SỰ GIẬN DỮ, ĐỨC KHÔN NGOAN, SỰ NGHI NGỜ… SUY TƯ CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG MỘT CUỘC TRAO ĐỔI MỚI
« Những cuộc khủng hoảng đức tin không phải là những lỗi lầm chống lại đức tin…chúng cho thấy nhu cầu càng đi vào sâu hơn nữa trong mầu nhiệm của Thiên Chúa », Đức Phanxicô đã khẳng định như thế trong một cuộc trao đổi với cha Marco Pozza, mà tờ nhật báo « Il Corriere della Sera» đã công bố một số trích đoạn vào ngày 27/2/2021.
Đức Phanxicô nói chuyện với tuyên úy của nhà tù Padoue cho 7 tập phim truyền hình được chiếu trên kênh Nove-Discovery Italia – và cho tác phẩm có tựa đề « Những tật xấu và các nhân đức » (“Dei vizi e delle virtù”, nhà xuất bản Rizzoli), sẽ được xuất bản vào ngày 2/3. Chủ đề được gợi hứng từ bức bích họa của Giotto trong nhà nguyện Scovegni ở Padoue, mô tả những tật xấu và các nhân đức (công bằng/bất công, dũng mạnh/không kiên vững, tiết độ/giận dữ, khôn ngoan/khờ dại, đức tin/bất trung, hy vọng/tuyệt vọng, bác ái/ghen tỵ).
Đức Phanxicô nhấn mạnh : « Có nhiều người đức hạnh, có nhiều người thói hư, nhưng đa số là sự pha trộn các nhân đức và tật xấu. Một số người tốt lành trong nhân đức này nhưng lại có một số điểm yếu. Bởi vì tất cả chúng ta đều dễ bị tổn thương. Và chúng ta phải xem xét nghiêm túc tính tổn thương hiện sinh này. Điều quan trọng cần biết nó, như là kim chỉ nam cho hành trình chúng ta, cho cuộc sống của chúng ta ».
Đức Thánh Cha đặc biệt nói về sự giận dữ, « một cơn bão mà mục đích là phá hủy », ngài đưa ra ví dụ về sự quấy rối ở trường học : « Những trẻ nhỏ cũng có khả năng phá hủy người khác. (…) Sự quấy rối nảy sinh khi, thay vì tìm kiếm căn tính của mình, người ta giảm thiểu và tấn công căn tính của người khác (…). Cách duy nhất để ‘chữa lành’ khỏi sự quấy rối là chia sẻ, sống chung, đối thoại, lắng nghe người khác, cần thời gian vì thời gian làm nên tương quan. Mỗi người trong chúng ta đều có điều gì đó tốt lành để cho người khác, mỗi người trong chúng ta đều cần đón nhận từ người khác điều gì đó tốt lành ».
Trái lại, cơn thịnh nộ của Thiên Chúa có mục đích mang lại công lý : « Cơn lụt hồng thủy (…) là một hình ảnh về cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, Đấng, mà theo Thánh Kinh, đã thấy quá nhiều điều xấu xa và quyết định xóa bỏ nhân loại… Thiên Chúa đã bùng nổ cơn thịnh nộ của mình, nhưng Ngài đã nhìn thấy một người công chính, đã nắm lấy người ấy và cứu thoát người ấy. Câu chuyện ông Nô-ê cho thấy rằng cơn thịnh nộ của Thiên Chúa cũng là mang ơn cứu độ ».
Đề cập đến việc khám phá của khoa khảo cổ học về những dấu vết của một cơn đại hồng thủy, « có lẽ do việc hâm nóng khí hậu và sự tan chảy của các sông băng », Đức Thánh Cha báo trước : « Đó là những gì sẽ diễn ra bây giờ nếu chúng ta tiếp tục cùng con đường đó ».
Ngài dừng lại ở đức khôn ngoan (thận trọng), mà không phải là nhân đức của « người không bao giờ bị bẩn, người rửa tay bằng thuốc tẩy trùng », nhưng là « nhân đức của việc quản trị ». « Người quản trị thiếu khôn ngoan thì sẽ quản trị tồi và làm những điều xấu, người ấy đưa ra những quyết định xấu, vốn luôn phá hủy dân tộc ».
Đối với Đức Phanxicô, « đức khôn ngoan đi đôi với sự thiện cảm, với sự đồng cảm đối với hoàn cảnh, con người, thế giới, các vấn đề ». Và đức khôn ngoan không phải luôn luôn cân bằng » : « Đôi khi sự khôn ngoan cần phải bất cân bằng, để đưa ra những quyết định tạo nên sự thay đổi ».
Trong suốt buổi trao đổi, ngài cũng suy niệm về sự nghi ngờ : « Ma quỷ làm cho bạn nghi ngờ, rồi cuộc sống, rồi những bi kịch : tại sao Thiên Chúa cho phép điều đó ? Nhưng chắc chắn niềm tin là không ổn (…). Vấn đề, đó không phải là có kiên nhẫn. Trong vườn cây Dầu, Chúa Giêsu phải chăng là người hạnh phúc không ? … Hãy nghĩ bị Thiên Chúa bỏ rơi là một kinh nghiệm đức tin mà biết bao nhiêu vị thánh và nhiều người thời nay đã cảm nhận…nhưng họ không mất đức tin. Họ bảo vệ ân huệ này : vào thời điểm này tôi không cảm thấy gì, nhưng tôi bảo vệ ân huệ đức tin ».
Và Đức Thánh Cha cho rằng : « Đối với Kitô hữu mà chưa bao giờ trải qua những trạng thái tâm hồn này, thì người ấy còn thiếu điều gì đó (…). Một đức tin không có những thử thách này, tôi nghi ngờ rằng đó là đức tin đích thực ».
Tý Linh
(theo ZENIT)
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- LỄ ĐÊM GIÁNG SINH 2024: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- THÁNH GIOAN: “THÁNH TÔNG ĐỒ VÀ THÁNH SỬ KHÔNG PHẢI LÀ CÙNG MỘT NGƯỜI”
- CÁC NĂM THÁNH QUA DÒNG LỊCH SỬ
- NĂM THÁNH 2025: CHỈ BỐN CỬA THÁNH ĐƯỢC MỞ TẠI RÔMA
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”