QUAN TÂM
Câu chuyện ông nhà giàu và anh nghèo Ladarô có tầm nền tảng hơn nhiều người tưởng. Nó không phải là một khía cạnh trong giáo huấn Kitô giáo. Đúng hơn, nó nằm ở tâm điểm Kitô giáo. Thử nghĩ xem, nó nêu một vấn đề ứng xử có tầm quyết định sự khác biệt giữa thiên đàng và địa ngục!
Nào, điều gì không ổn nơi ông giàu? Tại sao ông phải sa vào chốn cực hình? Rõ ràng không phải vì ông ta giàu – giàu đâu phải là một tội. Cũng không phải vì ông đã kiếm tiền bằng cách bất chính – chẳng có chi tiết nào trong câu chuyện nói rằng ông đã làm ăn bất chính cả. Cũng chẳng phải vì ông đã làm điều gì xấu xa – vâng, ông có làm điều gì xấu xa đâu.
Nhưng, Kitô giáo không được định nghĩa là đạo của những người không làm gì xấu xa.
Người ta có thể không làm gì xấu xa mà vẫn còn xa Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô vời vợi.
Kitô giáo là đạo của những người quan tâm, và xắn tay áo lên, hành động do sự thúc đẩy của lòng quan tâm ấy.
Vấn đề của ông nhà giàu không ở chỗ những gì ông đã làm, mà ở chỗ những gì ông đã không làm. Ông sa vào nơi cực hình vì ông đã không quan tâm giúp đỡ Ladarô. Không quan tâm. Không trách nhiệm. Không liên đới. Không chia sẻ. Đó cũng có nghĩa là KHÔNG sống Tin Mừng, KHÔNG Kitô giáo!
Nhiều trang Phúc Âm xác nhận điều này. Thầy tư tế và thầy Lêvi đã không quan tâm giúp đỡ nạn nhân đang sống dở chết dở bên đường… Những người ở bên tay trái Đức Vua trong cuộc phán xét chung đã không quan tâm giúp đỡ những anh chị em nghèo hèn khốn khổ… “Ta đói, các ngươi đã không cho ăn, ta khát, các ngươi đã không cho uống!” Vấn đề của họ nằm ở chỗ họ đã không làm gì đó.
Trở lại với ông nhà giàu và Ladarô. Câu chuyện có một bố cục rất không cân đối. Phần chính rất ngắn, còn phần đuôi khá dài.
Có ông nhà giàu sung túc, và có anh nghèo Ladarô tội nghiệp chẳng ai đoái hoài. Rồi, anh nghèo chết, hưởng phúc; ông giàu cũng chết, nhận cực hình âm phủ.
Chỉ vậy thôi. Hết phần chính. Xem chừng không thể ngắn gọn hơn.
Nhưng câu chuyện ngắn gọn mà đã là quá đủ. Đã quá đủ nguyên nhân để đưa tới kết quả khác biệt nhau cho hai số phận. Đã quá đủ tình tiết để làm nên gút thắt: Có ông nhà giàu – có anh Ladarô nghèo. Chỉ cần hai cái có này đặt cạnh nhau là đã thành chuyện để phải giải quyết.
Hay nói cách khác, duy chỉ sự có mặt của một người khốn khổ ở bên tôi đã đủ để trao cho tôi một trách nhiệm, trách nhiệm quan tâm, liên đới và chia sẻ với người ấy. Và nếu tôi bỏ qua trách nhiệm này, do khép kín, ích kỷ, thờ ơ, cá nhân chủ nghĩa…, thì tôi không còn là Kitô hữu nữa!
Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh báo về tình trạng “toàn cầu hóa sự thờ ơ” của thế giới hôm nay. Ngài không ngừng kêu gọi một Giáo hội đi ra, đến với những vùng ngoại biên hiện sinh, một Giáo hội sẵn sàng trả lời cho câu hỏi “Em ngươi đâu?” mà Thiên Chúa từng hỏi ở những trang đầu sách Sáng Thế.
Đức Thánh Cha kêu gọi lòng quan tâm trong cả những chuyện lớn và những chuyện nhỏ. Chuyện lớn, như điều tiết nền kinh tế thị trường tự do để nâng đỡ người nghèo, đón nhận và giúp đỡ những nhóm người di dân, chăm sóc và bảo vệ môi trường sống… Chuyện nhỏ, vừa tầm đối với bất cứ ai, Đức Thánh Cha mở Năm Thánh Lòng Thương Xót để thúc đẩy mọi người ‘thương xót như Chúa Cha’, trong những hành động quan tâm cụ thể như được liệt kê trong kinh ‘Thương người có 14 mối’ mà hẳn chúng ta đã quá thuộc lòng – chỉ còn một việc thôi, đó là, chuyển nó từ trên môi miệng xuống bàn tay!
Quan tâm là chìa khóa để cứu vãn cái thế giới in đậm dấu thờ ơ và ích kỷ này!
Lm. Lê Công Đức, PSS.
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 17. THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ NÓI : « XIN NGƯỜI NGỰ ĐẾN ! ». CHÚA THÁNH THẦN VÀ NIỀM HY VỌNG KITÔ GIÁO
- SỰ THÀNH THAI VÔ NHIỄM CỦA ĐỨC MARIA
- JOHN TRAYNOR, NGƯỜI ĐƯỢC PHÉP LẠ THỨ 71 Ở LỘ ĐỨC
- KINH TRUYỀN TIN LỄ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI 2024: ĐẶT NIỀM HY VỌNG VÀO LÒNG THƯƠNG XÓT VÔ NGẦN CỦA THIÊN CHÚA
- BÀI GIẢNG CỦA ĐTC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI 2024
- ĐỨC PHANXICÔ CẦU CHÚC VIỆC MỞ LẠI NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS TRỞ THÀNH MỘT DẤU CHỈ NGÔN SỨ VỀ SỰ ĐỔI MỚI CỦA GIÁO HỘI PHÁP
- ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI CÁC TÂN HỒNG Y HÃY LÀ NHỮNG NGƯỜI XÂY DỰNG SỰ HIỆP THÔNG VÀ HIỆP NHẤT
- BÀI GIẢNG MÙA VỌNG, MỞ LÒNG NGẠC NHIÊN THÁN PHỤC TRƯỚC SỰ MỚI MẺ CỦA THIÊN CHÚA
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 16. LOAN BÁO TIN MỪNG TRONG CHÚA THÁNH THẦN. CHÚA THÁNH THẦN VÀ CÔNG CUỘC LOAN BÁO TIN MỪNG