PHỎNG VẤN ĐHY OUELLET LIÊN QUAN HỘI NGHỊ CHUYÊN ĐỀ VỀ CHỨC TƯ TẾ ĐƯỢC TỔ CHỨC TẠI VATICAN
Trong ba ngày, từ 17-19/2/2022, các chuyên gia và thần học gia trên thế giới sẽ suy tư về chủ đề : « Về một nền thần học cơ bản về chức tư tế ». Phỏng vấn Đức Hồng y Marc Ouellet, người sáng lập trung tâm nghiên cứu và nhân chủng học về ơn gọi tổ chức hội nghị này.
Trung tâm nghiên cứu và nhân chủng học về ơn gọi, được thành lập vào tháng 11/2020 và được điều hành bởi ĐHY Ouellet, PSS, Tổng trưởng Bộ Giáo sĩ. Ngài là người tổ chức hội nghị chuyên đề quốc tế sắp đến về chức tư tế. Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ khai mạc hội nghị này, được tổ thức tại thính phòng Phaolô VI ở Vatican, mà mục tiêu chính yếu là đào sâu mối tương quan giữa chức tư tế nền tảng của mọi tín hữu chịu phép Rửa tội và chức tư tế thừa tác.
Mỗi ngày sẽ được thảo luận xung quanh một chủ đề : « Truyền thống và những chân trời mới » (17/2), « Chúa Ba Ngôi, sứ mạng, tính bí tích » (ngày 18/2), và « Sự độc thân, đặc sủng, linh đạo » (ngày 19/2). Ba ngày suy tư này sẽ được ĐHY Luis Antonio Tagle, Tổng trưởng Bộ loan báo Tin Mừng cho các dân tộc, bế mạc bằng nghi thức sai đi. Trong bài phỏng vấn dưới đây, do Olivier Bonnel thực hiện, ĐHY Ouellet trở lại ý nghĩa của hội nghị này và những hướng suy tư mà ngài muốn mở ra.
Vatican News : Tại sao ĐHY muốn tổ chức hội nghị chuyên đề này và đâu là mục tiêu của nó ?
ĐHY Ouellet : Những gì đã thúc đẩy việc tổ chức hội nghị chuyên đề này, đó là, từ vài năm qua, các cuộc tranh luận xung quanh sự độc thân, cũng như Thượng hội đồng về Amazon và nhiều hoàn cảnh khác như các công nghị tại các quốc gia, đã đề cập đến các vấn đề đó. Cần phải đào sâu vấn đề chức tư tế, cách riêng chức tư tế phép Rửa. Trong văn hóa Công giáo, khi nói về chức tư tế, chúng ta nghĩ đến các linh mục, các thừa tác viên chức thánh, đang khi Công đồng đã tái lập sự quân bình giữa chức tư tế của các tín hữu và chức tư tế thừa tác. Và chúng ta cần đào sâu mối liên hệ này, để suy nghĩ tốt hơn sự hiệp thông các ơn gọi trong Giáo hội, cũng như sự bổ túc của các bậc sống và do đó trả lời cách rộng rãi và sâu xa hơn cho những vấn đề hiện nay của đời sống linh mục.
Vatican News : Con hình dung, hội nghị chuyên đề này sẽ được soi sáng bởi hành trình hiệp hành mà Giáo hội đã dấn thân. Bằng cách nào ?
ĐHY Ouellet : Đúng vậy. việc nghiên cứu được thực hiện chính trong bối cảnh lắng nghe của dân Thiên Chúa hướng đến một Giáo hội hiệp hành. Cần có nhiều thời gian trong Giáo hội để các định hướng của một Công đồng thực sự đạt tới một sự tin tưởng truyền giáo được tất cả các tín hữu chia sẻ. Chúng ta vẫn còn chặng đường dài phải thực hiện để những người chịu phép Rửa hiểu rằng bí tích Rửa tội của họ không chỉ là một giấy thông hành lên Thiên Đàng, nhưng còn là một trách nhiệm để thông truyền cho phần còn lại của nhân loại kho tàng mà họ mang trong tâm hồn nhờ đức tin vào Chúa Kitô mà họ đã thừa hưởng, và họ phải đảm nhận trong cuộc sống của mình.
Vatican News : Sự độc thân phải là một trong những chủ đề của hội nghị chuyên đề này, nhưng các vấn đề về các vụ lạm dụng, quyền lực, óc giáo sĩ trị cũng sẽ được bàn luận không ?
ĐHY Ouellet : Chắc chắc sẽ được đề cập, nhưng đó sẽ không phải là trọng tâm chú ý bởi vì các nghiên cứu đã được công bố cho đến bây giờ, dù là ở Đức, Pháp, Úc, đã bàn về những vấn đề này, đã mang lại cho chúng ta những yếu tố xã hội học, lịch sử, văn hóa, nhưng công việc thần học vẫn phải được thực hiện. Việc đào sâu các lý do và nguyên nhân theo quan điểm thần học và giáo hội vẫn phải được thực hiện, và điều đó vượt quá khuôn khổ của hội nghị chuyên đề này. Nhưng tôi tin rằng sẽ rất đáng để bàn về vấn đề và việc đào sâu này trong một hội nghị chuyên đề khác nữa.
Tý Linh chuyển ngữ
(Nguồn : Vatican News)
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÁNH GIOAN: “THÁNH TÔNG ĐỒ VÀ THÁNH SỬ KHÔNG PHẢI LÀ CÙNG MỘT NGƯỜI”
- CÁC NĂM THÁNH QUA DÒNG LỊCH SỬ
- NĂM THÁNH 2025: CHỈ BỐN CỬA THÁNH ĐƯỢC MỞ TẠI RÔMA
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE