PHAOLÔ, VỊ THÁNH CỦA MỌI THỜI: CHƯƠNG VI: PHAOLÔ VÀ MỘT LẦN THẤT BẠI TẠI ATHENS (1)

Written by xbvn on Tháng Mười Hai 7th, 2012. Posted in Mai Tá, Phaolô vị thánh của mọi thời

Athens, bi kịch một màn ở Công Vụ.

Vẫn còn đó niềm tin cứ đến rồi đi, rất thất thường.

 Nói cho đúng, thánh Phaolô chưa từng viết thư gì gửi về giáo đoàn Athens hết. Và, thánh-nhân cũng chẳng khi nào bảo cho ai biết là mình sẽ đến đó làm gì. Phải chăng là để rao giảng hoặc thiết lập thêm một cộng đoàn nào khác, nữa không? Sách Công Vụ, đoạn 17 câu 16-34, vẫn cứ kể về chuyến viếng thăm của thánh Phaolô ở thành-đô yêu dấu đó; đồng thời, Sách này lại còn trích dẫn cả đến lời thuyết giảng của chính thánh-nhân nữa. Thêm vào đó, sách Công Vụ vẫn cứ kể thêm rằng: trên đường tiến thẳng về phía Nam để đến chốn miền Maxêđônia và sau đó sẽ đi Akhaia, thánh Phaolô có thể đã dừng chân ở nơi nào đó, cũng rất gần. Nói nôm na, thì: dường như thánh-nhân vẫn muốn tạo ấn-tượng về chuyến đi Athens hoành tráng, chói sáng. Nhưng ông đã tính sai, bèn đổi hướng quay về với Côrinthô, ngoài dự tưởng.

 Thật ra, Athens là trung tâm thành-đô cũng rất cổ, ở Hy Lạp. Nơi đây, khi trước, lại là đất miền thuộc dân ngoài luồng, chốn “phố xá xôn sao” chỉ biết có doanh thương/phe phẩy chẳng lý gì chuyện thần học hoặc giảng rao mục vụ. Ở đây, đã thấy khá nhiều đền đài và tế đàn thờ lạy đủ mọi vị thần cùng ngẫu tượng, đầy mầu sắc, khí thế. Thời tác giả Công Vụ, cũng đã thấy khá nhiều thường dân ở huyện, năng lui tới đền đài chứa toàn thánh tích, với di hài quanh đô chốn miền đầy chat Athens. Nơi đây, còn có nhiều vị thần khá mới từng được vua quan lãnh chúa giới thiệu với chúng dân, vào mọi lúc. Thật ra thì, phần đông những người sống ở chốn thị thành nhiệt náo như Athens vẫn khát khao điều gì đó mới mẻ và khác lạ. Bất cứ thứ gì mà dân thường ở đây cần đến, đều xuất phát hoặc mang dáng dấp rất “Hy Lạp” cốt bày tỏ sự tôn kính/quý trọng đến độ được đề bạt, đi vào sử dụng rất đại trà. Cả đến nhà hiền triết như Socratès cũng là người nổi tiếng quyết vinh thăng các vị thần ngoại bang còn mới mẻ, để rồi ông lại sẽ kêu mời mọi người đem thần tượng về nhà mình mà sùng bái, lạy thờ.

 Ngoài ra, có nhiều triết gia khác lại có lập trường khác biệt về việc đối thoại rất cởi mở, như ở Agôra tức: vùng đất lâu nay được thần linh chở che, thánh-hoá. Agôra, là thủ phủ nằm về hướng Tây Bắc của Acrôpôlis. Nói cho đúng, nơi này còn có thị trấn Arê, tức trung tâm hành chánh/doanh thương, mà ngôn ngữ thời nay có người sẽ tặng cho danh hiệu rất văn vẻ, như: “Khu doanh thương bộc phát!” ngõ hầu cuốn hút mọi người đặt chân đến thưởng lãm. Đằng khác, nơi đây lại sản sinh ra nhiều học-thuyết triết-lý nổi cộm suốt nhiều năm. Và, nhiều triết gia tên tuổi lại được coi như cha đẻ của nhiều chủ thuyết, tựa hồ triết thuyết vui chơi ăn nhậu kiểu Êpicurô hoặc sống khổ hạnh như nhóm Khắc Kỷ cực kỳ triết lý. Cả hai học thuyết này, đều “bộc phát” từ thế kỷ thứ Tư, ở Hy Lạp; chí ít là với người tạm dung nơi đất khách. Nhưng, nói gì thì nói, nơi đây từng kiến tạo nhiều uy thế vững chãi, rất năng động ngay từ thế kỷ đầu, sau Công nguyên.

 Học thuyết Êpicurô lại vẫn chống đối các thói tục đặt nặng lên chuyện dị đoan/mê tín của dân chúng sinh sống ở xứ sở của mình. Trong khi đó, họ vẫn chủ trương rằng: các thần mới mẻ xuất từ ngoại bang không bị ảnh hưởng chút nào nhờ vào tài khuynh đảo và  khống chế của con người, dù ta có gọi đó là nguyện cầu, hiến tế hay gì gì  đi nữa cũng mặc. Nhóm Khắc Kỷ lại chỉ tin vào sự kết đoàn/quần tụ toàn nhân loại vào mối tương quan mật thiết rất tự tại giữa con người và Thiên Chúa.

 Trong làn khói mịt mù của môi trường mang tính đa-nguyên chuyên chạy theo các khuynh hướng có nền tảng triết lý trổi vượt, thì mọi người lại chỉ công nhận mỗi yếu tố khách quan, mà thôi. Và rồi ra, cũng chẳng mấy ai đoái hoài đến thần-linh ngẫu tượng như thế nữa. Phần đông mọi người đều quả quyết: mình thuộc loại “dốt đặc cán mai”, chẳng biết gì nhiều về chuyện thần thánh linh thiêng. Nhiều nơi, thậm chí còn duy trì đủ mọi di hài/thánh tích và lăng tẩm dành cho thần vô danh để sau còn cậy trông nhờ vả. Và, nhiều vị ở nơi đó, lại cũng đồng thuận cho rằng: mãi đến lúc đó, thần-linh “đích thực” vẫn là các vị thần-thiêng thánh-hoá vẫn xuất hiện nơi tăm tối, không ai biết đến.

 Thành thử, đọc Công Vụ, điều cần là: ta phải nhận ra rằng đã xảy ra sự kiện, là: bà con lúc đó không còn để mắt quan tâm xem thánh Phaolô có còn giảng giải điều gì mới lạ cho dân ngoại nữa hay không, để họ còn tìm tòi và học hỏi. Và dân ngoại đây, tức: cử toạ đang sống ngoài luồng, cũng khá đông. Về sau, khi được đọc trước-tác của thánh Luca, hồi đầu thế kỷ thứ hai, người đọc mới nhận ra rằng: thánh-nhân cũng đã đem lại cho người đọc một cơ hội mục vụ lâu nay vẫn do đám thức-giả người Hy Lạp đảm trách, và đa số các vị như thế thường chỉ sống ởAthensthôi. Mặt khác, vẫn còn nhiều rào cản to đùng từng che khuất/cản ngăn nhiều người đến nơi đó ngõ hầu nghe thánh Phaolô giảng giải, dù họ có khôn ngoan/thông thái mấy đi nữa, họ vẫn không tin vào lời dạy của Phúc Âm, do thánh-nhân mang đến.

 Lúc đó, lại thấy dấy lên các vấn đề về “minh giáo” và về việc quảng bá Phúc âm cho mọi người. Hệt như thánh Luca có lần từng nhận định: các thừa sai trong Đạo đều, cùng một lúc, làm những hai việc: thứ nhất là cương quyết cải hoá những nguời lâu nay chỉ biết sùng bái các tượng thần; và việc thứ hai, là làm sao đem những người này về với niềm tin vẫn quyết rằng: Đức Giêsu Kitô, Ngài đã Phục sinh/trỗi dậy; và, Ngài sẽ phân xử/quản cai toàn thể thế giới, trong mai ngày. Để làm việc đó, các thừa sai phải thuyết phục mọi người về học thuyết chỉ có một vị thần duy nhất trên thế gian, mà thôi. Trên nguyên tắc, thời đó cũng như vào mọi thời, ai cũng có được nhận thức chứng tỏ mình chỉ nên tin vào một thần duy nhất, nếu biết ngang qua nền thần học tự nhiên, chuyên chính. Nhưng lúc đó, lại thấy nảy sinh vấn nạn hỏi rằng: các thừa sai phải sử dụng nền thần học tự nhiên đến thế nào mới được coi như mình đã đạt ngưỡng cửa của Phúc Âm? Điều gì là cần thiết cho việc giảng rao sau này về Đức Chúa-Phục-sinh, Đấng đã trỗi dậy? Nói cách khác, nên chăng bỏ qua một bên những gì không cần thiết, để nhận thức? Và, có nên nói thẳng và nói thật mọi điều mà chẳng cần lý sự gì nhiều về niềm tin vào Đức Chúa Phục sinh, nay mai một?

 Cũng nên nhớ, đây là vấn đề gai góc đối với tín-hữu thời tiên-khởi ngay từ thế kỷ thứ hai, sau Công nguyên. Nói như thế, không phải để đề ra bất cứ vấn nạn nào về tính-cách lịch-sử ở thánh Phaolô, tông đồ. Bởi, nếu thánh-nhân từng sử dụng nền thần học tự nhiên để minh chứng điều mình giảng giải, hẳn là ông cũng phải thuyết phục cho bằng được cộng đồng nhân-loại rất tội lỗi về tính chất đầy lỗi tội của con người. Và đó là điều mà thánh Phaolô từng nói đến ngay phần đầu của thư Rôma. Nhưng ở đây, ta đang đọc giòng chảy của thánh Luca, chứ không phải là đang nghe thánh Phaolô nói chuyện hoặc giảng giải về thần học. Riêng thánh Luca lại đã sử dụng cảnh trí đặc biệt có tấm kích rất kịch-tính được dàn dựng để nói về đề tài có liên quan đến việc bảo vệ nền thần học minh giáo.

 Theo sách Công vụ, thì: ở Athens, thánh Phaolô lập tức rơi vào mối hiểm nguy dễ dính líu vào với lập trường/quan điểm của nhà hiền triết Socratès. Và, xem ra bậc “hiền triết” nói trên lại những muốn vinh thăng chỉ các thần linh mới mẻ/ngoài luồng, mà thôi. Trong khi đó, thánh Phaolô cũng đã giải toả được cáo buộc của người dân thànhAthensbằng cách trông nhờ vào các khuyến dụ mang tính châm ngôn của dân thành, mình đang tiếp xúc. Nói khác đi, thánh nhân đã nhờ vào sự “ngu dốt”, “chẳng biết gì” về thần linh của người ở đây vốn dĩ vẫn coi mọi sự như một lựa chọn pháp lý từng được nhiều người ở đó tôn trọng và gìn giữ. Bởi thế nên, người dân ở Athens bèn phải nghĩ đến việc lập ra nhiều lăng tẩm chứa đựng đủ mọi loại di hài/thánh tích cho Thần Vô Danh, không ai biết.

 Thánh Phaolô từng quả quyết: Thiên Chúa là Đấng tự giới thiệu về Ngài cho mọi người biết. Ngài là Đức Chúa, Đấng cao cả hơn mọi thần mà mọi người vẫn thờ kính. Cho đến nay, điều này cũng rất tốt. Thế nhưng, trên căn bản giới thiệu và dẫn nhập, thánh Phaolô lại tiến bước thêm vào trọng điểm Phục Sinh của Đức Giêsu, là Đấng mà họ từng quay lưng bỏ đi, không còn muốn nghe ai trần tình điều gì nữa. Những người này, phần đông không cáo buộc thánh Phaolô chuyện gì và cũng chẳng làm tình làm tội ông về bất cứ sai sót nào khác nữa. Nhưng, họ vẫn gay gắt với thánh-nhân và đôi lúc còn gọi thánh-nhân là người “bép xép”, “kích bốc” hoặc “con chim mồi ăn lá non” (người Hy Lạp lại dùng cụm từ Spermologos để chỉ về những việc như thế). Và đặc biệt, họ còn khôi hài dùng lời lẽ của thánh-nhân khi ông nói về Phục sinh, làm thế cốt để biến nó thành trò cười cho thiên hạ; và họ dùng âm-vận tiếng Hy Lạp ở cụm từ “anastasis” giống như tên gọi của nữ-phụ nào đó có âm vang nghe như một Anastasia, rất cắc cớ. Hoặc, lấy trường hợp của phu nhân vị thần nào đó rất mới lạ, rồi gán ghép cho Thần-chủ của mình là Giêsu Đức Chúa Đấng đã Sống Lại từ cõi chết. Thật sự, họ chẳng muốn tìm hiểu thêm điều gì về vị Thần-Chủ từng nâng nhấc con người khỏi sự chết; hoặc, về Đấng đã trỗi dậy từ cõi chết. Kết cuộc là, thánh Phaolô chẳng nói thêm điều gì cho họ và với họ. Và, một kết quả khác nữa là: thánh-nhân lại phải tiến thêm bước nữa để về với kinh thành Côrinthô, vùng đất cũng không gần gũi cho lắm. Ở Côrinthô, thánh-nhân không mấy ưu tư/quan ngại về các chi tiết được cãi tranh ở nền thần-học, hoặc triết-lý. Nói theo cung cách nào đó, thì những người như đám du thử du thực chuyên đứng đầu đường xó chợ hoặc những người mà thời nay ta lại dám bảo họ là đám “gái gọi” ở Côrinthô, được nghe nhiều/biết nhiều nhất về lời giảng rao mục vụ của thánh Phaolô hơn ai khác…

                                                             ———————

 Xem thế thì, những gì thánh Phaolô đem đến cho dân thành Athens, chỉ là niềm tin, chứ không phải mớ lý thuyết suông, trống rỗng, tồi tệ. Thánh-nhân muốn cho dân thành này có được cùng một trải nghiệm về “con đường Đamát” như ông từng gặp vào thời trước; cũng không phải là cứ tàn tàn tản bộ bên ngoài các hiệu tiệm ở Agôra. Niềm tin đích thực, là sự đối đầu cách sinh động với Đức Chúa Phục Sinh, chứ không bao giờ là mớ tư tưởng mới lạ này khác, về tôn giáo. Thánh Phaolô những muốn rằng: Đức Giêsu đã Phục sinh trỗi dậy và Ngài sẽ trỗi dậy bên trong con người như thế, ở khắp chốn. Lý do là vì họ vẫn chưa có được niềm tin vững chãi đến như thế. Truyện kể về thánh Phaolô ở Athens là bài học về ý nghĩa đích đáng của niềm tin đích thực đối với Đức Chúa Phục sinh, rất Giêsu Kitô.

 Quả thật, niềm tin không là động thái vẫn tán-thành đề nghị nào đó rất u uất, mà là quyết tâm sẽ “một sống một còn” cho chương trình hoặc lý tưởng nào đó. Chương trình ấy, lý tưởng này không chỉ tóm gọn vào bất cứ đề nghị nào hết. Niềm tin, cũng không là sự đồng thuận với sự kiện hiện hữu nào đó, giống thế. Niềm tin, chính là lối sống trọn vẹn có quyết tâm ngang qua tiến trình tương-tác hoặc hỗ-tương với những người cùng muốn sẻ san nỗi niềm tin tưởng mà mình nhận lãnh. Đó là khởi điểm của một cách sống đã trở thành hiện-thực nhờ vào loại hình tương quan rất mới mẻ.

 Niềm tin, không là cung cách hiểu biết duy nhất chỉ có một hay nhiều sự việc. Điều cần thiết ở đây, có lẽ là: ta nên gỡ bỏ kinh-nghiệm từng-trải về tin-tưởng (tức niềm tin) ra khỏi lĩnh vực nhận thức, có hiểu biết. Tin, tuyệt nhiên không là tầm hiểu biết hoặc nhận thức nào đó rất hữu hiệu. Niềm tin không bị định đoạt do bởi những gì đã tin-tưởng là có hoặc có được nó do ngôn-từ/lời lẽ mọi người bàn về điều gì cần thiết. Tin, cũng không là sự việc giúp ta nhìn vào những gì thoạt xem ta có thể tin được. Tin, cũng không tuỳ thuộc vào những gì có liên quan đến nội dung mình tin tưởng. Niềm tin, không thể giống như định-nghĩa ở sách vở chuyên giúp ta đi đến minh-xác thế nào là tin tưởng. Minh xác, không theo cách trực tiếp, cấp-bách tuỳ “đối tượng” vốn được coi như khả năng diễn-bày như của ngành khoa-học thực-nghiệm. Tin ở đây, cũng không do kết quả của văn-bản từng cắt nghĩa nhiều điều để mình tin. Niềm tin ấy, dù được diễn tả như thế nào chăng nữa, thì người người đều có thể nói: niềm tin, thực ra không phải thế. Quả là, không có tính cách khách quan của “nhân-vật thứ ba” trong đó, tức có tin. Cũng không có nối-kết trực-tiếp nào vào sự việc “có thật”. Thật sự, thì: Đấng được mọi người tin tưởng, đã không diễn tả niềm tin vào Ngài một cách thấu đáo, ít là bằng phương tiện tích cực. Đúng hơn, mọi cố gắng quyết thực hiện cho bằng được như phải vứt bỏ đi động-thái đích-thực để mình tin như thế nào. Bỏ, luôn cả nỗi ao ước biết được những gì mình không có được trong tay hoặc không thể biết hết mọi sự; hoặc, vì đã vắng mặt hoặc do người khác đem đến; tức: những người đầu tiên không trở thành “nhân vật thứ ba”, hoặc do thiếu sót cả sự hiện diện rất hữu hiệu, nữa. Thế nên, khi được kêu mời hãy chứng tỏ rằng: tin, tức là ta được mời gọi dính-dự vào với ai đó đang hiện hữu theo cung cách mà ta chưa “biết” và sẽ không bao giờ “biết” đến hoặc lý giải được.

 Tin, là phương cách rất khác biệt để ta thành người. Là, sự việc rất thực-tiễn trong nghệ thuật sống, cũng rất khác. Tin, làm cho người đang tin tưởng có được khả năng biết đón-nhận trật tự hiện-hữu cách khác biệt, làm cho chủ-thể có được sự tự-do sống với trật-tự mới, rất như thế.

 Tin, giống như những người đương yêu và yêu đương rất mực. Và, tin còn có nghĩa: nguyện cầu, khẩn thiết và “nói với” chứ không “nói về” hoặc “nói đến”. Tin, là đáp-ứng với việc mình từng nghe biết có chất giọng, chứ không cam kết hoặc nói năng gì hết. Tin, là thứ gì đó thực sự đang ở mức thăng/trầm về điều mà mọi người vẫn đang tin. Tin, là nghệ thuật rất mới giúp ta nghe ngóng; “nói với” theo ý nghĩa đích thực. Tin, là di dời về nơi nào đó có người chuyển dời biết rõ chốn miền mình đạt được.

 Tin, là ngôn ngữ của những mất mát có tính sở-hữu chứ không là sở-hữu-chủ của mọi thứ. Với những trải nghiệm về niềm tin ta có mà ở đó, lại đã nhận thức rằng: người có niềm tin vững chãi cũng sẽ hiểu được rằng: hành động “tin tưởng” của mình được người khác (tức những người cùng tin với mình) đã công nhận những chuyện như thế. Và như thế, toàn thể mọi người lại sẽ tham gia cộng-đoàn gồm những người đồng lòng, cùng tin tưởng.

 Niềm tin, bao gồm một quyết tâm mang tính linh-đạo ngõ hầu đi vào chốn bi-thảm trong cuộc sống con người. Tin, là biết rõ: cuối cùng rồi ra, cũng chẳng có gì là bi đát. Hãy cứ để quyền-uy sức mạnh của Đức Chúa Phục sinh sờ chạm vào những gì bi thảm mà mình đã gặp. Hãy để Đức Chúa Phục Sinh đến tận bên trong con nguời mình, rồi sẽ tin.

 Niềm tin đây, có thể vẫn còn đó nhiều yếu điểm. Yếu điểm hoặc điểm rất yếu, vẫn nằm ở đặc trưng/đặc thù của nó. Nhưng, tin không là sự yếu kém trong biến-hoá đi từ ký-thác rồi sẽ đi đến nhận thức. Tin, không là lập trường/quan điểm của riêng ai, nhưng dù có yếu kém ở bên trong con người mình mà không bị bất cứ thứ gì lướt thắng nó. Niềm tin, ra như đón nhận điều gì khác biệt hơn là hiệu-quả tích-cực của chính mình. Yếu kém, là dấu ấn cùng con niêm của sự việc dám chấp nhận chịu để cho người khác đóng đinh mình vào thập giá còn lưu lại nơi người trỗi dậy, khỏi nỗi chết.

 Cuối cùng, thì: sự thể về dân thành Athens không đạt đến niềm tin vào Đức Chúa Phục Sinh, một chút nào hết, đã làm thánh Phaolô biết được là mình đã thất bại. Nhưng, Côrinthô thì khác. Niềm tin của người Côrinthô, lại đạt đến đối-tượng nhận-lãnh dù khi trước họ vẫn không muốn được như thế.

                                                             ——————–

    (còn tiếp)

Xem thêm các chương trước ở đây

____________________

Lm Kevin O’Shea, CSsR

Mai Tá lược dịch.

Tags:

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Hai 2024
H B T N S B C
« Th11    
  1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31