ƠN CỨU CHUỘC NƠI NGƯỜI CHAN CHỨA (5)

Written by xbvn on Tháng Ba 22nd, 2014. Posted in Mai Tá, Ơn cứu chuộc nơi Người

Chương Một

Đặt vấn đề Cứu-chuộc

(bài 5)

Phần 6:

Ơn cứu-chuộc

và những điều thích thú

rất cởi mở

Với nền thần-học chuyên chính rất cổ xưa từng bàn về Ơn cứu-chuộc, lại vẫn hay nhấn mạnh lên quan-niệm cho rằng mọi người đều sẽ trở thành nạn-nhân của quan-niệm xưa cũ hết. Theo cách nào đó, tội và lỗi đã tìm cách khiến cho Chúa cũng trở thành nạn-nhân của các thương-tật, phỉ báng hoặc loại-hình tấn-kích nào đó giống như thế. Và hậu quả, là: Chúa cũng có nhu cầu tìm cho bằng được một nạn-nhân; và nạn-nhân khi ấy có thể là chúng ta hoặc chính Đức Giêsu cũng là nạn-nhân, thay cho ta. Là nạn-nhân, tức: có sự kết-nối chặt-chẽ với sự việc đỡ vớt và ơn cứu-chuộc hết mọi người.

 Anh em mình đây, hẳn sẽ nói: ngày nay, hiện thấy tính bén-nhạy xuất-hiện nơi nạn-nhân của bất cứ sự-kiện nào cũng vậy. Khoảng 25 năm đổ lại, nạn-nhân của nhiều sự-kiện đã bớt đi tính-chất vô-nhân hoặc vô-hình-tượng, nhưng lại chường mặt ra nhiều hơn và càng đòi mọi người biết cho rằng: mình là nạn-nhân của thứ gì đó, rất bức-bách.

Ngày nay, đối với luật-pháp hoặc với lương-tâm của dân thường ở xã-hội ngoài đời, thì: phạm-nhân hay nạn-nhân vẫn được coi là vô-tội cho đến khi ai đó có chứng cớ đành rành xác-chứng người đó đã phạm luật. Giáo hội Công-giáo mình thì khác, nhiều trường hợp và/hoặc nhiều địa hạt, thường không phải như thế. Thế nhưng, người người đã ý-thức được một cách rất mới về quyền-hạn của nạn-nhân trong nhiều vụ-việc. Hiện, đã thấy xuất đầu lộ diện nhiều nhóm/hội ở đời thường chuyên giúp-đỡ, hỗ-trợ các nạn-nhân. Nhiều nhóm hội/đoàn-thể lại gây áp-lực để khẳng-định là: lâu nay, các nạn-nhân vẫn được luật-pháp bảo-vệ hết mình. Về hình-sự, thì: nạn-nhân không chỉ là ai đó từng bị tổn-thương trong quá-khứ mà thôi; nhưng nạn-nhân còn được coi như người chủ-động của thứ “trò chơi” gọi được là tiến-trình xử-lý công-bằng và công-chính, rất đúng luật.

 Các nhóm hội/đoàn-thể thuộc Hội-thánh nay hiểu rằng: nhiều cáo-trạng mới được thiết-lập từ những người từng viện lẽ, rằng: họ là nạn-nhân của nhiều vị/nhiều đấng bậc trong Giáo-hội từng dựng nên luật đạo. Các vị nào từng nối-kết với Hội-thánh đều được giáo-dục theo lối hiểu-biết rất mới này.

 Người người nay ý-thức được rằng: mọi nạn-nhân đều có quyền-hạn đồng-đều và đôi khi, quyền-hạn ấy còn lớn hơn nhiều người tưởng-tượng ra, là đằng khác. Nhiều sự-kiện cho thấy: họ từng lý-sự rằng: những vụ/việc như thế tạo cho họ có được thứ đặc-quyền nào đó, rất khác biệt. Ở đây, ta lại thấy có người lại đã cảm-nhận được tính “dân-chủ” trong Đạo của ta nữa. Có thứ quyền-lực chính-trị cũng rất mới, đòi tháo gỡ và liệng bỏ đi chuyện xưa cũ ấy. Nhiều người lại cũng có cảm-giác luôn cho rằng: nền an-ninh ở đất nước họ sống, đang trong tình-trạng nguy-kịch nếu nạn-nhân của vụ/việc này khác không được bảo-vệ thoả-đáng, có hiệu năng. Người người nay ý-thức được rằng, mình phải can-đảm và rộng-lượng hơn mới có thể hoạt-động vì nạn-nhân, cho nạn-nhân được. Ở Pháp chẳng hạn, chính-phủ nước này lại đặt riêng/thêm một Bộ-trưởng chuyên lo cho quyền-hạn của nạn-nhân này khác, cả ở ngoài đời lẫn trong Đạo.

 Có thể sẽ có bạn lại cứ cho rằng: kết quả rày cho thấy: nhiều người hôm nay có khuynh-hướng thấy mọi nơi/mọi chỗ có đầy nạn-nhân hết. Một trong các hậu quả do truyền-hình từng đem đến, là: khi bạo-hành và những chuyện xách-nhiễu khác nhau đã bộc-phát ra rồi, thì chẳng có gì là bí-mật tư-riêng để giữ kín nữa. Sẽ có chủ-thuyết mới chuyên tìm cách phô-bày mọi hình-thái bạo-hành hoặc lề-thói lén nhìn trộm vào cảnh-tình của nạn-nhân hoặc của những người bị thương-tổn bằng cách này hay cách khác. Lại cũng có hình-thức quảng-cáo chuyên phô-diễn chuyện riêng của người khác, rồi biến họ thành nạn-nhân của ai đó, rất khó dằn lòng. Các nhà phân-tâm-học gọi đó là tình-cảnh éo-le đến cực độ. Xem thế thì, có người lại sẽ hỏi: phải chăng ngày nay nhiều người ở đời đã tỏ ra quá xót thương hoặc ái-ngại cho những người từng là nạn-nhân của nhiều thứ, đấy chứ? Ngày nay, ta lại đã thấy nhiều “vị” vừa-ăn-cướp-vừa-la-làng; tức: vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân, của nhiều thứ/nhiều sự? Điều này có phải đã cho thấy con người ngày nay chừng như đang đi giật lùi về những tháng ngày của thời trước, tứ: thời buổi nói nhiều và nói huyên-thuyên về quyền-lực; và, như thế là ta đã loại-bỏ đi mô-hình tương-quan giữa người với người, rồi thì phải! Phải chăng nỗi-niềm xúc-cảm của ta, ra như có thể kiểm-soát được lý-trí rồi còn gì?

 Đây, là những câu hỏi khá thú vị. Thú vị, đến độ nhiều lúc tôi cứ tự hỏi lòng mình rằng: giả như các sự việc xảy ra như thế, lại dội về với Đạo Chúa đang tồn-tại ở nền thần-học lâu rày của ta, thì thế nào? Đôi khi, tôi cũng tự-vấn lương-tâm để hỏi chính mình, rằng: không biết ta có đặt nặng quá nhiều thứ lên nhu-cầu buộc mình phải làm điều gì đó vì Chúa và cho Chúa, không? Và làm thế, có phải để Chúa biết rằng: mình là nạn-nhân đầu-tiên của cái mà lâu nay ta cứ tưởng như mình làm để cho “đẹp lòng Chúa mọi đàng, không? Phải chăng ta có nhu-cầu chuộc lỗi đến quá mức, như cốt để tự trấn-an lòng mình mà thôi, chứ? Cả trong cuộc sống công khai ngoài đời, cũng thế vậy chứ nhỉ? Hỏi, là hỏi rất nhiều những điều đại loại như thế, nhưng đã chắc gì có câu trả lời cho thoả cõi lòng và đích-đáng!

 Nhiều người lại cũng thấy không vui, khi Đạo mình đang dần dà xảy ra những điều như thế? Và từ đó, họ nhớ lại lời nhận-định mang tính chua-chát/đắng cay nơi câu nói của tác-giả Niebuhr, khi ông bảo: “Thiên-chúa mà không có tánh hay giận-dữ/ nong nảy thì chỉ tổ đưa người có tội vào vương-quốc của Ngài rất dễ dàng, chẳng cần Ngài luận tội gì hết, chẳng cần nghĩ xem họ có đáng được Đức Kitô cứu-rỗi mà không phải trải qua con đường của thập-giá, gì hết cả!” (xem. Christ and culture, 1951).

                                     ———————–

           (còn tiếp)

Lm Kevin O’Shea, CSsR

Mai Tá lược dịch

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Hai 2024
H B T N S B C
« Th11    
  1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31