấn đề của Giáo hội Chính Thống giáo Ucraina, được coi là một trong những trung gian ảnh hưởng chính của Điện Kremlin trong nước. Đức Filaret nói : « Từ ba mươi năm nay, Giáo hội của chúng ta đã trở nên độc lập và đại kết hơn. Chúng ta điều hành cuộc sống và cơ cấu của chúng ta, cách độc lập với những gì Nga và Thượng phụ Moscou đang làm ».

Tý Linh

(theo nhật báo La Croix)

Tags: , ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Hai 2024
H B T N S B C
« Th11    
  1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31