QUAN TÂM
Câu chuyện ông nhà giàu và anh nghèo Ladarô có tầm nền tảng hơn nhiều người tưởng. Nó không phải là một khía cạnh trong giáo huấn Kitô giáo. Đúng hơn, nó nằm ở tâm điểm Kitô giáo. Thử nghĩ xem, nó nêu một vấn đề ứng xử có tầm quyết định sự khác biệt giữa thiên đàng và địa ngục!
Nào, điều gì không ổn nơi ông giàu? Tại sao ông phải sa vào chốn cực hình? Rõ ràng không phải vì ông ta giàu – giàu đâu phải là một tội. Cũng không phải vì ông đã kiếm tiền bằng cách bất chính – chẳng có chi tiết nào trong câu chuyện nói rằng ông đã làm ăn bất chính cả. Cũng chẳng phải vì ông đã làm điều gì xấu xa – vâng, ông có làm điều gì xấu xa đâu.
Nhưng, Kitô giáo không được định nghĩa là đạo của những người không làm gì xấu xa.
Người ta có thể không làm gì xấu xa mà vẫn còn xa Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô vời vợi.
Kitô giáo là đạo của những người quan tâm, và xắn tay áo lên, hành động do sự thúc đẩy của lòng quan tâm ấy.
Vấn đề của ông nhà giàu không ở chỗ những gì ông đã làm, mà ở chỗ những gì ông đã không làm. Ông sa vào nơi cực hình vì ông đã không quan tâm giúp đỡ Ladarô. Không quan tâm. Không trách nhiệm. Không liên đới. Không chia sẻ. Đó cũng có nghĩa là KHÔNG sống Tin Mừng, KHÔNG Kitô giáo!
Nhiều trang Phúc Âm xác nhận điều này. Thầy tư tế và thầy Lêvi đã không quan tâm giúp đỡ nạn nhân đang sống dở chết dở bên đường… Những người ở bên tay trái Đức Vua trong cuộc phán xét chung đã không quan tâm giúp đỡ những anh chị em nghèo hèn khốn khổ… “Ta đói, các ngươi đã không cho ăn, ta khát, các ngươi đã không cho uống!” Vấn đề của họ nằm ở chỗ họ đã không làm gì đó.
Trở lại với ông nhà giàu và Ladarô. Câu chuyện có một bố cục rất không cân đối. Phần chính rất ngắn, còn phần đuôi khá dài.
Có ông nhà giàu sung túc, và có anh nghèo Ladarô tội nghiệp chẳng ai đoái hoài. Rồi, anh nghèo chết, hưởng phúc; ông giàu cũng chết, nhận cực hình âm phủ.
Chỉ vậy thôi. Hết phần chính. Xem chừng không thể ngắn gọn hơn.
Nhưng câu chuyện ngắn gọn mà đã là quá đủ. Đã quá đủ nguyên nhân để đưa tới kết quả khác biệt nhau cho hai số phận. Đã quá đủ tình tiết để làm nên gút thắt: Có ông nhà giàu – có anh Ladarô nghèo. Chỉ cần hai cái có này đặt cạnh nhau là đã thành chuyện để phải giải quyết.
Hay nói cách khác, duy chỉ sự có mặt của một người khốn khổ ở bên tôi đã đủ để trao cho tôi một trách nhiệm, trách nhiệm quan tâm, liên đới và chia sẻ với người ấy. Và nếu tôi bỏ qua trách nhiệm này, do khép kín, ích kỷ, thờ ơ, cá nhân chủ nghĩa…, thì tôi không còn là Kitô hữu nữa!
Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh báo về tình trạng “toàn cầu hóa sự thờ ơ” của thế giới hôm nay. Ngài không ngừng kêu gọi một Giáo hội đi ra, đến với những vùng ngoại biên hiện sinh, một Giáo hội sẵn sàng trả lời cho câu hỏi “Em ngươi đâu?” mà Thiên Chúa từng hỏi ở những trang đầu sách Sáng Thế.
Đức Thánh Cha kêu gọi lòng quan tâm trong cả những chuyện lớn và những chuyện nhỏ. Chuyện lớn, như điều tiết nền kinh tế thị trường tự do để nâng đỡ người nghèo, đón nhận và giúp đỡ những nhóm người di dân, chăm sóc và bảo vệ môi trường sống… Chuyện nhỏ, vừa tầm đối với bất cứ ai, Đức Thánh Cha mở Năm Thánh Lòng Thương Xót để thúc đẩy mọi người ‘thương xót như Chúa Cha’, trong những hành động quan tâm cụ thể như được liệt kê trong kinh ‘Thương người có 14 mối’ mà hẳn chúng ta đã quá thuộc lòng – chỉ còn một việc thôi, đó là, chuyển nó từ trên môi miệng xuống bàn tay!
Quan tâm là chìa khóa để cứu vãn cái thế giới in đậm dấu thờ ơ và ích kỷ này!
Lm. Lê Công Đức, PSS.
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- TÀI LIỆU CHUNG KẾT THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC LẦN THỨ XVI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO LẦN THỨ VIII (2024) : TRỞ THÀNH BẠN HỮU CỦA NGƯỜI NGHÈO
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN NĂM B: CHỐNG LẠI CÁM DỖ ĐẠO ĐỨC GIẢ
- Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC, BÀI HỌC CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỀ KIẾN THỨC BẰNG XƯƠNG BẰNG THỊT
- ĐỐI VỚI ĐỨC PHANXICÔ, HIẾN MÁU LÀ NGUỒN VUI VÀ BẰNG CHỨNG CỦA TÌNH YÊU
- NGƯỜI HÀNH HƯƠNG TRÚT BỎ NHỮNG GÌ THỪA THÃI VÀ TIẾN BƯỚC HƯỚNG TỚI NIỀM HY VỌNG
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 12. « CHÚA THÁNH THẦN CHUYỂN CẦU CHO CHÚNG TA ». CHÚA THÁNH THẦN VÀ KINH NGUYỆN KITÔ GIÁO