SỰ PHÂN BIỆT CỦA ĐỨC JOSEPH RATZINGER GIỮA SIÊU NHIÊN VÀ HOA TRÁI THIÊNG LIÊNG
Trong cuốn “Đối thoại về đức tin” của Vittorio Messori, Đức Bênêđíctô XVI tương lai đã nói về các tiêu chí để đánh giá các hiện tượng được cho là siêu nhiên. Đó cũng chính là những tiêu chí mà chúng ta tìm thấy trong tài liệu mới của Bộ Giáo lý Đức tin.
“Tách biệt khía cạnh thực sự hoặc giả định về tính chất “siêu nhiên” của cuộc hiện ra với khía cạnh hoa trái thiêng liêng của nó.” Đức Hồng y Joseph Ratzinger, khi đó là Bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, đã sử dụng những lời này để trả lời câu hỏi của nhà báo và nhà văn Vittorio Messori. Cuộc trao đổi có trong cuốn sách “Đối thoại về đức tin” (1985).
Trước hết, Đức Bênêđíctô XVI tương lai đã tuyên bố: “Không có cuộc hiện ra nào là cần thiết cho đức tin, Mặc Khải đã kết thúc với Chúa Giêsu Kitô. Chính Người là Mặc Khải. Nhưng chắc chắn chúng ta không thể ngăn cản Thiên Chúa nói với thời đại chúng ta, qua những con người đơn sơ cũng như qua những dấu chỉ ngoại thường vốn tố cáo sự thiếu sót của các nền văn hóa đang thống trị chúng ta, bị che đậy bởi chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa thực chứng. Những cuộc hiện ra mà Giáo hội đã chính thức chấp nhận… có một vị trí nhất định trong sự phát triển đời sống của Giáo hội trong thế kỷ qua. Chúng cho thấy, ngoài những điều khác, rằng Mặc Khải – mặc dù độc đáo, đã kết thúc và do đó không thể vượt qua – không phải là một điều bỏ đi, nó sống động, sống còn. Hơn nữa, một trong những dấu chỉ của thời đại chúng ta là những báo cáo về “các cuộc hiện ra của Đức Mẹ” đang gia tăng trên khắp thế giới…”.
Ngài nói tiếp: “Một trong những tiêu chí của chúng tôi là tách biệt khía cạnh thực sự hoặc giả định về “tính chất siêu nhiên” của cuộc hiện ra với khía cạnh hoa trái thiêng liêng của nó. Những cuộc hành hương của Kitô giáo sơ khai đã đến những nơi mà những bộ óc phê phán hiện đại của chúng ta đôi khi bối rối về “chân lý khoa học” của truyền thống gắn liền với chúng. Điều này không làm mất đi sự kiện rằng những cuộc hành hương này có hiệu quả, lợi ích, quan trọng cho đời sống của người Kitô hữu. Vấn đề không phải là sự phân bình khắt khe hiện đại (mà sau đó dẫn đến một hình thức cả tin mới) nhưng là vấn đề đánh giá sức sống và tính chính thống của đời sống tôn giáo đang phát triển xung quanh những nơi này”.
Tý Linh
(theo Vatican News)
Tags: Bênêđíctô XVI
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC