PHỤNG VỤ : ĐỨC PHANXICÔ CẢNH GIÁC TINH THẦN TRẦN TỤC CỦA VIỆC QUAY TRỞ LẠI ĐẰNG SAU
Hôm 1/9/2022, Đức Phanxicô đã tiếp kiến các thành viên của Hiệp hội các giáo sư và những người yêu thích Phụng vụ, một nhóm người Ý kỷ niệm 50 năm thành lập. Ngài nhắc nhở họ rằng Phụng vụ là một công việc sống động, như cây với rễ, và đồng thời cho thấy rằng ngài không chấp nhận việc thụt lùi được « ngụy trang thành truyền thống ».
Đón nhận việc cải cách Phụng vụ của Vatican II đòi hỏi « thời gian và sự chú tâm », « sự hiểu biết thiêng liêng và sự hiểu biết mục vụ », « sự đào tạo, để có một sự khôn ngoan trong việc cử hành vốn không thể ngẫu hứng và phải liên tục được tinh tế hơn », Đức Thánh Cha giải thích ở đầu bài phát biểu của mình.
Để được như thế, Đức Thánh Cha khuyến khích áp dụng « một phong cách hiệp hành », trong sự đối thoại với các môn thần học và khoa học nhân văn khác, và cả với các cơ chế nước ngoài được bao hàm trong việc nghiên cứu phụng vụ.
Mắt hướng về trời và chân trên mặt đất
Tiếp đến, Đức Thánh Cha nói rõ : Phụng vụ là « công trình của Chúa Kitô và Giáo hội, và như vậy nó là một cơ thể sống động, như một cái cây », chứ không phải « một tượng đài bằng đá cẩm thạch hay bằng đồng », cũng không phải là « một vật bảo tàng ». Đức Thánh Cha nói thêm, Phụng vụ « thì vui tươi, với niềm vui của Thánh Thần, không phải là một ngày lễ trần tục », vì nó « ngợi ca chúc tụng Chúa ».
Đức Thánh Cha mời gọi có một « cái nhìn nâng cao về Phụng vụ », vốn không bị giảm thiểu thành « các bài luận văn về chi tiết của luật chữ đỏ ». Một nền Phụng vụ giúp « hướng nhìn về Trời, để cảm nhận rằng thế giới và cuộc sống đều được ngự trị bởi mầu nhiệm của Chúa Kitô ». Và đồng thời, một nền Phụng vụ « với đôi chân trên mặt đất, vì con người (propter homines), không xa rời cuộc sống »…Tóm lại, phải « hướng nhìn về Chúa mà không quay lưng lại với thế giới ».
Kiểu cách thụt lùi
Đức Thánh Cha cũng đưa các tham dự viên đến tông thư gần đây của ngài Desiderio desideravi về đào tạo Phụng vụ, trước khi trích dẫn thần học gia người Ý là Romano Guardini, người đã phổ biến giáo huấn về Phụng vụ ngoài khuôn khổ học thuật, để mỗi tín hữu có thể cải thiện sự hiểu biết của mình về ý nghĩa của Phụng vụ. Đức Thánh Cha khuyến khích cách này để làm cho « giáo dục Phụng vụ » có thể được tiếp cận.
Rồi, ứng khẩu bài phát biểu, Đức Thánh Cha giải thích rằng « sự tiến bộ trong sự hiểu biết và cả trong việc cử hành Phụng vụ phải luôn bén rễ trong truyền thống, vốn luôn dẫn bạn theo hướng mà Chúa muốn ». Nhưng có « tinh thần trần tục thụt lùi, là mốt ngày nay », và không phải là « truyền thống đích thực này ». Trở về cội nguồn không có nghĩa là thụt lùi, nhưng vươn lên, vượt ra ngoài, như cái cây mọc lên từ gốc rễ của nó.
« Đức tin chết của một số người đang sống »
Điệp khúc « chúng ta đã luôn thực hành như thế » là một « cám dỗ trong đời sống của Giáo hội vốn dẫn bạn đến chủ nghĩa phục hưng trần tục, dưới những dáng vẻ phụng vụ và thần học, nhưng nó là trần tục », Đức Thánh Cha cảnh giác. Ngài nói thêm : « Quay trở lại đằng sau luôn là tính trần tục », đó là đi « ngược với chân lý và cũng ngược với Thánh Thần ». Truyền thống « là đức tin sống động của người đã khuất, chủ nghĩa truyền thống là đức tin chết của một số người đang sống. Họ giết chết sự tiếp xúc này với cội nguồn bằng cách thụt lùi ». Và Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh giác « cám dỗ thụt lùi được ngụy trang thành truyền thống ».
Cầu nguyện
Đức Thánh Cha kết thúc bài phát biểu bằng lời khuyên cho các giáo sư và những người yêu thích Phụng vụ : nghiên cứu học tập những luôn « thấm nhuần lời cầu nguyện » và một « nền phụng vụ sống động ». Thần học được thực hiện với tinh thần cởi mở và cả « quỳ gối ». Huống hồ là càng phải như thế nữa đối với Phụng vụ, vốn có đối tượng là « hành vi cử hành vẻ đẹp và sự cao cả của mầu nhiệm của Thiên Chúa, Đấng tự hiến cho chúng ta ».
Tý Linh
(theo Vatican News)
Tags: Phanxicô-I, tính trần tục
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS