SỰ HIỆP NHẤT CỦA GIÁO HỘI CHÍNH THỐNG GIÁO NGA BỊ ĐE DỌA BỞI NHỮNG LỜI TUYÊN BỐ CỦA THƯỢNG PHỤ KIRILL
Trong khi hội nghị sắp đến của Giáo hội Chính Thống giáo Nga sẽ bị hoãn lại, thì các Giáo hội bên ngoài nước Nga tự tách mình khỏi Thượng phụ của Moscou. Việc quy chiếu đến Đức Kirill càng ngày càng bị hàng giáo sĩ phản đối.
Không có gì diễn ra tốt đẹp trong Giáo hội Chính Thống giáo Nga nữa. Những tiếng nói nổi lên chống lại sự đồng lõa của Thượng phụ Kirill với mục tiêu chiến tranh của Vladimir Putin ngày càng nhiều. Những phát biểu mang tính đảng phái của Thượng phu Moscou đã khơi dậy sự náo động, thậm chí là sự phẫn nộ, điều này có thể dẫn đến sự ly giáo của các Giáo hội Chính Thống giáo Nga bên ngoài nước Nga.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi những phản ứng trước tiên bắt nguồn từ Giáo hội Chính Thống giáo Nga ở Ucraina. Về mặt lịch sử thân Nga, cộng đồng Chính Thống giáo Ucraina có liên hệ với Tòa Thượng phụ Moscou đã nhanh chóng kêu gọi hòa bình và tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Ucraina.
Nhiều thành viên của hàng giáo sĩ Ucraina kể từ đó đã cắt đứt với Tòa Thượng phụ Moscou. « Được hướng dẫn bởi lương tâm luân lý của mình », vào cuối tháng Hai vừa qua, họ đã quyết định « không còn nhớ đến Thượng phụ Moscou trong các buổi phụng vụ ». Các tín hữu không còn chịu được khi nghe đến tên của Thượng phụ Kirill.
Làn gió nổi loạn
Trưởng giáo chủ của Kiev Onufrij, người đứng đầu Giáo hội Chính Thống giáo Nga ở Ucraina, từ ban đầu đã tố giác cuộc chiến tranh, « một tội nghiêm trọng trước nhan Thiên Chúa (…). Một cuộc chiến tranh như thế không thể có biện minh nào trước mặt Thiên Chúa cũng như trước mặt con người ».
Làn gió nổi loạn đã lan rộng ra bên ngoài Giáo hội ở Ucraina. Những lời kêu gọi hòa bình và đối thoại hầu như nhất trí. Các linh mục của Giáo hội Chính Thống giáo Nga ở Amsterdam đã thông báo hôm 12/3 rằng không chỉ họ không còn nhắc đến Đức Thượng phụ trong các buổi cử hành từ một vài tuần qua, nhưng từ nay họ rời bỏ Tòa Thượng phụ Moscou để dựa vào Tòa Thượng phụ Constantinople : « Hàng giáo sĩ đã nhất trí thông báo rằng họ không còn có thể hoạt động trong Tòa Thượng phụ Moscou và không còn có thể mang lại một bầu khí an toàn về mặt thiêng liêng cho các tín hữu của chúng ta nữa », trang web của giáo xứ cho biết.
Nếu Đức Marc, Trưởng Giáo chủ của Berlin và Đức, gần đây nhấn mạnh đến sự cần thiết bảo vệ sự hiệp nhất của Giáo hội, thì những căng thẳng càng ngày càng rõ ràng, và chính sự hiệp nhất của Giáo hội Chính Thống giáo Nga đang bị đe dọa. Vào ngày 21/3, đến lượt Thượng hội đồng Giám mục của Giáo hội Chính Thống giáo Nga bên ngoài nước Nga đã cho phép các linh mục ngừng gợi lên Thượng phụ Kirill trong phụng vụ. Không hề tầm thường, cử chỉ này về mặt thần học đánh dấu sự đoạn tuyệt hiệp thông Giáo hội, một số người thậm chí còn nhận thấy đó là sự khởi đầu của một cuộc ly giáo trong Giáo hội Chính Thống giáo Nga.
Ly giáo hay cách chức
Nếu đây không phải là sự ly giáo của nhiều Giáo hội, thì lối thoát khác sẽ có thể ngang qua việc lên án – dù lúc này là ảo tưởng – Thượng phụ Moscou bởi những người đồng cấp với Thượng phụ Moscou. Trong một diễn đàn, thần học gia Chính Thống giáo Jean-François Colosimo mở ra con đường cho việc cách chức Đức Kirill: “Chính quyền của ngai tòa Constantinople, mà việc thực thi quyền tối thượng thuộc về đó (…) tập hợp những người đứng đầu của các Giáo hội địa phương, mà Đức Kirill đã làm tổn hại rất nhiều, để phế truất ngài cách tập thể. Tức là cách chức ngài bằng cách ra vạ tuyệt thông mà ngài đã tự trừng phạt mình”.
Tý Linh
(theo nhật báo La Croix)
Tags: Âu Châu, Hiệp-nhất, Hòa-bình
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC