PHONG CHÂN PHƯỚC CHO ĐỨC GIOAN-PHAOLÔ I, MỘT CHÂN PHƯỚC BÁO TRƯỚC PHONG CÁCH PHANXICÔ
Vào ngày Chúa Nhật 4/9/2022, Đức Phanxicô sẽ chủ sự thánh lễ phong chân phước cho Đức Gioan-Phaolô I (1912-1978). Nếu triều đại giáo hoàng của Đức Albino Luciani chỉ kéo dài 33 ngày, thì ngài sẽ mở đầu một phong cách mới có tính mục vụ hơn trong việc thực thi chức vụ giáo hoàng.
Đức Gioan-Phaolô I
Ai biết được liệu, khi đến gần ban công ngay sau khi được bầu, vào ngày 13/3/2013, Đức Phanxicô đã không nghĩ đến vị tiền nhiệm của mình là Đức Gioan-Phaolô I? Cũng như Đức Gioan-Phaolô I, vị giáo hoàng của nụ cười, Đức Jorge Mario Bergoglio đã gây ấn tượng, ngay từ lần xuất hiện đầu tiên, bằng sự đơn sơ của mình. Ngay sau khi được bầu cử, cả hai đều thổ lộ cảm xúc của mình trong mật viện.
Đức Gioan-Phaolô I cho biết vào ngày 26/8/1978: “Tôi không bao giờ nghi ngờ những gì sẽ xảy ra. Ngay khi mối nguy hiểm được thông báo cho tôi, thì những người ngồi bên cạnh tôi đã thì thầm những lời an ủi tôi”. Trong khi Đức Phanxicô kể lại: “ Trong cuộc bầu cử, bên cạnh tôi là Tổng Giám mục danh dự của São Paulo. Khi sự việc trở nên nguy hiểm một chút, ngài đã an ủi tôi”.
Cả hai vị giáo hoàng đều không ngại đảo lộn truyền thống: từ Đức Giáo hoàng Landon vào năm 913, các vị giáo hoàng đều lấy tên của vị tiền nhiệm. Đức Luciani tự đặt cho mình một tên ghép, để tỏ lòng kính trọng Đức Gioan XXIII và Đức Phaolô VI. Về Đức Bergoglio, ngài mở đầu danh hiệu Phanxicô.
Cả hai đều có nguồn gốc gia đình ở miền Bắc nước Ý. Đức Gioan-Phaolô I đã thổ lộ: “Tôi đã muốn trở thành một tu sĩ dòng Tên, tôi là Giáo hoàng…” Tu sĩ dòng Tên, như Đức Phanxicô. Cả hai đều chia sẻ một cách làm giáo hoàng, một cách thể hiện trách nhiệm của mình cách đơn sơ, đi đến chỗ nhờ đến một đứa trẻ trong giờ dạy giáo lý, hay băng qua cửa Thánh Anna, một trong những lối vào của Vatican, để nói với những người qua đường…
Ngay hôm sau khi đắc cử, Đức Phanxicô đã đi trả tiền trọ nơi ngài ở trước khi diễn ra mật viện; rời nhiệm sở Thượng phụ Venise, Đức Albino Luciani đã giao toàn bộ tài sản của mình cho giáo phận. “ Đó là những mục tử, các ngài đến từ đất đai, họ có ý thức về gặp gỡ và các thực tại”, Bernard Lecomte, chuyên viên về Vatican, nhận định, và đồng thời nhắc lại rằng dù là Thượng phụ của Venise, Đức Luciani vẫn có tâm hồn của một cha xứ. Cả hai cũng biến gia đình thành ưu tiên. Đức Phanxicô muốn “một Giáo hội cho người nghèo”, Đức Gioan-Phaolô I cũng vậy, nhưng ngài không có thời gian để viết thông điệp về người nghèo mà ngài đã thông báo.
Cuộc bầu cử ngạc nhiên
Sinh năm 1912 trong một gia đình nông dân ở Veneto, thụ phong linh mục năm 1935, vị cha xứ với đôi ủng to lớn này đã nhanh chóng được chú ý, đặc biệt bởi Thượng phụ của Venise, Đức Gioan XXIII tương lai, người đã phong ngài làm Giám mục của Vittorio Veneto vào năm 1958. Được bổ nhiệm đến Venise vào năm 1969 bởi Đức Phaolô VI, Đức Luciani được tấn phong Hồng y năm 1973. Một sự nghiệp rực rỡ bất chấp khẩu hiệu Giám mục của ngài, “Humilitas” (Khiêm nhường). Khi Đức Phaolô VI qua đời, các Hồng y phải bầu chọn vị Giáo hoàng đầu tiên sau Công đồng. ngày 26/8/1978, ở vòng bỏ phiếu thứ tư, Đức Albino Luciani là người được sự đồng thuận. “Xin Thiên Chúa tha thứ cho anh em những gì anh em vừa làm…” là những lời đầu tiên của ngài.
Một ngày sau bài giáo lý đầu tiên của ngài, nhật báo Osservatore Romano mô tả “một sự chọn lựa mục vụ rõ rệt, dựa trên tính tự nhiên và tiếp xúc trực tiếp”. Jean-Louis de La Vaissière, cựu phóng viên AFP tại Vatican, nhấn mạnh: “Đức Phanxicô và ngài có chung mong muốn được nói với mọi người, bằng những lời đơn giản, bằng những hình ảnh. Nhưng không được coi các ngài là những nhà cách mạng, cả hai đều trung thành với học thuyết”. Nếu không có thời gian để đưa ra các quyết định lớn, thì Đức Gioan-Phaolô I đã nhân bản hóa chức năng và áp đặt một phong cách giáo hoàng tự do liên quan đến nghi thức, như Đức Phanxicô.
Ưu tư mở Giáo hội ra với thế giới, Đức Gioan-Phaolô I đã đấu tranh cho một giáo hoàng đến từ miền Nam. Chắc chắn, vị giáo hoàng người Ý sau cùng đã chuẩn bị cho cuộc bầu cử Đức Gioan-Phaolô II (Karol Wojtyla). Bị gánh nặng trách nhiệm, Đức Gioan-Phaolô I bị một cơn đau tim vào đêm 28/9/1978. Một cái chết đột ngột đã gây ra những sự tưởng tượng, đặc biệt do truyền thông vụng về của Vatican.
Phép lạ ở Buenos Aires
Hai mươi sáu năm của triều đại giáo hoàng của Đức Gioan-Phaolô II đã nhanh chóng làm lu mờ vị giáo hoàng của nụ cười, ngay cả khi Đức Gioan-Phaolô II khẳng định rằng « tầm quan trọng của triều đại giáo hoàng của tỉ lệ nghịch với độ dài của nó ». Được giới thiệu vào năm 2003, án phong chân phước của Đức Gioan-Phaolô I được cử hành hôm nay. Ngài được phong chân phước nhờ việc chữa lành cho một đứa trẻ vào năm 2011…ở Buenos Aires (Argentina), trong một giáo phận lúc đó dưới trách nhiệm của một Jorge Mario Bergoglio nào đó.
Đức Hồng y Parolin, người gốc Veneto như Đức Luciani, đã tuyên bố : « Triều đại giáo hoàng của ngài không phải là là sự ngang qua của một sao băng tắt đi sau một quãng đường ngắn. Ngài đã sống những gì ngài dạy ».
Viết lời tựa cho một bộ sưu tập các bản văn của Đức Gioan-Phaolô I, Đức Thánh Cha Phanxicô viết : « Qua trung gian của ngài, Chúa đã tìm thấy phương thế cho chúng ta thấy rằng kho tàng duy nhất là đức tin, đức tin đơn sơ của các Tông đồ ».
“Vị Giáo hoàng mỉm cười”
Đức Gioan-Phaolô I đã để lại kỷ niệm về một vị Giáo hoàng gần gũi các tín hữu. Chính ngài đã bỏ kiểu xưng hô “nous de majesté” (“Ta”), để diễn tả bản thân ở ngôi thứ nhất. Sự đơn sơ của ngài đã thu hút được sự thiện cảm của người Công giáo, và họ đã đặt tên cho ngài là “vị Giáo hoàng mỉm cười”.
—————————————————–
Đức Gioan-Phaolô I, vị Giáo hoàng người Ý cuối cùng
17 /10/ 1912. Đức Albino Luciani sinh ở Canale d’Agordo (Ý).
7 /7/ 1935. Phong chức linh mục
27 /12/ 1958. Giám mục giáo phận Vittorio Veneto.
15 /12/ 1969. Thượng phụ của Venise.
5 /3/ 1973. Hồng y
26 /8/ 1978. Đắc cử giáo hoàng, với danh hiệu Gioan-Phaolô I.
3 /9/ 1978. Thánh lễ trọng thể ở quãng trường thánh Phêrô.
28 /9/ 1978. Qua đời.
4 /10/ 1978. Thánh lễ an táng.
23 /11/ 2003. Mở án phong chân phước.
17 /2/ 2020. Thành lập Quỹ Gioan-Phaolô I của Vatican.
4 /9/ 2022. Thánh lễ phong chân phước.
———————————————–
Tý Linh
(theo nhật báo La Croix)
Tags: các thánh-nhân vật, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS