PHƯƠNG PHÁP ĐỌC MỘT BẢN VĂN THẦN HỌC
Một vài điểm về phương pháp học :
+ Mục tiêu : Thủ đắc phương pháp đọc một bản văn thần học. Ở đây, từ ngữ được nhấn mạnh là bản văn thần học, vì thế, từ điểm xuất phát, phương pháp học phải thích hợp với một đối tượng thần học: cần phải biết đặt một luận đề cách thần học, diễn tiến cách đặt vấn đề/vấn trình (problématique) và khai triển, lập luận… (một luận đề).
+ Các giai đoạn liên tiếp nhau: tóm tắt, nêu bật được diễn tiến cách đặt vấn đề (vấn trình / hay những vấn đề đặt ra) và biện luận một luận đề (thèse), điều quan trọng là làm rõ ý nghĩa của các khái niệm được dùng và bối cảnh của bản văn.
+ Cần đọc một bản văn nhiều lần để có một cài nhìn toàn bộ về nó và những lập luận của tác giả.
+ Ghi nhớ dàn bài của bản văn sẽ giúp dễ dàng theo dõi.
+ Giữ khoảng cách với bản văn là cần thiết để khám phá tư tưởng và lý luận của tác giả.
+ Viết bài – thường vất vả – vẫn là một giai đoạn không thể thiếu để thích ứng dần dần với ba thì của lớp học. Ở đây, chúng ta cũng cần biết phương pháp viết một bài luận văn.
1. Học cách đọc một bản văn thần học: biết tóm tắt một bản văn theo từng đoạn một.
1.1. Trước bản văn: xem xét bối cảnh.
Mọi bản văn đều xảy ra trong một bối cảnh và mọi tác giả đều được định vị. Cũng hữu ích việc xem xét phả hệ của một bản văn: những ai là sư phụ của tác giả, những tham chiếu của ông, bối cảnh hình thành bản văn (trong cuộc tranh luận nào mà luận đề hình thành, người ta viết cho ai?)
1.2. Việc đọc bản văn: bản văn phải được đọc nhiều lần.
+ Cần tránh đánh dấu quá trên bản văn, nó có nguy cơ khép kín chúng ta trong ấn tượng đầu tiên. Ta cần phải xác định dàn bài của bản văn: lần đọc đầu tiên thuần túy là thuộc thị giác, một cách đọc « ngây ngô » (không tìm cách hiểu tất cả, ta chỉ chìm lặn trong nghĩa khái quát (ý chung chung) của bản văn); thông thường dàn bài nằm ở đoạn văn đầu tiên và nói chung, được làm nổi bật lên trong phần tiếp theo của bản văn bằng kỹ thuật dàn bài (đánh số, chữ hoa…)
+ Đi từng bước. Lần đọc thứ hai hệ tại « từng bước một »: tóm tắt các đoạn văn. Để làm điều này, ta xác định ý tưởng chủ chốt của đoạn văn. Cách chung, những từ ngữ quan trọng chỉ ra điều đó. Công việc này là không thể thiếu, và thông thường được kèm theo bằng việc đánh số các đoạn văn.
+ Xác định ý nghĩa của một số từ. Việc dùng tự điển là hữu ích để xác định ý nghĩa các từ vì nghĩa kỹ thuật có thể khác với nghĩa hiện hành. Cũng cần ý thức rằng một số lối diễn tả có thể dẫn đến các khái niệm nhất định (việc nại đến các từ điển chuyên biệt như thế tỏ ra rất quý giá).
+ Rút ngắn (contracter) và tóm tắt. Cần phân biệt giữa rút ngắn bản văn với việc tóm tắt. Việc rút ngắn bản văn lấy lại bản văn bằng cách làm giảm bớt nó (người ta vứt bỏ các khai triển, các ví dụ, độ dài của câu văn). Bài tóm tắt gần với một « bản dịch » hơn : trong ngôn ngữ của tôi, tôi « tóm tắt » ý tưởng của tác giả với những từ ngữ của tôi. Việc thu ngắn bản văn là một giai đoạn đi đến việc tóm tắt, nhưng nó không đủ. Bài tóm tắt có chức năng khôi phục chuyển động của bản văn.
+ Cũng có cạm bẫy chú giải. Một bài tóm tắt cũng không phải là một bài chú giải. Vì bài chú giải vượt quá bài tóm tắt và đi đến chỗ giải thích tác giả. Mối nguy hiểm, đó là người ta có thể giải thích sai một tác giả và làm cho ông nói những gì mà ông không nói hay hơn những gì mà ông đã nói.
+ Xác định các từ chuyển ý (articulations) và bản chất của chúng để theo dõi tiến trình của một tư tưởng. Nội dung của mỗi đoạn thông thường khai triển một ý tưởng. Nhưng một bản văn còn hơn chỉ là một sự tích tụ các đoạn văn vì nó thiết lập một sự mạch lạc giữa các ý tưởng. Bởi thế, độc giả sẽ chăm chú đến sự chuyển ý giữa các đoạn văn, được chỉ ra bởi các liên từ hay những cách diễn tả khác (vì thế, trái lại, nhưng ngày nay, về phần chúng tôi, nếu, tuy nhiên, chẳng hạn, thế nhưng,…) vốn làm rõ tại sao đoạn văn này đến sau đoạn văn kia và đâu là vai trò của nó trong tiến trình tư tưởng.
+ Các câu hỏi phải đi theo chúng ta trong khi đọc là : tác giả làm gì ? Ông xúc tiến như thế nào ? Đâu là phương pháp của ông ta ? Những cách đặt vấn đề này cho phép chúng ta làm nổi bật lập luận của ông. Để tránh sự rút ngắn, ta không nên tự hỏi những gì tác giả nói, nhưng là cách thức mà ông tiến hành (những gì ông làm) để khai triển tư tưởng. Cách thức tiến hành này bao gồm những thuận lợi cho công việc thần học của chúng ta : một mặt, chúng ta có thể phân tích chính bản văn với sự chuyển ý các khái niệm của tác giả và mặt khác, điều đó cho phép chúng ta tìm ra được nguyên tắc thống nhất dàn bài tổng quát của bản văn.
+ Nói cách khác, công việc tóm tắt nói lên nhiệm vụ mà tác ra đặt ra cho mình trong bản văn. Chẳng hạn tác giả có thể tự cho mình công việc vất vả xây dựng, hình thành quan niệm, sắp xếp, liệt kê, chất vấn, đảo ngược tiến trình cổ điển, phân biệt… Bài tóm tắt lưu ý đến công việc này của tác giả. Điều quan trọng ở đây là đi đến chỗ trình bày cái logic lập luận của tác giả, xác định những lối trung chuyển của tư tưởng của ông.
+ Một vài nhận xét quan trọng :
a. Trước mọi đánh giá về một tác giả, có việc « chiếm hữu » bản văn mà cần có kỹ thuật, thời gian và một sự « khổ chế » để không « phóng chiếu » mình quá nhanh. Cần phải chú ý khi bản văn đến từ một nền văn hóa khác với nền văn hóa riêng của tôi (do bởi khoảng cách văn hóa, địa lý hay thời gian). Cũng cần phải biết đến bản chất của bản văn : một bài viết ? Một tạp chí hay một nhật báo ? Đó là một cuộc hội thảo hay là một chương của một cuốn sách?
b. Giữ khoảng cách cần thiết đối với bản văn. Chúng ta phải phân biệt giữa những gì chúng ta quan sát và nhận xét cá nhân của chúng ta. Nhận xét đầu tiên về bản văn, một khi các ý tưởng được nổi bật, không dựa trên sự đồng thuận của chúng ta với luận đề được trình bày, nhưng trên sự mạch lạc nội tại của nó : các lập luận có liên kết cách logíc với nhau không ? Các ví dụ có thích đáng không ?
c. Việc luôn dùng văn phong trình bày gián tiếp có thuân lợi là tránh lập lại những từ ngữ riêng của tác giả hay tránh trích dẫn thường xuyên thậm chí là hàng loạt tên của tác giả. Trong bài tóm tắt, chúng ta phải tìm hiểu những hoạt động trí tuệ của tác giả và trình bày những gì là thiết yếu, rất cô đọng trong ít từ, với một sự soạn thảo logíc. Chúng ta phải đi đến chỗ đặt cùng nhau hai hoạt động : hoạt động trí tuệ của tác giả và nội dung chính xác của bản văn.
d. Sau khi đọc, giữ dấu vết: phiếu đọc.
2. Nêu bật diễn tiến cách đặt vấn đề (vấn trình) (problématique): Tác giả trả lời cho những vấn đề nào? Ông bày tỏ lập trường liên quan đến cuộc tranh luận nào?
+ Nếu bài tóm tắt chủ yếu nhắm khôi phục các chuyển ý cụ thể của một bản văn, thì việc nêu bật một vấn trình chủ yếu nhắm đến khôi phục các liên hệ logíc của nó. Điều quan trọng là: cho biết bản văn là về ai và nó nằm trong cuộc tranh luận nào; công nhận giá trị của tác giả hết sức có thể, cho dầu ta phải thoát khỏi đó về sau hay thậm chí chủ trương một luận đề đối lập; xác định và cho thấy sự luân chuyển tư tưởng của tác giả.
+ Để tìm ra vấn trình của một bản văn, trước tiên, cần phải tự hỏi đâu là vấn đề căn bản mà tác giả đặt ra cho mình. Có thể tìm ra cách đặt vấn đề của tác giả qua hai thì: trước tiên, xây dựng lại (giả định) vấn đề được đặt ra và thứ hai là kiểm chứng trong bản văn.
+ Diễn tiến cách đặt vấn đề cho thấy sự thích đáng của « con đường » mà tác giả đi: tại sao ông đã dùng con đường này? Trả lời: vì một vấn đề mà ông đang đương đầu. Nếu không biết ông khởi đi từ đâu, thì ta không thể trình bày giải pháp mà ông ca tụng hay khuyên dùng.
+ Một vài lời khuyên để nắm bắt diễn tiến cách đặt vấn đề/vấn trình:
a. Trước tiên, một diễn tiến cách đặt vấn đề là luôn được lấy lại trong phần dẫn nhập (nếu bản văn trình bày tốt), rồi ta có thể đưa ra những giả thiết khác nhau và xem xét vào bản văn và cuối cùng, có thể tự hỏi : tác giả đối lập với ai ? đâu là hoạt động mà ông đưa ta đến ?
b. Ta cần phải đạt đến chỗ tìm ra đâu là trung tâm, trọng tâm của bài viết hay của bản văn. Nhưng để đi đến đó, ta đã phải trải qua tốt giai đoạn trước của bài tóm tắt, vì trong bản văn, tác giả đưa ra câu trả lời cho vấn đề đặt ra, thường là từ phần dẫn nhập.
c. Ta có thể tái xây dựng cách đặt vấn đề từ việc bối cảnh hóa tác giả và từ bản văn: nghiên cứu tác giả, tư tưởng của ông, những khái niệm ông dùng (nguồn gốc từ đâu), bối cảnh thần học (các cuộc tranh luận), bối cảnh mục vụ…Nếu có điều kiện, thì tốt hơn là gặp gỡ tác giả, dự những lớp học của ông về chủ đề nghiên cứu.
d. Ta cần phân biệt giữa mục tiêu và diễn tiến cách đặt vấn đề. Mục tiêu nằm trong đường hướng mô tả và diễn tiến cách đặt vấn đề (vấn trình) nằm trong đường hướng luân chuyển.
+ Việc trình bày diễn tiến một cách đặt vấn đề cần đòi hỏi dàn bài: ta không thể nói nội dung của một bài viết nếu ta không thể hiểu đâu là vấn đề mà tác giả đối đầu trong các giai đoạn khác nhau của bài thuyết trình của ông. Diễn tiến cách đặt vấn đề giải thích logíc của dàn bài được thực hiện và dàn bài chứng thực rằng ta làm chủ được chủ đề của ta.
+ Hình thức của bài trình bày và nội dung của nó phải được diễn tả trong một ngôn ngữ phù hợp với hoạt động mà tác giả thực hiện : phương tiện duy nhất mà chúng ta có để nêu bật diễn tiến cách đặt vấn đề, đó là phác thảo dàn bài của bản văn cho thấy sự logíc nội tại của nó.
3. Khai triển và biện luận một luận đề.
+ Nó hệ tại việc nêu bật luận đề của tác giả và tìm ra sự mạch lạc của lối biện luận mà ông đã triển khai để đặt ra luận đề này; xác định các kiểu lập luận được sử dụng cũng như trục thống nhất mà tư tưởng được triển khai quanh đó.
+ Lối biện luận phải đưa ra những lý do đạt tới chân lý của một luận đề. Để thực hiện điều này : trước tiên, ta sẽ đặc biệt chăm chú với những tham chiếu hay với những corpus (tài liệu nghiên cứu) mà tác giả dùng để xây dựng lập luận của mình vì chính tác giả nhất thiết đã vượt qua những giai đoạn (ông đã phải chào từ biệt một số tham chiếu để đưa ra luận đề riêng của mình) và đôi khi cũng cần phải làm rõ các tham chiếu này, hơn chính tác giả, không phải để phê phán, nhưng để có thể tôn trọng một luận đề trong lối lập luận của ông. Thứ hai, ta sẽ lưu tâm trình bày tốt luận đề và chứng thực rằng mỗi phần của lập luận (các lý luận liên tiếp) tương xứng tốt với phần này hay phần kia của luận đề.
+ Cần phải thoát khỏi một lối lôgíc mô tả vốn vẫn còn thuộc « tóm tắt », vì làm sáng tỏ lập luận của một bản văn, đó không phải là lập lại một cách khác những gì ở trong bản văn. Biện luận, đó là làm nổi bật những cấu trúc tư tưởng lớn, một chọn lựa các khái niệm, một sự tái diễn các ý niệm và làm cho các thứ ăn nhập với nhau. Cần phải trừu xuất các phạm trừu logic của bản văn, làm nổi bật lối lập luận để làm nổi bật các kết nối chỉ khái niệm hơn, để cho thấy những gì chúng sản sinh. Cần phải giữ khoảng cách với bản văn, cho dầu ta vẫn trung thành với những gì được nói.
+ Việc nêu bật luận đề và lối lập luận của nó không đối lập với hai lần đọc đầu tiên (tóm tắt và vấn trình) nhưng những công việc liên tiếp này không có cùng trật tự: ta xem xét cùng một bản văn nhưng với những kế hoạch khác nhau.
+ Luận đề luôn là giải pháp cho một vấn đề và giải pháp này là thích đáng hay không tùy theo cách thức mà nó trả lời hay không cho vấn đề. Lúc khởi đầu, luận đề thường được trình bày như là một giả thiết và chính lúc cuối mà luận đề nổi bật lên…Ta đã có một trực giác (mà dẫn đến trình bày một giả thiết) và chính khi đi qua toàn bản văn, khi nghiệm thấy sự vững vàng của lối lập luận, mà ta chứng minh rằng giả thiết rõ ràng là một luận đề. Khi phân tích lối lập luận, ta đi vào trong phạm vi những giải pháp mà tác giả đề nghị, và sự thích đáng của chúng được chứng thực tùy vào hai giai đoạn đầu tiên: luận đề được trình bày có trả lời được cho các vấn đề đặt ra không? Các giai đoạn trước do đó được tiền giả thiết trong việc trình bày luận đề, nhưng được tu chỉnh lại, vì việc lấy « những mẫu » của hai phần đầu tiên mà thôi thì không đủ. Quả thế, giai đoạn thứ ba (luận đề) không còn khai triển vấn đề nữa, nhưng là giải pháp cho vấn đề theo tác giả và lối lập luận chứng minh cho nó. Vả lại, trong suốt bản văn, các lập luận được khai triển phải đóng góp vào tính hiệu lực của luận đề, vì nó không thể là luận đề của một nửa bản văn.
+ Khi ta làm nổi bật các vấn đề ra, thì tốt hơn cần phải xét hết mọi mặt, nhưng trong việc thiết lập luận đề chúng ta có thể chọn lọc hơn bằng cách tập trung sự chú ý vào một phạm trù tư tưởng (có trong bản văn) và chúng ta khai thác tối đa. Cần phải xem tác giả dùng các khái niệm như thế nào, rồi đưa ra những phân tích cá nhân hơn để lượng giá điều đó.
+ Nói cách khác, nó hệ tại việc « họa lại » một kiến trúc và tự hỏi : làm thế nào điều đó có thể giữ ? Đâu là những đinh ốc mà cho phép toàn bộ giữ vững? Ta không thể ở bình diện của một trực giác. Giá trị của một luận đề do ở sự vững chắc của lối lập luận. Nhưng một lối lập luận không phải là một danh sách các lập luận, cần phải nói tại sao tác giả liên kết các giai đoạn của việc chứng minh của ông như thế: tại sao lập luận thứ hai cần thiết theo sau lập luận thứ nhất. Cần phải cho thấy mỗi giai đoạn là cần thiết ở chỗ nào. Bởi thế, nên nối kết tốt các lý luận với luận đề bằng cách cho thấy làm sao chúng bảo vệ luận đề.
4. Để soạn thảo một luận đề:
+ Cũng quan trọng việc cần có khoảng lùi và tôn trọng căn tính của tác giả được bàn đến và các tác phẩm của ông, vì luôn có nguy cơ khép kín tác giả trong những phạm trù của người nghiên cứu, và để cho tác giả nói theo logíc riêng của ông và những phạm trù riêng của ông.
+ Ta cần phải biết phân biệt giữa con đường khám phá và bài trình bày những gì đã được khám phá. Trong một luận đề, không thể trình bày tất cả các chặng đường đã theo, đúng hơn nó hệ tại trình bày kết quả của những chặng đường này.
+ Trong luận đề, một trích dẫn, ngay cả của huấn quyền, không tất nhiên là một chứng minh. Những vấn đề được đặt ra bởi nền văn hóa đương đại phải được chú ý tới và giải quyết bởi các thần học gia, mà không thể chỉ bằng lòng cho vang lại huấn quyền trên các vấn đề đa dạng. Một luận đề tốt phải tôn trọng truyền thống nhưng cũng phải trung thành với đặc tính riêng của thần học tìm kiếm sự hiểu biết đức tin trong một bối cảnh lịch sử cụ thể.
+ Các chủ đề của một luận đề nảy sinh từ một vấn đề mục vụ thực sự. Trước tiên, ta bắt đầu bằng việc khởi đi từ một sự ghi nhận: chắc chắn cần phải dùng thời gian để xác định vấn đề, lưu tâm đến các nơi chốn, hiện trạng của vấn đề; rồi ta xem người nào đã bàn đến vấn đề; và cuối cùng, tại sao vấn đề lại không thỏa mãn, chẳng hạn bằng cách lướt qua các tạp chí lớn trên 10 năm để xác minh « status quaestionis » (hiện trạng của vấn đề).
+ Một luận đề không phải là câu trả lời trực tiếp cho một vấn đề mục vụ : Các luận đề tồi chính là những luận đề mà tìm cách quá quan tâm đến vấn đề vốn không bận tâm có một khoảng lùi cần thiết « thuộc đại học » trước chủ đề chọn lựa. Thông thường, ta rất dễ bị kéo vào trong việc nghiên cứu bởi những vấn đề mục vụ hay bởi những hoàn cảnh sống thảm thương, nhưng cần phải dùng thời gian để làm tăng trưởng tư tưởng, phương pháp, các dụng cụ của mình, để thủ đắc các phương tiện hữu hiệu hơn để biết những gì ta làm và tại sao ta làm điều đó, hay nếu ta có lý do hành động theo cách này hay cách khác.
+ Trong trường hợp của chúng ta, một luận đề cần phải thực sự thần học. Cần phải nói đâu là vấn đề về mặt thần học. Lấy lại các đề tài triết học và xã hội học mà thôi thì không đủ. Cần phải thấy hệ tại ở điều gì mà thần học, tức là đức tin, ơn cứu độ được dấn vào.
+ Còn quan trọng hơn và khuyến khích hơn việc tham dự các buổi bảo vệ luận án khác nhau, như biết bao nhiêu thời điểm sư phạm nơi mỗi người trong chúng ta có thể hiểu một luận đề là gì hoặc bởi những phê bình được nói với tác giả hay hoặc bởi việc hiểu cách thức làm thế nào ông đương đầu với cách đặt vấn đề được đề cập đến.
+ Những luận đề tốt nhất là những luận đề mà thông qua một tác giả: Nói cách khác, ta luôn có nguy cơ biến luận đề thành một chương trình hành động hay một thứ ý thức hệ. Cần phải có một người đối thoại mà ta có thể đối diện để làm cho những thành kiến và những tiền hiểu biết đi xuyên qua cái sàng của một tư tưởng khác với tư tưởng của tôi. Gặp một tác giả hay một tài liệu nghiên cứu (corpus) để xuyên qua ông/nó cùng với những gì ở nơi tôi và cuối cùng đi đến một tư tưởng được tổng hợp mà có thể xác định đâu là mối quan tâm thần học của tôi.
+ Một luận đề phải là một đóng góp thực sự cho khoa học: Ta không thể lý luận bằng những khẩu hiệu. Cần phải tôn trọng sự logíc của một tác giả và ngôn ngữ của ông, hình thức tư tưởng của ông và nội dung của ông bằng một sự trình bày khách quan ở những cấp độ khác nhau mà chính tác giả đã làm. Như thế, ta sẽ có thể giải thích tác giả, diễn tả những nhận xét khác nhau hay là theo ông trong suy tư của ông, mà không chỉ ở trong sự cóp nhặt các ý tưởng.
+ Việc đọc một tác giả phải được thực hiện bằng việc tôn trọng sự tiến triển của tư tưởng của ông: cần phải tôn trọng nơi tác giả tinh thần nghiên cứu này, đọc các tác phẩm của ông theo trình tự thời gian, theo dõi những thay đổi và cố gắng hiểu chúng. Nếu ta đồng ý với tác giả, thì dù sao cũng phải chứng thực làm thế nào các lập luận của ông là thích đáng. Thực ra, tốt hơn là nên đồng thuận với vấn đề mà tác giả đặt ra hơn là với giải pháp mà ông đề nghị. Nếu ta đã xác định vấn đề đích thực mà tác giả đương đầu, thì ta thấy ngay rằng điều đó xuyên suốt tất cả tác phẩm. Không được để mình bị lôi cuốn bởi giải pháp của tác giả (cho dầu nó làm ta hài lòng) nếu ta muốn chứng thực tính thích đáng của lối lập luận của ông. Chính khi giữ được khoảng cách này mà ta mới soạn thảo tư tưởng của mình trong sự đối diện với tư tưởng của các tác giả.
+ Đi vào trong tư tưởng của một tác giả không có tính cách toán học (tự động). Cần phải luôn đương đầu với các tư tưởng khác, các tác giả khác, các người đang làm luận án khác…
5. Các chú thích, trích dẫn và tham chiếu.
Các chú thích : Một mặt, chúng cần thiết để đưa ra một nền tảng khoa học cho bản văn vốn có thể tạo điều kiện cho cuộc đối thoại và thảo luận giữa các thần học gia. Tất cả những gì được trình bày cần phải dựa vào hiện thực mà người ta có thể chứng minh. Bận tâm này là quan trọng để tạo nên những dụng cụ hợp tác thực sự trong công việc khoa học của thần học. Mặt khác, các chú thích là cần thiết để không chất quá đầy vào phần chính của bản văn, và để tạo điều kiện dễ dàng cho độc giả việc nhận thấy các giai đoạn lý luận.
Có ba loại chú thích căn bản:
1. Các chú thích tranh luận. Chúng có mục đích cho thấy rằng tác giả có một hiểu biết tốt về một cách đặt vấn đề đặc biệt hay một cuộc tranh luận, gắn liền với chủ đề của luận đề của ông, và đôi khi trưng bày lập trường của ông đối với cuộc tranh luận.
2. Các chú thích thư mục. Các chú thích này có mục đích là đưa ra các chỉ dẫn cần thiết để tìm ra các bản văn được bao hàm trong bài làm, hay trong các bản văn mà ta ám chỉ đến, hay để đề nghị các con đường đào sâu cho các độc giả.
3. Các chú thích khái niệm. Như tên của chúng chỉ rõ, chúng có mục đích làm sáng tỏ và giải thích một khái niệm hay một ý tưởng hiện diện trong phần lập luận.
Làm sáng tỏ về một số điểm hình thức hơn của các chú thích
+ Đối với các chú thích thư mục, cần phải để : tên tác giả, tên sách (chữ nghiêng), nơi xuất bản: tên nhà xuất bản, (tên bộ sưu tập, số xuất bản (nếu có)), năm xuất bản và số trang.
+ Nếu bản văn gốc được viết bằng một ngôn ngữ khác, thì cần phải viết tựa đề của nó trong ngôn ngữ gốc và đề cập người dịch.
+ Có thể bao gồm một trích dẫn bản văn trong ngôn ngữ gốc của nó trong bài làm, hay trích dẫn nó được dịch ra với điều kiện là để bản gốc trong phần chú thích.
+ Trong khi nghiên cứu, tốt hơn là đặt tất cả tham chiếu để xác định mỗi trích dẫn, và dùng đến « ibidem » (như trên) hay « op.cit » (opus citatum : tác phẩm được dẫn) chỉ ở lần lặp lại sau cùng.
+ Ta cần phân biệt giữa một chú thích và một phụ lục. Phụ lục, đó là một bản văn nguồn mà không thể dễ tìm ra cho việc tham khảo. Phụ lục cũng có thể là thuộc về khái niệm hay các loại khác (như là một bản đồ địa lý hay những mô tả).
PHIẾU TỔNG HỢP
TÓM TẮT MỘT BÀI VIẾT |
NÊU BẬT MỘT VẤN TRÌNH |
KHAI TRIỂN VÀ BIỆN LUẬN MỘT LUẬN ĐỀ |
+ Khôi phục các chuyển ý cụ thể của bài viết
+ Tác giả nói gì + Giai đoạn rất quan trọng vì đảm bảo việc hiểu bản văn – Đọc chăm chú bản văn bằng cách tránh đánh dấu quá mức (đọc « ngây ngô ») – Xác định dàn bài (cách thuần túy thị giác) – Rồi từng bước một, tóm tắt từng đoạn văn. – Xác định các trung chuyển thường được đảm bảo bởi các liên từ phối hợp hay cách khác – Tìm ra các chuyển động ý nghĩa lớn hơn : các chương, phần… NB : Bài tóm tắt khác với việc rút ngắn bản văn (mà hệ tại việc lấy lại bản văn bằng cách giảm bớt nó). |
+ Khôi phục các liên hệ logíc của bản văn
+ Tác giả làm gì ? + Xác định và cho thấy sự trung chuyển tư tưởng của tác giả + Nói bài viết là về ai và nó nằm trong cuộc tranh luận nào + Trên nguyên tắc, cách đặt vấn đề có thể được xác định trong phần dẫn nhập và thông thường đòi hỏi dàn bài. – Tôn trọng hết sức có thể giá trị của tác giả. – Đối với bài trình bày, đừng quá cóp nhặt, nhưng dùng thời gian trình bày cho tốt các lối lý luận trung chuyển. |
+ Luận đề là giải pháp mà tác giả mang lại cho một vấn đề.
+ Biện luận nó, đó là « kể » làm thế nào tác giả đã đi đến giải pháp. + Làm nổi bật các cấu trúc tư tưởng lớn và làm cho chúng ăn nhập với nhau. + Tìm ra chất liệu tri thức được sử dụng cũng như « việc tổ chức » chất liệu này + « Vẽ lại » kiến trúc : một công việc tái xây dựng – Trình bày các kiểu lý luận và sự mạch lạc của lập luận – Trong việc trình bày, luôn nói rõ người nào nói – Chú ý đến các tham chiếu được dùng bởi tác giả để xây dựng lối lập luận của mình – Đôi khi, làm rõ các tham chiếu này – Chứng thực sự tương ứng của lối lập luận đối với những phần khác nhau của luận đề – Sử dụng một văn phong trình bày gián tiếp. |
CÁC CHÚ THÍCH |
VIẾT VÀ BẢO VỆ 1 LUẬN ĐỀ |
NGHIÊN CỨU MỘT TÁC GIẢ |
Chúng giúp cho không chất quá đầy vào phần chính của bản văn, và để tạo điều kiện dễ dàng cho độc giả việc nhận thấy các giai đoạn lý luận.
Chúng làm cho bản văn có cơ sở về mặt khoa học và tạo điều kiện cho việc đối thoại và thảo luận giữa các thần học gia. 1. Các chú thích thư mục + đưa ra các chỉ dẫn cần thiết để tìm ra các bản văn được bao hàm trong bài làm, hay trong các bản văn mà ta ám chỉ đến, hay để đề nghị các con đường đào sâu cho các độc giả. + để tên tác giả, tên sách, số xuất bản, nơi xuất bản, tên nhà xuất bản, năm xuất bản và số trang. + Đối với các chú thích thư mục, viết chúng đầy đủ trong khi nghiên cứu và chỉ dùng « ibidem » và « op.cit. » ở lần cuối cùng. 2. Các chú thích tranh luận + cho thấy tác giả có một hiểu biết tốt về một cách đặt vấn đề đặc biệt hay một cuộc tranh luận. + Cuộc tranh luận phải có trong bài làm nếu nó cần thiết cho lập luận. 3. Các chú thích khái niệm + Chúng làm sáng tỏ hay giải thích một khái niệm hay một ý tưởng hiện diện trong bản văn. * Các chú thích phương pháp học, trích dẫn… * Các phụ lục (bản văn nguồn khó tìm) |
+ Một luận đề phải là một đóng góp cho khoa học.
+ Một luận đề luôn nảy sinh từ một vấn nạn thực sự (một vấn đề, một khủng hoảng…) mục vụ hay gì khác. + Thế nhưng một luận đề không phải là một câu trả lời trực tiếp cho một vấn nạn mục vụ. + Đặt ra vấn đề cách thần học, vd : hệ tại ở điều gì mà thần học được dấn thân. + Sự chú ý phải đặc biệt để ý đến sự logíc của lối lập luận và đến sự vững chắc của các lập luận (tại sao điều này phải đến sau điều kia ?) + Một trích dẫn không nhất thiết là một chứng minh và ta không thể lý luận bằng những khẩu hiệu. + Lý luận thẩm quyền cũng không đủ. + Tôn trọng Truyền thống nhưng vẫn trung thành với đặc tính riêng của thần học (mà tìm kiếm sự hiểu biết đức tin trong một bối cảnh lịch sử cụ thể). + Luôn xem « hiện trạng vấn đề ». + Thông thường các luận đề tốt nhất luôn thông qua một tác giả.
|
* Xem : Tóm tắt, đặt vấn đề và luận đề.
+ Tôn trọng tư tưởng của một tác giả cũng như căn tính của ông và của các tác phẩm của ông. + Tôn trọng hết sức có thể giá trị của tác giả cho dầu ta không đồng ý với tư tưởng của ông. + Việc « chiếm hữu » bản văn cần có sự khổ chế để không phóng chiếu mình ở đó. + Cần giữ khoảng cách cần thiết để không quá ngập vào bản văn. + Làm rõ bản chất của bản văn (bài viết, hội thảo, chương sách…) + Giữ dấu vết (phiếu đọc). |
Lm. Võ Xuân Tiến chuyển ngữ theo một tài liệu của Học Viện Công Giáo Paris.
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO LẦN THỨ VIII (2024) : TRỞ THÀNH BẠN HỮU CỦA NGƯỜI NGHÈO
- SÁCH : ĐỜI SỐNG NHÂN BẢN VÀ ĐÔI NÉT TÂM LÝ CHIỀU SÂU
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 12. « CHÚA THÁNH THẦN CHUYỂN CẦU CHO CHÚNG TA ». CHÚA THÁNH THẦN VÀ KINH NGUYỆN KITÔ GIÁO
- THƯ MỜI THAM DỰ NGÀY HỘI NGỘ XUÂN BÍCH 2024
- THIỆP MỜI BỔN MẠNG ĐCV HUẾ VÀ NGÀY HỌP MẶT TRUYỀN THỐNG XUÂN BÍCH
- ĐCV HUẾ: THÁNH LỄ CẦU NGUYỆN CHO CÁC TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI
- ĐCV HUẾ: CÁC CHỦNG SINH TĨNH TÂM THƯỜNG NIÊN
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 11. «NGÀI ĐÃ XỨC DẦU CHO CHÚNG TA VÀ ĐÃ ĐÓNG ẤN TÍN TRÊN CHÚNG TA». BÍ TÍCH THÊM SỨC, BÍ TÍCH CỦA CHÚA THÁNH THẦN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN NĂM B : CHÚA GIÊSU ĐẾN GẦN CHÚNG TA NƠI NHỮNG NGƯỜI NGHÈO
- ĐCV HUẾ: TALKSHOW “CÂU CHUYỆN HUYNH TRƯỞNG”
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 10. « CHÚA THÁNH THẦN, HỒNG ÂN CỦA THIÊN CHÚA ». CHÚA THÁNH THẦN VÀ BÍ TÍCH HÔN NHÂN
- ĐCV HUẾ: HÌNH ẢNH KHAI MẠC GIẢI BÓNG CHUYỀN CUP XUÂN BÍCH 2024
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 9. « TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN ». CHÚA THÁNH THẦN TRONG NIỀM TIN CỦA GIÁO HỘI
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 8. “AI NẤY ĐỀU ĐƯỢC TRÀN ĐẦY ƠN THÁNH THẦN”. CHÚA THÁNH THẦN TRONG SÁCH CÔNG VỤ TÔNG ĐỒ
- ĐCV HUẾ KHAI MẠC TRỌNG THỂ THÁNG MÂN CÔI
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 7. CHÚA GIÊSU ĐƯỢC THÁNH THẦN DẪN VÀO HOANG ĐỊA. CHÚA THÁNH THẦN, ĐỒNG MINH CỦA CHÚNG TA TRONG CUỘC CHIẾN ĐẤU CHỐNG LẠI THẦN DỮ
- ĐẠI CHỦNG VIỆN HUẾ: LỄ GIỖ 3 NĂM NGÀY CHA J.B. ETCHARREN QUA ĐỜI
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- THÁNH LỄ TẠ ƠN HỒNG ÂN NGÂN KHÁNH LINH MỤC CỦA CHA PHAOLÔ NGUYỄN VĂN BÌNH