SỨ ĐIỆP NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2021 : « NỀN VĂN HÓA CHĂM SÓC NHƯ LÀ HÀNH TRÌNH HÒA BÌNH »
Khi tạo dựng vũ trụ, Thiên Chúa không chỉ ban sự sống, « nhưng Ngài còn chăm sóc nữa » bằng cách bảo đảm sự hài hòa của công trình tạo dựng, ĐHY Peter Kodwo Appiah Turkson, Tổng trưởng Bộ Phục vụ sự Phát triển con người toàn diện, khẳng định trong cuộc họp báo lúc giới thiệu Sứ điệp lần thứ 54 Ngày thế giới Hòa bình hôm 17/12/2020.
Chính sự chăm sóc của Thiên Chúa đối với công trình tạo dựng mà « đảm bảo phẩm giá con người » được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, đồng thời mời gọi con người, về phía mình, tiếp tục chăm sóc đồng loại và trái đất. Ngày thế giới hòa bình được cử hành hằng năm vào ngày 1/1. Tựa đề của sứ điệp năm 2021 là « Nền văn hóa chăm sóc như là hành trình hòa bình ».
Thiên Chúa trở nên « một mẫu gương, một khuôn mẫu chăm sóc cho con người và trái đất, đặc biệt theo nghĩa sự chăm sóc của Thiên Chúa bảo vệ sự hài hòa của công trình tạo dựng », ĐHY nói tiếp. Một sự hài hòa mà các điều kiện của nó là hòa bình và công lý : « Đỉnh cao của sự hiểu biết Thánh Kinh về công lý được biểu lộ trong cách thức mà một cộng đoàn đối xử với những người yếu đuối nhất ở đó ».
Bài giới thiệu của ĐHY Turkson
- « Những biến cố này và những biến cố khác, vốn đã ghi dấu con đường của nhân loại trong năm qua, dạy chúng ta tầm quan trọng của việc chăm sóc lẫn nhau và công trình tạo dựng, để xây dựng một xã hội được xây dựng trên các mối tương quan huynh đệ. Đó là lý do tại sao tôi đã chọn như là đề tài của sứ điệp này : Nền văn hóa giúp đỡ nhau như là con đường hướng đến hòa bình ». Những biến cố này là cuộc đại khủng hoảng y tế covid-19, mà đã trở thành một hiện tượng đa ngành và thế giới, và những cuộc khủng hoảng kinh tế, lương thực, kinh tế và di dân, cái chết và những hình thức chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, sự bài ngoại và ngay cả những cuộc chiến tranh và xung đột. Những biến cố này và những kinh nghiệm này là lý dọ trực tiếp của việc chọn lựa chủ đề nền văn hóa chăm sóc như là con đường hướng đến hòa bình. Thế nhưng, chủ đề cũng nhắm « xóa bỏ nền văn hóa của dửng dưng, sự vứt bỏ và sự đối đầu vốn thường đang thắng thế ngày nay ». Việc cổ võ sự chăm sóc là việc thăng tiến toàn diện con người, vốn là sứ mạng của Bộ chúng tôi.
* Thiên Chúa, mẫu gương chăm sóc :
- Chính Đức Bênêđíctô XVI đã nói điều đó : Tình yêu, như là ánh sáng, là hành vi đầu tiên được Thiên Chúa tạo dựng. Nó có nghĩa rằng nếu công trình tạo dựng diễn tả sự biểu lộ của Thiên Chúa bên ngoài chính mình, thì lý do của sự biểu lộ/hành động này được tìm thấy nơi tình yêu của Ngài. Tình yêu của Thiên Chúa vốn đã được ban cho chúng ta không chỉ tạo nên con người của chúng ta (sự sống của chúng ta), nhưng Ngài còn chăm sóc nữa. Trong tình yêu của Ngài, Thiên Chúa tạo dựng chúng ta, Ngài ban cho chúng ta sự sống và bảo vệ sự sống, ngài chăm sóc sự sống của chúng ta.
Như thế, việc trình bày nền văn hóa chăm sóc bắt đầu từ cuốn sách đều tiên của Thiên Chúa, kể lại việc tạo thành sự sống, những mối đe dạo đầu tiên đối với sự sống và những can thiệp của Thiên Chúa để bảo vệ và đảm bảo sự tiếp tục của sự sống : một ý nghĩa được củng cố bởi giới luật Sa-bát và Năm toàn xá (Lv 25,4 ; Đnl 15,5). Như thế, việc chăm sóc của Thiên Chúa bảo đảm phẩm giá của con người và việc thực hiện quyền-ân huệ hiện hữu/tồn tại. Trong cùng câu chuyện đó, con người, được tạo dựng theo hình của Thiên Chúa, được mời gọi, đến lượt mình, chăm sóc đồng loại (Cain và Abel) và trái đất (canh tác vườn và gìn giữ). Việc chăm sóc của Thiên Chúa trở thành một mẫu gương, một khuôn mẫu chăm sóc đối cho con người và trái đất, đặc biệt theo nghĩa sự chăm sóc của Thiên Chúa bảo vệ sự hài hòa của công trình tạo dựng.
– bởi vì hòa bình và bạo lực không thể ở cùng một nơi.
– đỉnh cao của sự hiểu biết Thánh Kinh về công lý được biểu lộ trong cách thức mà một cộng đoàn đối với với những người yếu đuối nhất ở đó.
* Sự chăm sóc trong thừa tác vụ của Chúa Giêsu và Giáo hội sơ khai :
Trong các cử chỉ và các phép lạ (các việc làm) của mình, Chúa Giêsu xác định sự chăm sóc như là :
– Hướng cái nhìn đến tha nhân, chìa tay ra cho những ai túng thiếu : con người (người nghèo, túng thiếu, bệnh nhân, tù nhân…), nhưng còn thiên nhiên, môi trường nữa.
– Các hoàn cảnh mong manh mà cần được giúp đỡ (không phải dưới một hình thức thoáng qua, nhưng là tái trở nên nhân vật chính của hoàn cảnh của người ấy, thư gởi tín hữu Galát 6,2 « mang gánh nặng cho nhau »).
– Sự chăm sóc qua các công việc phục vụ khác nhau mà Giáo hội đã chăm lo cho các chi thể của mình, bằng việc sống và làm chứng cho đức ái của Chúa Kitô.
– Những công việ phục vụ này trở nên những công việc của lòng thương xót (tinh thần và thể xác).
– Sử gia Karl Bihlmeyer phát biểu : « Tinh thần bác ái và hy sinh quên mình của người Kitô hữu vốn đã từng gây ấn tượng mạnh mẽ nơi thế giới ngoại giáo chắc chắn đã không biến mất đi. Những đòi hỏi của thời đại đòi hỏi phải có những dấn thân mới cho việc phục vụ của đức ái Kitô giáo. Biên niên sử đã đề cao nhiều mẫu gương của những việc làm thương xót cụ thể. Giáo hội là một sức mạnh xã hội trong nền văn hóa đang suy tàn vào thời đó. Các Giám mục đã phải tiếp quản từ một nền hành chánh biến chất và thối nát : tiếp quản các chức năng của các vị hữu trách trợ giúp công cộng ; cung cấp lương thực, quần áo và chỗ ở cho người đau khổ và túng thiếu. Giúp đỡ người ngèo, người nô lệ, các tù nhân và những du khách đã trở nên mối bận tâm của họ. Một phần thu nhập của Giáo hội đã được dành cho việc trợ giúp người nghèo. Trong các thành phố lớn như Constantinople và Antioche, công việc của Giáo hội bên cạnh người nghèo phần lớn đã được tổ chức chu đáo. Từ những nỗ lực phối hợp này đã nảy sinh nhiều cô nhi viện, nhà trẻ, nơi trú ẩn cho du khách… vốn không được biết đến trước kỷ nguyên Kitô giáo của các thể chế trợ giúp mọi nhu cầu của con người : các bệnh viện, nhà ở cho người nghèo ».
* Nền văn hóa chăm sóc và các nguyên tắc của học thuyết xã hội của Giáo hội :
– Vào thời điểm của nền văn hóa vứt bỏ, bất bình đẳng, chăm sóc, đó là biết nhìn nhận giá trị, tức là nhìn nhận cá nhân như một Nhân Vị, với một phẩm giá cần phải chăm sóc/quan tâm, với một tiếp cận công ích, bởi vì của cải của công trình tạo dựng được dự định cho mọi người ;
– Đó là lý do tại sao chăm sóc là việc thăng tiến phẩm giá và các quyền của nhân vị.
– Đó là luôn ưu tư chăm lo cho công ích.
– Sự chăm sóc được thực thi qua tình liên đới (tính đa phương), hành động chung.
– Chăm sốc không thể bỏ qua việc « chăm sóc công trình tạo dựng/trái đất/môi trường ».
– Như thế, nền văn hóa « chăm sóc » cho phép nhân loại đứng dậy và tiến bước đến một xã hội công bằng và hòa bình hơn. Chăm sóc có nghĩa là chăm lo các hệ thống/cơ cấu vốn mang lại giá trị.
* Nền văn hóa chăm sóc do đó là chiếc la bàn cho phép đi theo một con đường chung trong tiến trình toàn cầu hóa : những nguyên tắc để nhân bản hóa các hệ thống và các thể chế xã hội, chính trị và kinh tế.
– Nền văn hóa chăm sóc như là diễn tả các mối tương quan giữa các quốc gia, được đặc trưng bởi công lý, lòng tôn trọng và tình huynh đệ.
– Các chính phủ đối với dân chúng, các chính trị gia đối với thường dân : việc chăm sóc như là linh hồn của mọi mối tương quan.
– Các giá trị đối nghịch : sự dửng dưng, sự thiếu vô vị lợi, quan sát từ ban công.
- Giáo dục việc chăm sóc :
– ý nghĩa từ nguyên của « văn hóa » … gốc Ấn-Âu là « kuel » (cố gắng, hy sinh bản thân vì một mục tiêu).
– Giáo dục về văn hóa chăm sóc tìm thấy nguồn gốc nơi gia đình, xét như là tác nhân ưu tiên. Tiếp đến là trường học, đại học…, truyền thông xã hội và kỹ thuật số…
– Các tôn giáo và những người truyền tải các giá trị (phẩm giá, tôn trọng, liên đới…)
- Không có hòa bình mà không có chăm sóc :
– Việc chăm sóc là một tiến trình hòa giải, chấp nhận và tôn trọng nhau để thúc đẩy hòa bình.
– Nền văn hóa chăm sóc là động cơ và là cảm hứng để tái lập công lý.
Tý Linh
(theo Zenit)
Message pour la paix : Dieu, garant de l’harmonie de sa création
Tags: bác ái-liên đới, Hòa-bình, Năm-thương-xót, Nhân quyền, Nhân-phẩm, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO CÁC THAM DỰ VIÊN CUỘC HỌP ĐƯỢC TỔ CHỨC BỞI TÒA THƯỢNG THẨM RÔMA
- THƯ VỀ VIỆC ĐỔI MỚI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ GIÁO HỘI
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO