PHẬT TỬ VÀ KITÔ HỮU CAM KẾT DẤN THÂN CHUNG VÌ HÒA BÌNH

Written by xbvn on Tháng Năm 28th, 2025. Posted in Luân lý, Nhân bản, Tâm linh, Thế Giới, Truyền giáo, Tý Linh

Trong bài phát biểu tại hội nghị Phật giáo – Kitô giáo lần thứ tám, khai mạc ngày 27/5/2025 tại Phnom Penh, Campuchia, ĐHY Koovakad, Tổng trưởng Bộ Đối thoại Liên tôn, đã nhấn mạnh rằng cuộc gặp gỡ này “chứng minh sức mạnh chữa lành của tôn giáo trong một thế giới ngày càng sôi động”. Ngài nói : “Truyền thống tâm linh của chúng ta mang đến cho chúng ta cả tầm nhìn và sứ mạng, đồng thời mời gọi chúng ta đảm nhận nhiệm vụ đầy đòi hỏi là xây dựng hòa bình”.

Được tổ chức bởi Bộ Đối thoại Liên tôn, phối hợp với các trường đại học và tu viện Phật giáo ở Campuchia cùng Giáo hội Công giáo địa phương, hội nghị Phật giáo – Kitô giáo lần thứ tám, sẽ kết thúc vào ngày 29 tháng Năm, “mang đến một không gian linh thiêng nơi Phật tử và Kitô hữu cùng nhau tụ họp, không chỉ với tư cách là đại diện của hai truyền thống đáng kính“, mà còn “là những người bạn hành hương, đoàn kết bởi cam kết chung vì hòa bình“, Đức Hồng y George Jacob Koovakad, Tổng trưởng Bộ Đối thoại Liên tôn, cho biết.

Ngài lưu ý rằng trọng tâm của cuộc họp này “là hai kho tàng tâm linh: hòa giải và kiên cường, vốn có nguồn gốc sâu xa trong tôn giáo của chúng ta và có khả năng xây dựng và duy trì hòa bình lâu dài“.

Hòa bình được xây dựng trong tâm hồn

Đức Hồng y Koovakad nhấn mạnh về hòa bình như sau: “Như chúng ta biết, hòa bình không chỉ đơn thuần là vắng bóng xung đột. Trên hết, đó là một món quà – một món quà công hiệu và có khả năng biến đổi”. Trong bài phát biểu trước các thành viên của Đoàn ngoại giao cạnh Tòa Thánh vào ngày 16 tháng Năm, Đức Giáo hoàng Lêô XIV đã tuyên bố rằng: “Theo quan điểm của Kitô giáo – nhưng cũng theo các truyền thống tôn giáo khác – hòa bình trước hết là một món quà: đó là món quà đầu tiên của Chúa Kitô“, nhắc lại lời của Chúa Giêsu: “Thầy ban cho anh em bình an của Thầy” (Ga 14, 27). Hòa bình là “một món quà công hiệu và đầy đòi hỏi, dấn thân và bao hàm mỗi người chúng ta”, “bất kể môi trường văn hóa hay tôn giáo của chúng ta“. Nó được xây dựng trong tâm hồn và vẫn là “một trong ba trụ cột cơ bản của hoạt động truyền giáo của Giáo hội”.

Đưa ra lựa chọn để hòa giải

Đức Hồng y cho biết hội nghị này mang đến những cơ hội quý giá để lắng nghe và khuếch đại những câu chuyện tích cực về xây dựng hòa bình, bao gồm cả những câu chuyện từ nền tảng, và nói thêm: “Truyền thống tâm linh của chúng ta mang đến cho chúng ta cả tầm nhìn và sứ mạng: chúng mời gọi chúng ta từ chối sự thờ ơ và nắm lấy nhiệm vụ đầy đòi hỏi là xây dựng hòa bình.” “Chúng thách thức chúng ta lựa chọn hòa giải thay vì trả thù, kiên cường thay vì cam chịu.” Lưu ý đến những sự dữ làm suy yếu nhân loại và gây ra nhiều nạn nhân, “bạo lực, xung đột, bất công, nghèo đói và suy thoái môi trường“, Đức Hồng y Koovakad nhắc lại rằng “cuộc họp các nhà lãnh đạo tinh thần và các nhà thực hành của chúng ta là một dấu hiệu hy vọng mạnh mẽ“.

Cũng thực tế không kém là sự im lặng và thờ ơ quá thường được biểu hiện khi chúng ta quen với tiếng kêu của những người di cư, bị bóc lột và bị gạt ra ngoài lề. Tuy nhiên, hoàn cảnh của những người di cư, cuộc khủng hoảng khí hậu ngày càng trầm trọng và sự xói mòn phẩm giá con người đòi hỏi một phản ứng dựa trên lòng trắc ẩn và nghĩa vụ đạo đức.”

Thật vậy, “được đoàn kết bởi đức tin và ý thức trách nhiệm chung, chúng ta quy tụ với nhau – nhận thức được nỗi đau khổ xung quanh chúng ta – để làm chứng cho sức mạnh chữa lành của tôn giáo trong một thế giới ngày càng sôi động“. Tổng trưởng Bộ Đối thoại Liên tôn bày tỏ hy vọng rằng hai ngày gặp gỡ, đối thoại và chia sẻ suy tư này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lắng nghe và cho phép chúng ta “kín múc sâu hơn trong sự khôn ngoan tâm linh nơi Sách Thánh và những trải nghiệm sống của chúng ta“. ĐHY nói tiếp: “Cùng nhau, với tư cách là Phật tử và Kitô hữu, chúng ta hãy khám phá làm thế nào sự hòa giải và kiên cường có thể đóng góp vào việc hình thành các xã hội hòa bình và trắc ẩn – về mặt xã hội, tâm linh, sinh thái và toàn cầu”.

Tiến tới trong tình huynh đệ

Ngài đã giải thích rõ rằng “sự hòa giải và kiên cường mang lại một liều thuốc giải độc mạnh mẽ cho nền văn hóa chia rẽ và hủy diệt” vốn “đe dọa đến kết cấu của nhân loại chung của chúng ta. Những kho tàng tâm linh này mời gọi chúng ta trở thành những nghệ nhân chữa lành, những người sửa chữa các mối quan hệ và những người gieo trồng sự hòa hợp vượt ra ngoài ranh giới tôn giáo, văn hóa và xã hội”. Sau đó, một lời kêu gọi tiến về phía trước “với xác tín và sự khiêm nhường” đã được đưa ra, với hy vọng rằng hội nghị này sẽ truyền cảm hứng hơn nữa cho tình bạn, sự hiểu biết sâu xa hơn và một cam kết chung đối với hòa bình – “không chỉ cho chính chúng ta, mà còn và đặc biệt là cho những người bị tổn hại nhiều nhất bởi chiến tranh, bạo lực và bóc lột”.

Mong rằng hội nghị này sẽ mang lại kết quả là sự hợp tác mới, tăng cường quan hệ và hành động cụ thể vì một thế giới hòa bình và hòa giải hơn.”

Trong bài phát biểu của mình, Đức Hồng y Koovakad đã nhắc đến Đức Giáo hoàng Phanxicô và cam kết dấn thân của ngài đối với hòa bình trong sứ mạng và mục vụ của mình. Đây là cơ hội để ĐHY bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với nhiều lời chia buồn, liên đới, gần gũi và cầu nguyện được gửi đến trong suốt thời gian ngài lâm bệnh và sau khi ngài qua đời.

Tý Linh

(theo Myriam Sandouno – Vatican News)

Tags: , , ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Năm 2025
H B T N S B C
« Th4    
  1 2 3 4
5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25
26 27 28 29 30 31