SỰ GẦN GŨI, LÒNG TRẮC ẨN VÀ SỰ DỊU DÀNG PHẢI HƯỚNG DẪN MỐI TƯƠNG QUAN CỦA CHÚNG TA VỚI NGƯỜI NGHÈO
Hai ngày sau cuộc gặp gỡ với 500 người nghèo ở Assidi, Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ ở vương cung thánh đường thánh Phêrô nhân Ngày Thế giới người nghèo lần thứ V. Trong bài giảng của mình, ngài đã liên kết « những nỗi đau khổ hôm nay » và « niềm hy vọng ngày mai », trong viễn cảnh gặp gỡ với Chúa Giêsu.
« Chúng ta đang ở trong một lịch sử được ghi dấu bằng những gian truân, bạo lực, đau khổ và bất công, trong niềm mong đợi một cuộc giải thoát dường như không bao giờ đến. Trước hết, chính những người nghèo, những mắt xích yếu nhất, bị tổn thương, bị áp bức và đôi khi bị đè bẹp », Đức Thánh Cha Phanxicô nhìn nhận và đồng thời nêu rõ rằng « Ngày Thế giới người nghèo, mà chúng ta cử hành, đòi hỏi chúng ta đừng quay lưng, đừng sợ nhìn sâu sát hơn nỗi đau khổ của những người yếu đuối nhất ».
Nhưng Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh « niềm hy vọng ngày mai », được hiện thân nơi Chúa Giêsu, Đấng muốn « mở ra cho chúng ta niềm hy vọng, kéo chúng ta ra khỏi sự lo âu và nỗi sợ hãi trước sự đau khổ của thế giới ». Và những dấu của niềm hy vọng này có thể nở hoa ngay từ hôm nay. « Ơn cứu độ của Thiên Chúa không chỉ là một lời hứa về thế giới bên kia, nhưng nó lớn lên từ bây giờ trong lịch sử bị tổn thương của chúng ta, nó khai thông một con đường giữa những áp bức và bất công trên thế giới. Giữa những giọt nước mắt của người nghèo, Vương quốc của Thiên Chúa được triển nở như là như những chiếc lá dịu dàng của một cái cây và dẫn đưa lịch sử đến mục đích của nó, đến cuộc gặp gỡ sau cùng với Chúa, Vua Vũ Trụ, Đấng sẽ giải thoát chúng ta cách dứt khoát », Đức Thánh Cha giải thích và nhìn nhận rằng « tất cả chúng ta đều có một tâm hồn bệnh hoạn, một lịch sử bị tổn thương ».
Vì thế, các Kitô hữu có bổn phận « nuôi dưỡng niềm hy vọng ngày mai bằng cách chữa lành nỗi thống khổ hôm nay. Quả thế, niềm hy vọng nảy sinh từ Tin Mừng không hệ tại chờ đợi cách thụ động để mọi sự được tốt hơn mai ngày, nhưng cụ thể hóa hôm nay lời hứa cứu độ của Thiên Chúa », bằng những cử chỉ cụ thể. « Sự gần gũi, lòng trắc ẩn, sự dịu dàng » là những thái độ cần thiết cho một mối tương quan sâu xa với người nghèo.
Huy động qua những cử chỉ cụ thể
Đức Thánh Cha tiếp tục nhấn mạnh : « Nếu niềm hy vọng của chúng ta không được thể hiện bằng những chọn lựa và cử chỉ cụ thể của sự quan tâm, công bằng, liên đới, săn sóc ngôi nhà chung, thì những nỗi đau khổ của người nghèo sẽ không thể được xoa dịu, nền kinh tế vứt bỏ buộc họ sống bên lề sẽ không thể thay đổi, những mong đợi của họ sẽ không thể có triển vọng. Chính chúng ta, cách riêng người Kitô hữu, tổ chức niềm hy vọng, thể hiện nó trong đời sống cụ thể mỗi ngày, trong các mối tương quan nhân loại, trong sự dấn thân xã hội và chính trị ». Ngài đưa ra ví dụ, ở Vatican, về công việc của Ủy ban từ thiện của Tòa Thánh, trong đó các nhân viên không bằng lòng với việc cho tiền mà thôi, nhưng còn tạo nên một sự năng động về niềm hy vọng.
« Chúng ta phải chiến thắng sự khép kín, sự cứng nhắc bên trong », vốn là một cám dỗ của Giáo hội ngày nay. « Không có ích gì khi nói về các vấn đề, tranh cãi, công phẫn – điều đó, tất cả mọi người đều biết cách làm điều đó ». Trái lại, cần phải lấy cảm hứng từ những chiếc lá của cây vả, « mỗi ngày, kín đáo biến không khí bẩn thành không khí sạch. Chúa Giêsu muốn chúng ta là ‘những người cải thiện’ : những người dìm mình vào bầu khí nặng nề mà tất cả mọi người đang hít thở, để đáp lại sự dữ bằng sự thiện (x. Rm 12, 21). Những người hành động : bẻ bánh với người đói khát, hành động vì công lý, nâng đỡ người nghèo và tái lập phẩm giá của họ », như người Samaritanô nhân hậu đã làm.
Đức Thánh Cha đã khuyến khích một « Giáo hội ngôn sứ mà, qua sự hiện diện của mình, nói với những tâm hồn lầm lạc và những người bị loại trừ của thế giới : « Can đảm lên, Chúa đã gần đến, đối với bạn cũng thế có một mùa hè nổi lên giữa mùa đông. Ngay cả từ đau khổ của bạn có thể nảy sinh niềm hy vọng ». Chúng ta hãy mang cái nhìn hy vọng này cho thế giới. Hãy mang nó cách dịu dàng cho người nghèo, mà không phán xét họ. Chính chúng ta sẽ bị phán xét. Bởi vì ở đó, giữa họ, có Chúa Giêsu, bởi vì ở đó, nơi họ, có Chúa Giêsu, Đấng đang chờ đợi chúng ta », Đức Thánh Cha kết luận.
Nhiều người nghèo đã được mời đến tham dự buổi cử hành. Kết thúc thánh lễ, một bữa ăn được dành cho họ trên quảng trường Thánh Phêrô.
Tý Linh
(theo Vatican News)
Tags: bác ái-liên đới, Công-lý, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?