PHẢI CHĂNG ĐỨC PHANXICÔ LÀ MỘT NGƯỜI PHẢN TỰ DO?
Việc Đức Phanxicô kết án chủ nghĩa kinh tế tự do hoang dã, trong Tông huấn đầu tiên của ngài (Evangelii gaudium), đã khơi lên những phản ứng mạnh bạo từ phía một số kinh tế gia người Mỹ theo trường phái tự do.
Giải mã của Jean-Yves Naudet, giáo sư kinh tế học ở đại học Aix-Marseille, và là chủ tịch hiệp hội các kinh tế gia Công giáo.
« Trong Tông huấn của mình, Đức Thánh Cha trước tiên phát biểu với tư cách một mục tử, chứ không phải với tư cách là một kinh tế gia. Để làm điều này, ngài lấy lại các chủ đề khá cổ điển vốn nằm trong tư tưởng của Giáo Hội hay trong Tin Mừng. Chẳng hạn trường hợp chọn lựa ưu tiên cho người nghèo, hay là định nghĩa rộng rãi về sự nghèo nàn, vốn không chỉ là vật chất, nhưng có thể là tinh thần hay luân lý.
Đề tài lớn thứ hai, được Đức Phanxicô khai triển : tiền bạc. Cả ở đây nữa, không có gì mới cả : không cần phải là Kitô hữu để khẳng định rằng tiền bạc là một tên đầy tớ tốt và là một ông chủ tồi. Đức Thánh Cha đặt mình trong đường hướng của các vị tiền nhiệm của mình, bằng cách trích dẫn cách phong phú cuốn Tóm lược học thuyết xã hội của Giáo Hội, như Đức Bênêđíctô XVI và Đức Gioan-Phaolô II. Vậy mà, Đức Gioan-Phaolô II đã nổi tiếng như là người phản chủ nghĩa kinh tế nhà nước nhất : ngài đã kết án những thái quá của Nhà Nước bảo hộ (Etat providence).
Không có đoạn tuyệt so với diễn từ kinh tế thường thấy của Giáo Hội
Việc Đức Thánh Cha Phanxicô kết án chủ nghĩa kinh tế tự do hoang dã , trong Tông huấn đầu tiên của ngài, được công bố ngày 26/11, đã khơi lên những phản ứng rất mạnh từ phía một số kinh tế gia người Mỹ theo khuynh hướng tự do. Tôi không có cảm giác rằng Đức Phanxicô đã có một sự đoạn tuyệt so với diễn từ kinh tế thường thấy của Giáo Hội.
Chẳng hạn ngài gợi lại sự loại trừ, mà ngài nhấn mạnh cách rộng rãi các hệ quả của nó. Về phần tôi, với tư cách là kinh tế gia, tôi có khuynh hướng nói rằng một số hình thức Nhà nước bảo trợ rất quá trớn đã khuyến khích việc loại trừ, ngược với nền kinh tế thị trường. Nhưng Đức Thánh Cha không đi vào trong những lý luận kinh tế này.
Được đặt ra như thế, đối với tôi vấn đề xem ra không thực sự thích đáng. Đức Thánh Cha đóng một vai trò mục tử và không để mình bị nhốt vào các phạm trù ý thức hệ như thế. Không phải chờ đợi ngài soạn thảo một lý thuyết kinh tế. Vả lại, chính ngài viết rằng bản văn của ngài không phải là một thông điệp xã hội mới.
Đức Phanxicô hoàn toàn không đặt mình vào một lô-gíc đấu tranh giai cấp
Vai trò của ngài là đánh thức các lương tâm, chỉ ra các vấn đề, nhưng không biên soạn các giải pháp. Theo nghĩa đó, những ai nhìn thấy trong Tông huấn này những khuynh hướng xã hội chủ nghĩa, hay mar-xít, đều sai lầm. Đức Thánh Cha Phanxicô hoàn toàn không đặt mình vào lô-gíc đấu tranh giai cấp. Nói rằng người giàu phải giúp đỡ người nghèo không liên hệ gì đến lý thuyết của Marx.
Phản ứng – theo tôi là thái quá – của một số giới kinh tế Mỹ được giải thích bởi sự kiện rằng họ dựa vào một cái nhìn rất tín điều về kinh tế thị trường. Một số trong họ vẫn còn sống trong lô-gíc giữa hai khối đối kháng, Mỹ và Sô-viết, như vào thời chiến tranh lạnh. Phê phán người này, đó là ủng hộ người kia.
Đức Thánh Cha để cho các kinh tế gia những đề tài phải nghiên cứu
Dù thế nào đi nữa, Đức Thánh Cha để lại cho các kinh tế gia những đề tài phải nghiên cứu. Cách riêng tôi nghĩ đến tầm quan trọng mà chúng ta dành cho « ngắn hạn », và Đức Thánh Cha giúp chúng ta đề phòng chống lại điều đó. Ngài có lý, nhưng bây giờ cần phải đào sâu điều đó trên bình diện kinh tế. Làm sao đưa vào những kỹ thuật có thể giúp chúng ta tạo điều kiện cho những quyết định dài hạn ?
Nhiều công cụ là khả thể, như việc giáo dục các cặp vợ chồng về vấn đề nợ nần, việc tạo ra lõi cứng các cổ đông trong các xí nghiêp, dành ít tầm quan trọng hơn cho lợi nhuận đuợc dự kiến sau ba tháng.»
Tý Linh
theo La Croix
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- Ở BA LAN, MỘT KIẾN NGHỊ NHẰM XÓA BỎ VIỆC GIẢI TỘI CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
- VỤ CHA PIERRE: HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC XIN TÒA ÁN MỞ CUỘC ĐIỀU TRA
- ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI CÁC LINH MỤC ARGENTINA HÃY TIÊU HAO VÌ TIN MỪNG
- CUBA THẢ TÙ NHÂN, HOAN NGHÊNH SỰ TRUNG GIAN HÒA GIẢI CỦA TÒA THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 2
- HĐGM Ý GIẢI THÍCH CÁC CHUẨN MỰC CỦA RÔMA LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO LINH MỤC
- TIẾP KIẾN CHUNG NĂM THÁNH (11/1/2025): HY VỌNG LÀ BẮT ĐẦU LẠI – GIOAN TẨY GIẢ
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA NĂM C: TÔI ĐƯỢC RỬA TỘI NGÀY NÀO?
- JOE BIDEN TRAO HUÂN CHƯƠNG TỰ DO CỦA TỔNG THỐNG CHO ĐỨC PHANXICÔ
- HÀNH KHÚC GIÁO HOÀNG, BÀI QUỐC CA CHÍNH THỨC CỦA VATICAN DO MỘT NGƯỜI PHÁP SÁNG TÁC
- CÁC ĐẠI SỨ TẠI TÒA THÁNH ĐƯỢC ĐỨC PHANXICÔ CHẤT VẤN
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA ĐOÀN NGOẠI GIAO TẠI TÒA THÁNH NHÂN DỊP CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025 : NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT NỀN NGOẠI GIAO HY VỌNG
- Ở THÁI LAN, CUỘC CHIẾN HÀNG NGÀY CỦA MỘT LINH MỤC CHỐNG LẠI NẠN LAO ĐỘNG TRẺ EM
- CÁI CHẾT CỦA CHA FELIX WILFRED, “MỘT MẤT MÁT LỚN LAO CHO NỀN THẦN HỌC CHÂU Á”
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 1
- CẦU NGUYỆN VÀ BÓNG ĐÁ, BÍ QUYẾT CỦA NỮ TU INAH CANABARRO LUCAS, NGƯỜI LỚN TUỔI NHẤT THẾ GIỚI
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA HIỂN LINH 2025: GẶP GỠ CHÚA GIÊSU NƠI ANH CHỊ EM CHÚNG TA
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG LỄ CHÚA HIỂN LINH 2025: MANG ÁNH SÁNG TÌNH YÊU VÀ HY VỌNG CỦA CHÚA CHO THẾ GIỚI
- NỮ TU SIMONA BRAMBILLA TRỞ THÀNH NỮ TỔNG TRƯỞNG ĐẦU TIÊN TẠI VATICAN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II SAU LỄ GIÁNG SINH: HÃY TRỞ THÀNH SỨ GIẢ CỦA NIỀM HY VỌNG