GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ

Written by xbvn on Tháng Mười Hai 21st, 2024. Posted in Tâm linh, Thế Giới, Tý Linh

Sáng thứ Sáu ngày 20/12/2024, cha Pasolini đã có bài suy niệm thứ ba và cũng là cuối cùng về chủ đề « sự nhỏ bé », vốn không phải là một giới hạn, mà là sự khiêm nhường mở ra không gian gặp gỡ. Như dụ ngôn Ngày phán xét cuối cùng nói, cuối cùng, chúng ta sẽ bị phán xét không chỉ bởi những điều tốt chúng ta đã làm, mà trên hết bởi khả năng trở nên nhỏ bé.

Lễ Giáng Sinh của Con Thiên Chúa, Đấng từ nguyên thủy là Ngôi Lời, và trở nên nhỏ bé và mong manh như một hài nhi chưa biết nói: sức mạnh và sự cao cả của sự nhỏ bé được cất giấu ở đây. Đây là điều mà cha Roberto Pasolini, Dòng Phanxicô Capuchin, nhà giảng thuyết của Phủ Giáo hoàng, đã nhấn mạnh trong bài suy niệm thứ ba và cuối cùng trong Mùa Vọng dành cho Giáo triều Rôma sáng ngày 20 tháng 12, trong hội trường Phaolô VI. Chủ đề được chọn cho ba bài suy niệm là “Những cánh cửa của hy vọng. Hướng tới việc khai mạc Năm Thánh qua lời ngôn sứ của Lễ Giáng Sinh”.

Thước đo ẩn giấu về sự vĩ đại thực sự của Thiên Chúa

Sau khi dừng lại – trong hai bài giảng đầu tiên vào ngày 613 tháng 12 – về cánh cửa của sự ngạc nhiên và tin tưởng, giờ đây nhà giảng thuyết mời gọi chúng ta vượt qua ngưỡng cửa “sự nhỏ bé”: chìa khóa để vào Nước Thiên Chúa không phải là một giới hạn hay thiếu sót, nhưng là một sức mạnh “khiêm tốn và thầm lặng” giống như sức mạnh của hạt giống, trong bóng tối của đất đai, vẫn nảy mầm và lớn lên. Là thước đo ẩn giấu về sự vĩ đại thực sự của Thiên Chúa, Đấng tự tin hạ mình xuống ngang hàng với người khác để đồng hành với họ trong sự phát triển của họ, sự nhỏ bé là “tham số” của Chúa, nó là “nơi những chọn lựa và những lời hứa của Người có thể được thực hiện”, cũng như một “sự lựa chọn có ý thức”, được hướng dẫn bởi “mong muốn tạo ra những mối quan hệ đích thực, trong đó chúng ta thừa nhận quyền tồn tại, quyền thở và quyền biểu đạt của người khác một cách hoàn toàn tự do”. Theo nghĩa này, trở nên nhỏ bé có nghĩa là mở ra “không gian gặp gỡ, cho phép mỗi người được là chính mình mà không áp đặt mình lên người khác hoặc hủy bỏ tính độc đáo của họ”.

Trước khi làm việc tốt, phải trở nên nhỏ bé

Để đào sâu nét tinh tế và quyết định nhất này của Thiên Chúa, cha Pasolini đọc lại một cách cẩn thận và mới mẻ dụ ngôn về Ngày Phán xét cuối cùng, do Thánh sử Mátthêu kể lại (25, 31-46): theo nghĩa vững chắc nhất của nó, bản văn khẳng định rằng vào ngày tận thế, Chúa sẽ phán xét loài người theo tham số về tình yêu huynh đệ. Nhưng theo ý nghĩa sâu sắc nhất, nhà giảng thuyết giải thích, dụ ngôn nói rằng một ngày nào đó tất cả mọi dân tộc, ngay cả những dân tộc không được Phúc Âm hóa, sẽ có thể vào Vương quốc của Thiên Chúa “nhờ lòng bác ái được thực hiện đối với những người anh em bé mọn nhất của Chúa”.

Từ đó nảy sinh “một trách nhiệm lớn lao và nghiêm túc đối với các Kitô hữu”: nhu cầu không chỉ “làm điều tốt cho người khác”, mà còn phải “cho phép người khác làm như vậy, bằng cách thể hiện điều tốt nhất về nhân tính của họ” và biến sự nhỏ bé thành “tiêu chuẩn về sự tuân phục và trung thành” với Thiên Chúa. Do đó, cha Pasolini nhắc lại, ý nghĩa đầu tiên của dụ ngôn Ngày Phán xét cuối cùng chính xác là như thế này: “Trước khi làm điều tốt, thật tốt và cần thiết là phải nhắc nhở mình trở nên nhỏ bé (hơn)”.

Sự nhỏ bé là một hành vi loan báo Tin Mừng

Cha Pasolini nói thêm, Thiên Chúa không chỉ muốn con cái mình biết yêu thương, mà còn biết để mình được người khác yêu thương, bằng cách mang lại cho họ “khả năng trở nên tốt lành và quảng đại”. Đó là một cách yêu thương “sâu xa hơn”, theo nghĩa là nó dành chỗ cho người khác để cho phép nhân tính của họ “thể hiện theo cách tốt nhất”. Tự sâu xa, chúng ta yêu thương người lân cận của mình hơn hết khi chúng ta đến gần họ “với sự dịu dàng tử tế” và cho phép họ “gặp gỡ và chào đón sự mong manh của chúng ta”, bằng cách thực hành “nghệ thuật khó nhất, vốn không phải là yêu thương, mà là để mình được yêu thương.” Do đó, được hiểu như một “phong cách sống” và nhân tính cực kỳ tạo sinh, sự nhỏ bé trở thành “một hành vi loan báo Tin Mừng đích thực”, bởi vì nó đặt người khác vào điều kiện thể hiện những cử chỉ của tình yêu huynh đệ.

Gương của Thánh Phanxicô Assisi

Cha Pasolini trích dẫn gương của Thánh Phanxicô Assisi, người đã coi sự nhỏ bé là “tiêu chuẩn để bước theo” Chúa và là “một phần của căn tính sâu xa nhất của chúng ta”. Điều này đặc biệt xảy ra trong cuộc gặp gỡ giữa thánh nhân và Quốc vương Malik-al-Kamil: sau cuộc đối thoại này, Quốc vương không cải đạo, nhưng ông chào đón thánh Phanxicô và chăm sóc ngài, nắm lấy cơ hội mà vị thánh dành cho ông để bày tỏ những gì là điều tốt nhất nơi ông. Nhà giảng thuyết tiếp tục: “Các Kitô hữu không được “độc quyền” về sự tốt lành, nhưng cũng phải để người khác thực hành điều đó”.

Nỗ lực trở nên chân thực hơn mà không phán xét người khác

Tiếp đó, cha Pasolini tập trung vào một khía cạnh cơ bản khác của dụ ngôn Sự Phán xét cuối cùng: nó mời gọi chúng ta đình chỉ mọi phán xét của con người vốn có xu hướng được thực hiện trước thời gian, tức là trước sự phán xét cuối cùng của Chúa. Đây là lý do tại sao, theo nhà giảng thuyết, thay vì dụ ngôn về “sự phán xét thế giới”, chúng ta nên nói đến dụ ngôn về “sự chấm dứt mọi sự phán xét”, bởi vì nếu chúng ta ngừng phán xét người lân cận – vốn không phải là vai trò của chúng ta – thì khi đó chúng ta có thể tập trung vào những gì thực sự quan trọng: “ngày càng nhưng không hơn, thoát khỏi logic “kinh tế” mà theo đó chúng ta làm mọi việc nhằm thu được sự đền đáp”.

Lòng biết ơn không thể mua được, nó là nhưng không

Thật vậy, bằng cách tránh xa những kỳ vọng và động lực cơ hội chủ nghĩa, nhân loại sẽ tìm cách đi theo con đường đích thực duy nhất: con đường của “tính nhưng không hoàn toàn”, bằng cách ngừng thực hiện những cử chỉ có xu hướng mua chuộc lòng biết ơn của người khác và bằng cách phá vỡ quy tắc về sự so sánh mà nhân loại đo lường tầm vóc của chính mình. Cha Pasolini nhắc nhở chúng ta rằng, chỉ bằng cách, này người ta mới có thể mở lòng mình cho “một niềm hạnh phúc sâu sắc và cụ thể”, bằng cách vượt qua nỗi sợ trở nên vô giá trị và bằng cách bắt đầu trao ban chính mình, “bằng cách cho phép người khác làm như thế với chúng ta”.

Giá trị của điều tốt vô thức

Do đó, “điều tốt vô thức” mới là chìa khóa thực sự để vào Vương quốc của Thiên Chúa, điều tốt lành này chúng ta sẽ làm mà không nhận ra, nhưng những người khác sẽ có thể nhận ra. Vì vậy, vào thời tận cùng – nhà giảng thuyết giải thích – “sự ngạc nhiên lớn lao” sẽ là khám phá ra rằng Thiên Chúa “không kỳ vọng gì nơi chúng ta, ngoại trừ ước muốn lớn lao được thấy chúng ta trở nên giống như Ngài trong tình yêu”. Vào ngày đó, điều quan trọng không phải là “chúng ta đã làm bao nhiêu hành động tốt hay xấu, mà liệu, nhờ chúng, chúng ta đã có thể chấp nhận bản thân và trở thành chính mình một cách trọn vẹn hay không”.

Thể hiện sự nhỏ bé để chia sẻ hy vọng

Cuối cùng, khi Lễ Giáng Sinh và Năm Thánh đang đến gần, cha Pasolini mời gọi chúng ta “chọn thể hiện sự nhỏ bé để chia sẻ niềm hy vọng của Tin Mừng” trong một thế giới dường như “thù địch hoặc thờ ơ”, nhưng thực tế chỉ yêu cầu được gặp “khuôn mặt thương xót của Chúa Cha nơi thân xác mỏng manh, nhưng luôn đáng yêu, của con cái Ngài”. Cha giảng thuyết lặp lại: “Bước qua cửa thánh của Năm Thánh một cách hết sức chân thành, mà không phải lo lắng về việc phải thể hiện một diện mạo khác với diện mạo mà Giáo hội đã biết phát triển qua nhiều thế kỷ, quả thực có thể là một niềm hy vọng lớn lao”. Bài suy niệm kết thúc bằng lời cầu nguyện cho Năm Thánh, để ân sủng của Chúa biến đổi con người thành “những người siêng năng vun trồng những hạt giống Tin Mừng”, trong “sự tin tưởng mong đợi trời mới đất mới”.

Tý Linh

(theo Isabella Piro – Vatican News)

Tags: , ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Một 2025
H B T N S B C
« Th12    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31