SỨ ĐIỆP PHỤC SINH 2021 : CHÚA GIÊSU CHỊU ĐÓNG ĐINH VÀ PHỤC SINH LÀ NIỀM HY VỌNG, ÁNH SÁNG VÀ SỰ SỐNG CHO NHÂN LOẠI
Trong sứ điệp Phục Sinh 2021 cho thành Rôma và toàn thế giới, Đức Phanxicô cho thấy thế giới khủng hoảng của chúng ta, đặc biệt những ai đau khổ, có thể tìm thấy sự sống, ánh sáng và niềm hy vọng nơi Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh và phục sinh.
Ngài nói : « Đối mặt, hay đúng hơn, giữa thực tại phức tạp này, lời loan báo Đấng Phục Sinh chứa đựng trong vài từ một biến cố mang lại niềm hy vọng không gây thất vọng : « Đức Giêsu, Đấng chịu đóng đinh, đã phục sinh ». Nó không nói với chúng ta về các thiên thần hay bóng ma, nhưng về một con người, một con người bằng xương bằng thịt, với một khuôn mặt và một danh xưung : Giêsu. Tin Mừng chứng thực rằng Đức Giêsu này, bị đóng đinh dưới thời Phongxiô Philatô vì đã nói rằng Ngài là Đấng Kitô, là Con Thiên Chúa, đã phục sinh vào ngày thứ ba, theo như Thánh Kinh và như Ngài đã nói trước với các môn đệ của mình… »
Chính Đấng chịu đóng đinh và phục sinh này « đã mang trên mình sự yếu hèn của chúng ta, những bệnh tật của chúng ta, cái chết của chúng ta ; ngài đã đau nỗi đau đớn của chúng ta, ngài đã gánh lấy sức nặng của tội lỗi của chúng ta… ». Đối với Đức Phanxicô, những vết thương nơi thân xác của Chúa Giêsu là « dấu ấn đời đời của tình yêu của Ngài dành cho chúng ta. Bất kỳ ai trải qua thử thách đau thương, nơi thân xác hay trong tâm hồn mình, đều có thể tìm thấy nơi nương náu nơi những vết thương này, xuyên qua chúng đón nhận ân sủng của niềm hy vọng không gây thất vọng.
Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch đang còn hoành hành, Đức Thánh Cha nhấn mạnh : « Chúa Kitô phục sinh là niềm hy vọng cho tất cả những ai đang con đau khổ do cơn đại dịch, cho các bệnh nhân và những ai đã mất đi một người thân yêu… ».
Đức Phanxicô đặc biệt mạnh mẽ kêu gọi chia sẻ vắcxin, đặc biệt cho các nước nghèo. Ngài nói : « Trong tinh thần của một « chủ trương quốc tế vắcxin », tôi khuyến cáo toàn thể cộng đồng quốc tế cùng dấn thân khắc phục sự chậm trễ trong việc phân phối chúng và tạo điều kiện thuận lời cho việc chia sẻ chúng, cách riêng với các nước nghèo nhất ».
Quan tâm đến các bạn trẻ, Đức Thánh Cha khích lệ : « Đức Giêsu phục sinh cũng là niềm hy vọng cho nhiều bạn trẻ, những người đã buộc phải trải qua thời gian dài không được đến trường hoặc đại học cũng như không được chia sẻ thời gian với bạn bè của mình. Tất cả chúng ta đều cần sống những mối tương quan hiện thực chứ không chỉ ảo, cách riêng vào độ tuổi đang hình thành nên tính tình và nhân cách. (…) Tôi gần gũi các bạn trẻ trên toàn thế giới và, vào thời điểm này, cách riêng các bạn trẻ Miến Điện đang dấn thân cho nền dân chủ bằng cách làm cho tiếng nói của mình được lắng nghe một cách hòa bình, ý thức rằng hận thù chỉ có thể bị loại trừ bằng tình yêu ».
Về người di cư, Đức Thánh Cha cũng cầu xin : « Ánh sáng của Đấng Phục Sinh trở nên nguồn tái sinh cho người di cư đang chạy trốn chiến tranh và sự khốn cùng. Trên khuôn mặt của họ, chúng ta hãy nhận ra khuôn mặt biến dạng và đau khổ của Chúa lên đồi Can-vê. Cầu mong họ không thiếu những dấu chỉ cụ thể của tình liên đới và tình huynh đệ nhân loại, bảo chứng về sự chiến thắng của sự sống trên sự chết mà chúng ta cử hành hôm nay. Tôi cám ơn các nước quảng đại đón tiếp những ai đau khổ và tìm kiếm sự tỵ nạn, cách riêng Li Băng và Giorđan đã đón tiếp nhiều người tỵ nạn chạy trốn cuộc xung đột ở Syria. »
Cũng trong tinh thần hòa bình này, Đức Thánh Cha kêu xin Chúa Kitô phục sinh làm ngưng đi những vũ khí giết người để cho hòa bình và việc đối thoại được tái lập ở Libya, Yémen, Israel và Palestina. « Vẫn còn quá nhiều chiến tranh và bạo lực trên thế giới ! Xin Chúa, sự bình an của chúng ta, giúp chúng ta chiến thắng não trạng chiến tranh ».
Đức Thánh Cha cũng kêu gọi xóa bỏ « mọi hạn chế tự do tín ngưỡng và tôn giáo trên thế giới » « để mỗi người được phép cầu nguyện và ca tụng Thiên Chúa cách tự do ».
Sau cùng, qua sứ điệp này, Đức Phanxicô cũng mời gọi chúng ta « đừng bao giờ quên rằng chúng ta được chữa lành bởi những vết thương của Chúa Kitô (x. 1Pr 2, 24). Dưới ánh sáng của Đấng Phục Sinh, những đau khổ của chúng ta được biến đổi. Ở đâu có sự chết, ở đó giờ đây có sự sống, ở đâu có tang thương, ở đó giờ đây có an ủi. Bằng việc mang lấy thập giá, Chúa Giêsu đã mang lại một ý nghĩa cho các đau khổ của chúng ta và giờ đây chúng ta hãy cầu xin để những hiệu quả hữu ích của việc chữa lành này được mở rộng trên toàn thế giới ».
Tý Linh
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐỨC PHANXICÔ MỞ CỬA THÁNH TẠI NHÀ TÙ REBIBBIA: “HÃY BÁM LẤY NIỀM HY VỌNG”
- LỄ ĐÊM GIÁNG SINH 2024: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- THÁNH GIOAN: “THÁNH TÔNG ĐỒ VÀ THÁNH SỬ KHÔNG PHẢI LÀ CÙNG MỘT NGƯỜI”
- CÁC NĂM THÁNH QUA DÒNG LỊCH SỬ
- NĂM THÁNH 2025: CHỈ BỐN CỬA THÁNH ĐƯỢC MỞ TẠI RÔMA
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”