SỰ HOÀN THIỆN CÓ PHẢI LÀ MỘT NHÂN ĐỨC KITÔ GIÁO KHÔNG ?
Ngày nay được nhìn với một sự nghi ngờ nào đó, sự hoàn thiện từ lâu đã thu hút các Kitô hữu khao khát nên thánh. Có cần phải ao ước trở nên hoàn thiện không?
Sự hoàn thiện không có tiếng tốt. Bị nghi ngờ đang đè nặng lên vai những người đương thời của chúng ta bằng một gánh nặng tội lỗi hoặc dẫn đến kiệt sức, nó được nhìn với một sự nghi ngờ nào đó. Ngược lại, sự không hoàn thiện sẽ là nguồn gốc của các nhân đức, một “ân sủng”, một “sự học hỏi”… như các tiêu đề của những cuốn sách phát triển cá nhân hoặc tâm linh Kitô giáo gợi ý. Vậy làm thế nào nghe thấy tiếng Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ trong Bài giảng trên núi: “Vậy các con sẽ nên hoàn thiện như Cha các con trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5, 48). Sự hoàn thiện có phải là một nhân đức Kitô giáo cần vun trồng?
Đối với tác giả Jacqueline Kelen, điều đó không còn nghi ngờ gì nữa: “Trên bình diện đời sống nội tâm, điều tối thiểu nhất chúng ta có thể làm là phấn đấu để trở nên tốt hơn, hết sức tốt hơn nếu không muốn nói là hoàn thiên.” Bà giải thích : “Sửa mình”, “sửa đổi bản thân”, “cải thiện bản thân”, “hoàn thiện bản thân” là những thuật ngữ nằm trong từ vựng luân lý và tâm linh. “Sự hoàn thiện, đó là niềm khao khát điên cuồng về điều tuyệt đối và sự nâng tâm hồn lên. Nó thật đẹp.”
Nhưng một ao ước như vậy, nếu được định hướng sai, có thể dẫn đến một cuộc chạy đua về thành tích, đến sự kiệt sức hoặc một dạng cứng nhắc loại bỏ mọi niềm vui và mọi hy vọng. Lúc đó, nó có nguy cơ “đẩy chúng ta ra xa hạnh phúc mà Thiên Chúa đề nghị cho chúng ta bằng cách len lỏi vào nhiều lĩnh vực của cuộc sống chúng ta: từ người mẹ hoàn hảo trong gia đình đến người quản lý kinh doanh hoàn hảo, bao gồm cả những người dâng lên Chúa lòng trung thành hay phụng vụ hoàn hảo. Không ai được an toàn,” Marion Bertagnolio, thành viên của Dòng Ba Cát Minh cảnh báo (1).
“Một sự nhiệt tình đi theo Chúa Kitô”
“Sự hoàn thiện là một nhân đức Kitô giáo miễn là chúng ta không nhầm lẫn về ý nghĩa của nó”, tu sĩ Dòng Tên Paul Legavre, người ngày nay đang thực hiện sứ mạng đồng hành, khẳng định. Trong mắt ngài, vấn đề không phải là sự hoàn thiện luân lý theo nghĩa một cuộc sống tuân theo Mười Điều Răn, hiến chương này được Thiên Chúa ban cho Môsê trên núi Sinai.
Chúa Giêsu nói đến sự hoàn thiện nào trong Bài Giảng Trên Núi khi Người nói: “Nếu các con không sống công chính hơn các kinh sư và người Pharisêu, các con sẽ không được vào Nước Trời.” (Mt 5, 20)? Bằng cách mời gọi các môn đệ vượt quá “luật của các kinh sư và người Pharisêu”, mời gọi yêu thương kẻ thù của họ, cầu nguyện cho những kẻ bắt bớ họ, Chúa Giêsu khiến họ cảm thấy ảo tưởng muốn tự mình trở nên công chính. Chỉ có Thiên Chúa mới có thể có được tình yêu như thế. Người cho họ thấy rằng điều đầu tiên là lòng khao khát Nước Trời, đó là cảm nghiệm được Thiên Chúa yêu thương mà không có công trạng gì về phía họ. tu sĩ Dòng Tên nhận xét, đây là lý do tại sao sự hoàn thiện hệ tại ở “sự nhiệt tình bước theo Chúa Kitô và tìm kiếm vương quốc của Thiên Chúa bằng tất cả con người, bằng tất cả sức mạnh, bằng tất cả trí thông minh, bằng tất cả tâm hồn của mình”.
Jacqueline Kelen tiếp tục: “Chính mẫu gương của Chúa Kitô luôn thu hút tôi, khuyến khích tôi hướng tới sự hoàn thiện”. Được tường thuật trong Tin Mừng Thánh Gioan, những lời của Chúa Giêsu “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14, 9) thật sự nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta chỉ có thể hiểu được sự hoàn thiện của Thiên Chúa bằng cách chiêm ngưỡng Chúa Kitô trong Tin Mừng để chúng ta được đào luyện bởi cách hiện hữu của Người. Sự hoàn thiện này không phải là siêu phàm hay thiên thần – người ta không gọi Chúa Giêsu là “kẻ mê ăn uống”, “kẻ say rượu”, “bạn của những người thu thuế và tội lỗi” sao? –, nó bám vào đất, bám vào bụi đất ở Galilê, nó để mình được di chuyển bởi những cuộc gặp gỡ.
“Để Thiên Chúa yêu thương, tin tưởng và hy vọng nơi chúng ta”
Trong cuốn Éloge spirituel de l’imperfection (2) của mình, nhà báo Alexia Vidot đề nghị hãy trở thành “đất sét” một lần nữa. Bà nhấn mạnh : “Đời sống Kitô hữu không ở trên cao mà ở trên mặt đất và tầm thường. Chính Thiên Chúa đã nhập thể. Chúng ta phải ưng thuận với những gì chúng ta là: những hữu thể, chắc chắn được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, nhưng được mời gọi nhận ra sự giống nhau này, chưa hoàn thiện”. Thay vì biện hộ cho sự xoàng xĩnh, bà mời gọi chúng ta xem lại quan niệm của chúng ta về đời sống Kitô hữu và sự thánh thiện bằng cách suy niệm dụ ngôn mô tả một người Pharisêu và một người thu thuế đang cầu nguyện trong Đền Thờ (Lc 18, 9-14). Người Pharisêu mừng rỡ với sự tiến bộ của mình. Bà nhận xét : “Ông ta đang leo lên chiếc thang tồi, cái thang của những nhân đức tự nhiên mà ông ta phải leo từng bậc một, liên tục cho đến khi đạt đến đỉnh. Theo nghĩa này, ông ta trau dồi các nhân đức của mình nhưng lại trượt mục tiêu vì ông ta chỉ dựa vào bản thân và phớt lờ ân sủng”. Loại hoàn thiện này liên quan nhiều đến sự kiêu ngạo và ý chí được trở nên công chính nhờ bản thân hơn là chấp nhận được Thiên Chúa cứu độ. Đó là hành động “hãy tự cứu lấy mình” do đám đông ném vào mặt Chúa Kitô dưới chân thập giá và chính Chúa Giêsu đã bác bỏ.
Không giống như người Biệt phái, người thu thuế trong dụ ngôn đấm ngực và phó thác cho Thiên Chúa. Tuy nhiên, Marion Bertagnolio khuyên: “Điều đầu tiên chúng ta có thể làm để thoát khỏi việc ‘hãy tự cứu lấy mình’” , đó là nói với Chúa “về mọi lo lắng của chúng ta”, “giao phó cho Ngài mọi hoàn cảnh nhỏ nhặt nhất mà chúng ta gặp phải”. Như thế, “sự hoàn thiện vốn sẽ làm vui lòng Chúa và vui lòng chúng ta, là sự hoàn thiện nhờ đó chúng ta sẽ để cho Chúa uốn nắn chúng ta, qua mọi khoảnh khắc của cuộc đời chúng ta.”
Phó thác mọi sự cho Thiên Chúa, những ao ước lớn lao cũng như những yếu đuối của mình, với niềm tin tưởng rằng Ngài sẽ biến điều đó thành điều gì đó, đó là điều Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu đã trải nghiệm. Thánh nữ, một người quá nhạy cảm vào thời thơ ấu, đã có thể trải qua một đêm tối đức tin một cách anh hùng vào cuối đời. Alexia Vidot lưu ý thêm: “Sự hoàn thiện mà Chúa Giêsu mời gọi chúng ta đạt tới đòi hỏi một sức mạnh tâm hồn nào đó, một lòng can đảm nào đó và sự cộng tác tích cực nào đó từ phía chúng ta, nhưng với ý thức rằng những nỗ lực của chúng ta sẽ vô ích nếu chúng ta không phó thác cho ân sủng của Thiên Chúa”. Giống như sự thánh thiện – điều mà người ta thường nhầm lẫn với sự hoàn thiện – sự hoàn thiện Kitô giáo không hệ tại điều gì khác ngoài việc “để Thiên Chúa yêu thương, tin tưởng, và hy vọng nơi chúng ta”. Và nhà báo trích dẫn những lời soi sáng này của thi sĩ Marie Noël: “Sự thánh thiện, đó không phải là một nhân đức, đó không phải là tất cả các nhân đức. Sự thánh thiện, đó không phải là những phẩm chất nổi bật nhất của bạn, đó không phải là những hy sinh anh hùng nhất của bạn, đó không phải là sự hoàn thiện của bạn. “Sự thánh thiện, đó là Ta, là Thiên Chúa, ở trong bạn, là con người.” ”
——————————————————-
(1) Bài viết « Osons être parfaits » dans La Perfection, revue Vives Flammes n°303, juin 2016, Éditions du Carmel, 80 p., 7 €.
(2) Artège, 160 p., 9,90€.
——————————–
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn: Florence Chatel, nhật báo La Croix)
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO