Ở UCRAINA, NHỮNG PHÊ BÌNH SAU Ý TƯỞNG VỀ MỘT CHẶNG ĐÀNG THÁNH GIÁ CHUNG, Ở RÔMA, GIỮA MỘT GIA ĐÌNH NGA VÀ MỘT GIA ĐÌNH UCRAINA

Written by xbvn on Tháng Tư 13th, 2022. Posted in Thế Giới, Tý Linh

Đức cha Sviatoslav Shevchuk, đứng đầu Giáo hội Công giáo Hy Lạp, và chính phủ Ucraina cả hai đều lên tiếng không hài lòng với sáng kiến của Vatican về việc hai gia đình người Nga và Ucraina cùng nhau vác thánh giá trong buổi Đàng Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh, ngày 15/4, ở đấu trường Colisée.

« Một ý tưởng không thích hợp » và « những khó khăn ». Ý tưởng của Vatican giao phó cho hai gia đình người Nga và người Ucraina vác thánh giá chặng thứ 13, đã nhận được những lời phê bình từ các nhà hữu trách Ucraina, hôm 12/4/2022.

Đức cha Sviatoslav Shevchuk, trong một thông cáo, cho rằng đây là « một ý tưởng không thích hợp » và cho biết « sự phẫn nộ to lớn » và « sự từ chối » kế hoạch này bởi « người Ucraina trên toàn thế giới ».

Ngài nói tiếp : « Tôi coi một ý tưởng như thế là hoàn toàn khá sớm, hàm hồ và không quan tâm đến bối cảnh cuộc xâm lược quân sự của Nga chóng lại Ucraina ».

« Đối với người Công giáo Hy Lạp của Ucraina, các bản văn và các cử chỉ này dành cho chặng thứ 13 của Đàng Thánh Giá này là không thể hiểu được và  thậm chí là xúc phạm », ngài nhấn mạnh và đồng thời xin Vatican « xem lại kế hoạch này ».

Người ta có thể đọc thấy trong các bài suy niệm Đàng Thánh Giá năm nay, được công bố hôm 11/4/2022, rằng « cái chết vây quanh. Sự sống  dường như mất đi giá trị của nó. Mọi sự thay đổi trong vài giây. Sự tồn tại, những ngày sống, tuyết mùa đông vô tư, đi đón con ở trường, lao động, những cái ôm hôn, tình bằng hữu…tất cả. Tất cả bổng dưng mất đi giá trị của nó. Lạy Chúa, Chúa ở đâu ? Chúa ẩn mình nơi đâu ? Chúng con muốn tìm lại cuộc sống trước đây của chúng con ».

Một phê bình khác đến từ chính phủ Ucraina, qua vị đại sứ cạnh Tòa Thánh, ông Andrii Yurash. Trong một câu tweet được đăng hôm 12/4, ông nói « chia sẻ mối quan ngại chung » liên quan đến kế hoạch này. « Chúng tôi hiện đang làm việc về vấn đề này bằng cách cố gắng giải thích những khó khăn của việc thực hiện nó  và những hậu quả có thể ».

Những phê bình này đối với lập trường của Tòa Thánh về cuộc chiến tranh là những phê bình đầu tiên được công khai, bởi chính phủ Ucraina cũng như bởi Giáo hội Công giáo Hy Lạp Ucraina kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược của Nga.

Những phê bình này cho thấy khoảng cách rõ ràng với đường hướng tế nhị được Tòa Thánh thực hiện kể từ khi cuộc chiến tranh xảy ra, mà Tòa Thánh chưa bao giờ chỉ rõ công khai kẻ xâm lược để duy trì một cuộc đối thoại mở với tất cả các bên.

Tý Linh

(theo nhật báo La Croix)

Tags: , ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Hai 2024
H B T N S B C
« Th11    
  1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31