ƠN CỨU CHUỘC NƠI NGƯỜI CHAN CHỨA (8)

Written by xbvn on Tháng Năm 20th, 2014. Posted in Mai Tá, Ơn cứu chuộc nơi Người

Chương Hai

Ơn Cứu-chuộc,

và thần-học lịch-sử rút từ Thánh Kinh

(bài 9)

 Phần 3:

Ơn Cứu-chuộc,

và ý của các tác-giả Tin Mừng

  Đến đây, tôi muốn hé mở một cánh cửa nhỏ, để anh em mình thấy được là: khi xưa, các tác-giả Tin Mừng từng đưa ra nhiều ý-tưởng mới mẻ vào từ-vựng “Ơn cứu-chuộc” trong khi mọi người, lúc đó, lại cứ đặt căn-bản thần-học trong Đạo lên mỗi cụm-từ “lytron” tiếng Hy-Lạp thôi, bởi các thánh-sử đều hiểu rõ điều Đức Giêsu làm, vào mọi lúc.

 Ở đây, tôi dựa phần lớn vào bài viết của tác-giả Alberto de Mingo Kamimouchi, ghi trong cuốn: “But It Is Not So among You: Echoes of Power in Mark 10: 32-45, London, T and T Clark, 2003”. Bài viết này, lúc đầu là luận-án đệ-trình lên Trường Thần-học Dòng Tên ở Berkeley, California dưới sự bảo-trợ của John Donohue. Tác giả bài này, là một linh-mục Dòng Chúa Cứu Thế từng đứng bục giảng-dạy tại Madrid, nước Tây Ban Nha; và khi ấy, ông là Thư Ký Tổng Quyền Dòng phụ trách vai-trò hướng-dẫn tâm-linh.

 Sở dĩ tôi chọn mở đầu ở đây bằng tư-tưởng do thánh-sử Máccô ghi, là vì thánh Máccô là tác-giả từng đưa ra nhận-thức hay nhất về “Ơn Cứu-chuộc” nên vẫn bảo: Đức Giêsu đến với trần-gian không phải để được người trần-gian phục-vụ nhưng là để phục-vụ người ở gian-trần; và Ngài đến với con người là để “thí mạng sống Ngài làm giá chuộc muôn người.” (Mc 10: 45)

 Ở đây xin nói sơ qua một chút về ngôn-từ. Không biết bên tiếng Việt dịch-nghĩa ra sao, chứ bản dịch tiếng Anh ở đoạn này xem ra dịch hơi “yếu” đến mức không đúng cho lắm. Chúa cho đi, không phải sự sống của Ngài, cho bằng cả “tâm-thân” Ngài. Và, Ngài tặng ban “tâm-thân” Ngài hiểu theo nghĩa cụm-từ “Lytron” bên tiếng Hy-Lạp, là từ-vựng chính buộc ta phải xem xét ngay với tự-vựng tiếng Aram là ‘hoi polloi”, tức khối lượng những người không mang bất kỳ tên gọi một ai hết. Đây là sự-việc nói về “tình yêu dành cho tha-nhân” được hiểu một cách không hạn-hẹp về sự chết của Ngài, nhưng bao gồm mọi thứ thuộc toàn-bộ con người của Ngài và toàn-bộ tất cả những gì Ngài làm trong đời, cả bản-thể Ngài cũng như những gì Ngài làm trong cuộc sống có Phục sinh/trỗi dậy. Đây là sự “cho đi” chính bản-thể của Ngài, chứ không chỉ mỗi cuộc sống rất xác-phàm của Ngài mà thôi. Đó là tính-cách “lytron”, ban đầu được sử-dụng để đề-xuất ý-nghĩa một “thế-chấp bảo-kê” cho những ai được đưa vào tương-quan giao-ước rất miên trường. Họ là ai? Là chúng dân ở khắp nơi, bất cứ nơi nào cũng có họ ở đó. Họ là những người bị bỏ rơi, quên lãng, tức những kẻ bị hạ giá/xuống cấp ở bất cứ xã-hội nào đặt dưới hệ-thống quyền-lực hoặc cơ-chế của đế-quốc.

 Thánh Máccô đã duyệt ngang qua tiến-trình kiến-tạo ý-nghĩa rất mới cho cụm-từ “lytron” bên tiếng Hy Lạp. Diễn-tả như thế, thánh-sử Mác-cô phải lần từng bước một trong suy-tư/nghĩ ngợi, và cũng bị lo ra/chia trí một đôi lúc. Thánh-nhân không bắt đầu suy-tư về sự việc cứu-độ của Chúa, nhưng vào những suy-tư về quyền-lực và thánh-nhân tự nghĩ phải làm sao đối đầu với những sự việc như thế.

 Đức Giêsu ở Tin Mừng thánh Máccô cũng nghĩ ra phương-án bãi-bỏ/lật-đổ quyền-lực. Ngài cũng có ý thực-thi quyền-bính có thẩm-quyền. Vào thế kỷ đầu, điều đó mang ý-nghĩa chống-đối mọi cơ-cấu cũng như động-lực tạo quyền-bính cũng như mạng lưới kiểm-soát do quyền-bính tạo ra. Chính do việc ngang qua sự việc như thế mà cụm-từ “lytron” mang ý-nghĩa về thứ gì đó rất đặc-biệt.  Đoạn văn do thánh Máccô viết ở chương 10, câu 32-45 là văn-bản chính-yếu về vấn-đề này. Đây là đoạn nói về “những người xuất đầu lộ-diện ra bên ngoài ngõ hầu lãnh-đạo”.

Ở đây lại cũng xin mở một ngoặc nhỏ để nói rằng: Cụm từ “xuất-đầu lộ-diện” đây dịch từ động-từ “dokeo” có nghĩa như thứ mùi vị biếm-nhạo nói về những người/những vị, lẽ đáng ra, là thủ-lĩnh, nhưng thực tế lại không phải thế.

                                                                                   (còn tiếp)

____________________

Lm Kevin O’Shea, CSsR

Mai Tá lược dịch

 

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Một 2025
H B T N S B C
« Th12    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31