RƯỚC LỄ BẰNG LÒNG MUỐN

Written by xbvn on Tháng Năm 23rd, 2014. Posted in Gia đình, Luân lý, Thế Giới, Tý Linh

 Lời nói trước: Chúng tôi chuyển ngữ bài viết dưới đây (Rước lễ bằng lòng muốn) của cha Carlo Buzzi liên quan đến những lập trường của ngài trong việc cho người ly dị tái hôn rước lễ hay không. Chúng tôi đã từng chuyển ngữ một bức thư của ngài trước đây (xem ở đây) liên quan đến vấn đề này với mục đích để tiếp cận những cái nhìn đa dạng về vấn đề. Với bài viết mới này cũng thế, cha Buzzi muốn đưa ra đóng góp của mình vào cuộc tranh luận này bằng việc nêu lên những lập luận khác nhau của ngài. Chúng tôi lược bỏ bớt một số đoạn trong bài viết của ngài, hoặc vì do không cần thiết hoặc vì hơi nặng. Nhưng nhìn chung, bài viết của ngài đưa ra những lập luận quan trọng cho việc “không ủng hộ”, nhất là từ những kinh nghiệm của một vị thừa sai tại các xứ truyền giáo. Dĩ nhiên, khi tiếng nói chung cuộc của Giáo Hội được đưa ra, dù bằng hình thức nào, thì mỗi người con của Giáo Hội có đức tin vững vàng đều phải vâng phục!

RƯỚC LỄ BẰNG LÒNG MUỐN

Một số người phản ứng lại bức thư của tôi đã đảm bảo với tôi rằng bức thư này là phí thời gian, bởi vì từ nay chắc chắn rằng bản kiến nghị nhắm cho phép những người ly dị tái hôn được rước lễ sẽ được bỏ phiếu cách rất rộng rãi.

(…)

Cho đến hiện nay Giáo Hội Công Giáo vẫn đứng vững bởi vì Giáo Hội đã dựa vào sự thánh thiện của các chi thể của mình và của các vị tử vị đạo của mình, chứ không dựa vào nền dân chủ.

Có hằng ngàn người Công giáo chết mỗi năm, bị bách hại vì đức tin của mình, (…). Biết bao người đã tử vì đạo ở Anh quốc bởi vì họ muốn gìn giữ đức tin của mình vào sự toàn vẹn của bí tích Hôn phối !

Giáo Hội Công Giáo hãy coi chừng nếu Giáo Hội bắt đầu đi theo cùng con đường của Giáo Hội Anh Giáo, trong đó những vấn đề liên quan đến Thiên Chúa, đức tin, hay hành xử luân lý của con người, là đối tượng của những quyết định theo hệ thống dân chủ. (…)

*

Nhưng chúng ta hãy đi vào điểm quan trọng của vấn đề. Ý định của tôi khi viết bài này là mang lại một đóng góp tích cực cho cuộc thảo luận liên quan đến việc cho phép người ly dị tái hôn rước lễ.

Tôi xúc tiến bằng những điểm liên tiếp nhau.

1. Cuộc luận chiến này, theo tôi, đã mang một tầm quan trọng thái quá và nó không đáng được tất cả những căng thẳng này.

2. Đã từng có trong những trường hợp rất nghiêm trọng và nặng nề, vị linh mục quyết định liệu ngài có thể hay không cho rước lễ. Chẳng hạn trong trường hợp những cuộc hôn nhân thứ hai bị áp đặt bằng sức mạnh hay khi một trong hai phối ngẫu chân thành mong ước chia tay nhau nhưng người ấy bị ngăn trở bởi vì người kia thì bạo lực hay chịu một căn bệnh hiểm nghèo vốn làm cho người ấy không thể bị bỏ rơi.

3. Đóng góp của tôi cho cuộc luận chiến này là một trực giác mà, tôi nghĩ, có thể giúp đạt tới một sự thỏa hiệp.

4. RƯỚC LỄ BẰNG LÒNG MUỐN.

5. Tại sao việc rước lễ bằng lòng muốn không thể được coi như là một việc rước lễ bí tích đích thực, như phép rửa bằng lòng muốn và việc xưng tội bằng lòng muốn đối với những người lúc lâm chung ?

6. Đó là việc rước lễ xem ra thực sự thích hợp đối với những người không ở trong tình trạng ân sủng và muốn ra khỏi hoàn cảnh này, nhưng không thể thực hiện điều đó vì những lý do khác nhau.

7. Đây không phải là lần đầu tiên mà cần thiết tìm ra một phương thế để chấm dứt một cuộc luận chiến. Chúng ta biết rằng việc xác định Đức Maria Vỗ Nhiễm Nguyên Tội vẫn phải bế  tắc trong nhiều thế kỷ. Ngay cả Đức Trinh Nữ Maria chỉ có thể hưởng ơn cứu độ xuyên qua thập giá của Chúa Giêsu. Nhưng Chúa Giêsu đã chết sau đó ; từ đó, làm thế nào Mẹ có thể, từ khi sinh ra, miễn trừ khỏi tội nguyên tổ ? Chính Duns Scot đã tìm ra giải pháp : Đức Trinh Nữ Maria đã hưởng nhờ thập giá của Chúa Giêsu bằng sự tiền dự (par anticipation), như thể Mẹ đã ký một khoản vay. Và thế là vấn đề được giải quyết !

8. Trình bày như một quy luật việc cho người ly dị tái hôn rước lễ là một sai lầm.

9. Không phải Giáo Hội Công Giáo phải tự hỏi liệu mình có thể hay không cho rước lễ, chính những người ly dị tái hôn phải tự hỏi liệu họ có xứng đáng rước lễ hay không.

10. Có một đôi vợ chồng ly dị tái hôn suy nghĩ cách khiêm tốn rằng có lẽ không thích hợp việc họ lên rước lễ vì họ đang ở trong một hoàn cảnh trái phép. Bây giờ có một đôi vợ chồng ly dị tái hôn khác muốn rước lễ không suy nghĩ cách nghiêm túc sự kiện rằng họ đang sống trong một hoàn cảnh trái phép đối với Giáo Hội. Hãy cho tôi hay một chút : trong hai cặp này, cặp nào là cặp có đức tin và lòng tôn trọng nhất đối với bí tích và Giáo Hội ?

11. Trong phụng vụ cũng thế, chúng ta thưa : « LẠY CHÚA, CON CHẲNG ĐÁNG CHÚA NGỰ VÀO NHÀ CON (ut intres sub tectum meum) NHƯNG XIN CHÚA PHÁN MỘT LỜI THÌ CON SẼ ĐƯỢC CỨU ĐỘ ».

12. Đó không phải là rước lễ bằng lòng muốn ?

13. Nếu chúng ta cho người ly dị tái hôn rước lễ, điều đó muốn nói rằng thậm chí họ không cần xưng tội nữa, bởi vì đó không còn là một tội. Do đó điều răn thứ chín bỏ đi. Nhưng điều răn thứ sáu cũng bỏ đi.

14. Nếu chúng ta bao dung điều đó, thì như thế cũng có thể rước lễ mà đã không xưng tội ngay cả khi chúng ta đã phạm những tội trọng khác. Và các giới răn khác cũng bỏ đi.

15. Nếu chúng ta tiến hành theo cách này, thì như thế tất cả sẽ bỏ đi. Tân Ước và cả Cựu Ước. Cần phải làm lại toàn bộ luân lý, giáo phụ học. Cần phải hiểu tội là gì và điều gì không là tội. Các ý niệm tội ác và tội lỗi đều biến mất.

16. Không có cùng mức độ giữa sự kiện cho phép người ly dị tái hôn rước lễ và những hậu quả to lớn và nghiêm trọng trong việc mất phương hướng và những phản ứng nó dẫn đến trong Giáo Hội và trên thế giới.  Đối với nhiều người, sẽ là quá đau đớn để chấp nhận. Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta để nguyên mọi sự trong tình trạng, thì chúng ta không mất gì. Trái lại, nếu chúng ta du nhập sự nhượng bộ này, thì điều đó có thể có những hậu quả, và những hậu quả nghiêm trọng. Nơi những người Anh giáo đã có một sự ly khai khi một số quyết định, vốn đi ngược lại lương tâm của nhiều người trong số họ, được thực hiện theo số đông.

17. Có đủ bình an trong Giáo Hội Công Giáo vào thời điểm này.

18. Như thế, chúng ta đừng sinh ra những ly giáo vì điều gì đó phụ tùy như thế.

19. (…).

20. Phải chăng chúng ta muốn đặt toàn thể Giáo Hội phổ quát trong tình trạng mà các Giáo Hội Hà Lan và Bỉ bị giảm thiểu ?

21. Tôi không nghĩ rằng một biện pháp kiểu như thế lại cho phép có những nhà thờ đầy người như trước kia. Trái lại, có nhiều người hiện đến nhà thờ lại có thể làm nó bỏ đi.

22. Nơi các xứ truyền giáo, nói chung, những người Công giáo được xem như là những người chỉ kết hôn một lần duy nhất mãi mãi, những người vâng phục Đức Thánh Cha, và các linh mục và nữ tu không kết hôn. Và tôi không nói với các bạn đâu là thuận lợi điều đó mang lại cho chúng tôi trong công việc Phúc Âm hóa, so với người Tin Lành.

23. Vì lý do này, trong trường hợp hôn nhân hỗn hợp với các tín hữu thuộc về các tên gọi Kitô khác, những bạn trẻ nữ, cách riêng, muốn kết hôn theo nghi thức Công giáo, bởi vì họ biết rằng, trong trường hợp đó, đó là một hôn nhân độc nhất và người ta không thể phá vỡ nó.

24. Tôi muốn vẫn là Công giáo. Tôi không muốn trở thành Anh giáo hay Tin Lành Baptiste.

25. Chúng ta thấy rằng các nhà nước và các tổ chức lớn tất cả đều đang theo một sức mạnh bí hiểm hướng đến sự dữ. Thể chế duy nhất mà người ta không thành công làm cho phục tùng được, vẫn đứng vững và kiên định trên những giá trị đích thực của con người, đó là Giáo Hội Công Giáo. Chúng ta hãy đứng vững và đừng làm đục nước trong nguồn nước của chúng ta. Một ngày nào đó, khi họ mệt mỏi và khát nước, nhiều người sẽ biết ở đâu tìm ra một ít nước tươi mát.

Tý Linh chuyển ngữ

theo Sandro Magister

 

Tags:

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Hai 2024
H B T N S B C
« Th11    
  1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31