“ORDO AMORIS” LÀ GÌ?

Written by xbvn on Tháng Hai 19th, 2025. Posted in Học thuyết xã hội, Luân lý, Nhân bản, Tâm linh, Thế Giới, Tý Linh

Đáp lại lời phó tổng thống Mỹ khẳng định rằng bác ái ưu tiên hướng đến những người thân yêu của mình, Đức Phanxicô trả lời vào ngày 11 tháng 2 rằng bác ái Kitô giáo là nền tảng của một “tình huynh đệ mở ra cho tất cả mọi người”.

Có phẩm trật trong bác ái không? Tuần trước, vấn đề thần học, nhân học và triết học này đã trở thành trọng tâm của cuộc trao đổi sôi nổi, thông qua các tuyên bố xen kẽ, giữa Đức Giáo hoàng và phó Tổng thống Hoa Kỳ. Trong thư gửi các Giám mục Hoa Kỳ vào ngày 11 tháng 2 để bày tỏ mối quan ngại của mình về chính sách di cư do Donald Trump thực hiện, Đức Phanxicô đã đưa vào một vài câu vang vọng lại với các tuyên bố chính trị tại Hoa Kỳ. Đối với Đức Giáo hoàng, tình yêu Kitô giáo không phải là sự mở rộng lợi ích đồng tâm dần dần hướng đến những người và nhóm người khác. Dựa trên dụ ngôn Người Samari nhân hậu, ngài cũng khẳng định rằng “ordo amoris đích thực” – trật tự bác ái Kitô giáo – dựa trên “tình yêu xây dựng tình huynh đệ mở ra cho tất cả mọi người, không có ngoại lệ”.

Nếu những câu này gây xôn xao trong giới Công giáo Mỹ, đó là vì Đức Giáo hoàng đã đáp trả rõ ràng phó Tổng thống J. D. Vance, một người Công giáo, người đã biện minh cho chương trình trục xuất hàng loạt người nhập cư vào Hoa Kỳ bằng sự tồn tại của một ordo amoris. Ông tuyên bố: “Có một quan niệm Kitô giáo muốn rằng chúng ta phải yêu thương gia đình, rồi hàng xóm của mình, rồi cộng đồng của mình và tiếp đến đồng hương của mình, và sau cùng là dành ưu tiên cho phần còn lại của thế giới.”

Tình yêu có trật tự theo Thánh Augustine

Lần đầu tiên ordo amoris được nhắc đến là từ Thánh Augustinô, một tiến sĩ của Giáo hội mà phó tổng thống Mỹ tuyên bố là “người ngưỡng mộ nhiệt thành“. Jean-Marie Salamito, giáo sư về lịch sử Kitô giáo cổ đại, giải thích : “Đối với Thánh Augustinô, tình yêu không nhất thiết là tốt vì chúng ta có thể yêu những thứ xấu như tiền bạc hay bạo lực. Vì vậy, cần phải sắp xếp tình yêu.”

Đối với giới học thuật, nếu tuyên bố của J. D. Vance “tự nó không có gì tai tiếng“, thì nó vẫn “chưa đầy đủ”. Jean-Marie Salamito giải thích, theo tư tưởng của Thánh Augustine, “tình yêu không phân bố theo những vòng tròn đồng tâm nơi mà cái tôi và sở thích của nó được coi là chuẩn mực. Nó hệ tại yêu mến Thiên Chúa hơn mọi sự yêu mọi sự trong Thiên Chúa. Vì vậy, nếu chúng ta có ý tưởng về các vòng tròn đồng tâm, thì phải nhớ rằng Thiên Chúa ở trung tâm và Ngài soi sáng tất cả các vòng tròn bằng các điều răn của Ngài. Vậy mà Thiên Chúa vắng mặt trong câu nói của J. D. Vance.”

Hơn nữa, ordo amoris không bao gồm hành động gây tổn hại đến người khác. Nhà sử học nói thêm : “Tất nhiên, nếu tôi là một chính khách, tôi có thể quan tâm đến đất nước của mình nhân danh Thiên Chúa và trong Thiên Chúa. Nhưng tôi không thể đối xử tàn nhẫn với người ta. Việc ưu tiên cho đồng bào mình không có nghĩa là bỏ bê những người nghèo đến từ nơi khác.”

Tám thế kỷ sau, Thánh Tôma Aquinô cũng lấy lại chủ đề này, thiết lập một trật tự tự nhiên của tình yêu. Tuy nhiên, cha Jacques-Benoît Rauscher, tiến sĩ xã hội học, dòng Đaminh, lưu ý (1) : Thánh Tôma Aquinô nêu rõ rằng cần phải “tạo ra một sự vi phạm đến lòng bác ái này đối với những người thân yêu khi chúng ta phải đối mặt với một người đang gặp nguy hiểm đến tính mạng hoặc bị đe dọa đến phẩm giá. Thánh Tôma Aqui nói rằng người Công giáo có thể có những cử chỉ ngôn sứ vượt ra ngoài lòng bác ái tự nhiên”.

Cha nói tiếp : “Việc viện dẫn ordo amoris có thể được biện minh từ phía J. D. Vance, nhưng lập luận của ông chắc chắn là sai, vì ông đã đặt nó như một nguyên tắc ngay từ đầu. Vậy mà Chúa Kitô kêu gọi chúng ta vượt quá quan điểm này.

Một cái nhìn của phương Tây?

Phó tổng thống Mỹ không phải là người duy nhất sử dụng khái niệm này để biện minh cho kế hoạch chính sách di cư vững chắc. Ordo amoris cũng được trích dẫn ở châu Âu trong các cuộc tranh luận về vấn đề nhập cư, ít nhiều có quy chiếu đến Công giáo. Jacques-Benoît Rauscher cho rằng nếu trật tự bác ái này, thường mang tính quốc gia, đôi khi mang tính dân tộc, đã áp đặt vào diễn ngôn chính trị và giữa một số người Công giáo, thì chính là “vì chúng ta không nghĩ đủ về những gì thực sự cần thiết đối với chúng tađối với việc chia sẻ tài nguyên với những người vẫn đang cần chúng“.

Jacques-Benoît Rausche cũng phân tích nhận thức này về lòng bác ái qua việc mất đi cảm thức cùng thuộc về trong các xã hội phương Tây của chúng ta: “Cái nhìn này đã tự áp đặt vì chúng ta không lý luận theo hướng “tại sao điều thiện hảo của người khác lại liên quan đến tôi?” Tôi liên hệ với ý tưởng về người Công giáo trong tình trạng bất an về văn hóa: nếu chúng ta huy động trật tự bác ái, thì đó là, tự sâu thẳm bên trong, chúng ta không còn thực sự biết căn tính của mình là gì và chúng ta bày tỏ nhu cầu tìm lại chính mình giữa chính chúng ta.

———————————————-

(1) Les Frontières d’un discours, Cerf, 192 p., 18 €.

—————————————————

Tý Linh

(theo Matthieu Lasserre, nhật báo La Croix)

Tags: , ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Hai 2025
H B T N S B C
« Th1    
  1 2
3 4 5 6 7 8 9
10 11 12 13 14 15 16
17 18 19 20 21 22 23
24 25 26 27 28