PHỎNG VẤN ĐỨC CHA KHẢM : TỰ DO TÔN GIÁO TIẾN TRIỂN CHẬM RÃI Ở VIỆT NAM

Written by xbvn on Tháng Hai 6th, 2017. Posted in Lm Võ Xuân Tiến, Tý Linh, Việt Nam

Pháp lệnh tín ngưỡng và  tôn giáo, được thông qua vào 11/2016, sẽ có hiệu lực vào 1/2018.

Các Giám mục Việt Nam không biết luật này sẽ được áp dụng như thế nào, nhưng các ngài hy vọng rằng nó sẽ cho phép mọi tổ chức Kitô giáo đạt được một quy chế pháp lý.

Trong phòng khách của Tòa Giám mục Mỹ Tho, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục giáo phận Mỹ Tho và là Tổng thư ký của HĐGM VN, đã thận trọng chọn lựa những từ ngữ, bằng một tiếng Pháp hoàn hảo. « Luật này có những khía cạnh tích cực và những khía cạnh tiêu cực khác », ngài cho biết liên quan đến pháp lệnh về tín ngưỡng và tôn giáo được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 18/11/2016 sau 5 phiên bản liên tiếp, và sắc lệnh áp dụng sẽ có hiệu lực vào 1/2018.

Đức Cha vui mừng cho biết : « Pháp lệnh này sẽ cho phép các tổ chức tôn giáo từ nay có một quy chế pháp lý. Điều mà sẽ không bắt buộc họ phải đăng ký với chính quyền dưới danh xưng một người thực nữa. »

Thực tế, từ khi Cộng sản nắm quyền – ở miền Bắc vào năm 1954, ở miền Nam vào năm 1975 – , thì các tổ chức tôn giáo nào không đăng ký đều bị coi như là bất hợp pháp. Và trong trường hợp này, họ không thể thuê một mảnh đất hay xây dựng (1).

« Không ai biết được làm thế nào pháp lệnh này sẽ được áp dụng »

Đức Cha cho biết tiếp : « Do dân chúng di cư đến các thành phố, những vùng mà người ta không đuọc kể là Kitô hữu cho đến những năm 2000 ngày nay lại có một nhu cầu to lớn về các giáo xứ và các trụ sở mục vụ ». Do đó, với pháp lệnh mới, các Giám mục hy vọng có thể xây dựng chúng (2).

Nhưng không ai biết 9 chương và 68 điều của pháp lệnh mới này chính xác nói điều gì. Một vài tờ nhật báo VN mà đã thuật lại những quy định chính yếu đã thuật lại cách chung chung, mà không có nhận xét phê bình gì. Càng khó hơn nữa cho HĐGM VN để biết làm thế nào pháp lệnh này sẽ được áp dụng khi các yêu cầu mà  các ngài đưa ra đối với phiên bản thứ tư đã không được tính đến trong phiên bản chung cuộc.

« Không ái biết làmt hế nào pháp lệnh này sẽ được áp dụng », cha Jean Maïs, linh mục thuộc Hội thừa sai Paris (MEP), xác nhận. Ngài đã từng sống 10 năm ở Việt Nam và đang tiếp tục theo dõi chăm chú tin tức ở VN từ văn phòng của tạp chí Églises d’Asie, một tạp chí của MEP. Nhờ Internet, Cha đã có « bản được bỏ phiếu » của pháp lệnh này và đang dịch nó sang tiếng Pháp.

« Trường này là hữu ích cho mọi người, không chỉ cho người Công giáo »

« Chúng tôi muốn có tự do hơn nữa để phục vụ người dân Việt Nam tốt hơn », Đức Cha nhấn mạnh. Ngài nhắc lại rằng các cộng đoàn Công giáo mà đăng ký với chính quyền phải khai các vị đứng đầu và các thành viên của mình… « Và thậm chí khi chúng tôi phải đăng ký, thì cũng phái có phép của chính quyền địa phương đối với tất cả các sinh hoạt của chúng tôi ».

Điều này không gây khó khăn cho các hoạt động phụng vụ. Nhưng đối với các hoạt động mục vụ và xã hội, thì luôn là phức tạp. Đức Cha cho biết : « Cách thức duy nhất loan báo Tin Mừng của chúng tôi là hiện diện giữa dân chúng đa số phật giáo, viếng thăm bệnh nhân, giúp đỡ người nghèo… Nhưng cả điều đó, chúng tôi phải làm kín đáo ».

Ngài trích dẫn ví dụ một trường học cho người câm điếc ở giáo phận của ngài, do các nữ tu dòng thánh Phaolô thành Chartres đảm trách : « Chính quyền địa phương đã cho phép trường này bởi vì trường này là hữu ích cho mọi người, không chỉ cho người Công giáo ». Theo Đức Cha, « Chính bởi vì chính quyền, từ 40 năm nay, ghi nhận mọi công việc xã hội được Giáo Hội thực hiện mà nó tiến triển chậm rãi đến sự tự do tôn giáo hơn ».

Yves Kerihuel, đặc phái viên ở thành phố Hồ Chí Minh, Mỹ Tho, Vinh (Việt Nam)

—————-

 (1) Các dòng tu xoay xở khó khăn bằng cách thuê mảnh đất hay tòa nhà nhân danh một giáo dân. (2) Không có quyền sở hữu  ruộng đất ở Việt Nam, đất đai thuộc về Nhà Nước. Giáo Hội chỉ sở hữu các tòa nhà và có quyền sử dụng mảnh đất mà thôi.

Tý Linh  (theo La Croix)

 

Tags: ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Hai 2024
H B T N S B C
« Th11    
  1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31