SỪNG CỪU LÀ NGUỒN GỐC CỦA NĂM THÁNH
Từ “Jubilé” (Năm Thánh) xuất phát từ tiếng Do Thái “yōbēl”, có nghĩa là “Sừng cừu”. Nó quy chiếu đến âm thanh của chiếc sừng cừu vang lên để thông báo những ngày lễ lớn của người Do Thái, và đặc biệt là những Năm Thánh 50 năm một lần.
Truyền thống ban đầu xuất phát từ đức tin của Abraham khi ông thể hiện sự vâng phục của mình bằng cách chấp nhận hy sinh con trai mình là Isaac. Cuối cùng, Thiên Chúa đã ban cho ông một con cừu đực đang bị kẹt sừng trong bụi cây, mà ông đã dùng để dâng làm vật hiến tế thay cho con trai mình. Để kỷ niệm tình tiết này, truyền thống Thánh Kinh thường xuyên trích dẫn chiếc sừng cừu được gọi “Shofar” được vang lên vào mỗi ngày lễ lớn, chẳng hạn như Rosh haShanah, Năm mới của người Do Thái, hay Yom Kippur, Ngày xá tội.
Ngày Sabát mười hai tháng, hủy bỏ sự bất bình đẳng và giải phóng nô lệ
Truyền thống Jobel (nghĩa đen là “con cừu đực”) được ghi lại trong chương 25 của Sách Lêvi, và yêu cầu phải có một năm nghỉ lễ sau “bảy tuần năm, nghĩa là bảy lần bảy năm; thời gian của bảy tuần năm đó là bốn mươi chín năm”. Năm thứ năm mươi này là một năm thánh, và sự khởi đầu của nó được đánh dấu bằng tiếng tù và Shofar. Trong mười hai tháng, đất không được canh tác để tái tạo, và người dân Israel được mời ăn những vụ thu hoạch trước đó.
Ngoài ra, mọi người đều phải lấy lại quyền sở hữu đất đai của mình. Cụ thể, điều này có nghĩa là khôi phục sự bình đẳng như Riccardo Shemuel Di Segni, Rabbi trưởng của Rôma, giải thích: “Đây là hệ thống trong Thánh Kinh mà theo đó khi dân Israel đến Đất Hứa, vùng đất được phân chia giữa các bộ lạc và trong nội bộ các bộ lạc, giữa các gia đình khác nhau, để mỗi gia đình có một mảnh đất. Có thể xảy ra rằng, tùy theo diễn biến của thời đại, của nền kinh tế, có người mất tất cả, có người tích lũy tài sản. Năm Thánh có nghĩa là đặt lại mọi thứ về số 0, nghĩa là mỗi người đều quay trở lại tài sản ban đầu của mình”.
Cuối cùng, vẫn theo quy định của sách Lêvi, Năm Thánh đã ban cho sự giải phóng nô lệ: “Nếu người anh em của (các) ngươi lâm cảnh túng thiếu bên cạnh (các) ngươi và phải bán mình cho (các) ngươi, thì (các) ngươi không được bắt nó làm công việc của người nô lệ; nó sẽ ở với (các) ngươi như một người làm thuê, một khách trọ, và sẽ phục vụ trong nhà (các) ngươi cho đến năm toàn xá; khi đó, nó cùng với con cái nó sẽ ra khỏi nhà (các) ngươi, sẽ trở về thị tộc mình, sẽ trở về phần sở hữu của cha ông nó. Quả thế, chúng là tôi tớ của Ta, mà Ta đã đưa ra khỏi đất Ai-cập, không được bán chúng như bán nô lệ.”
Một thông điệp về niềm hy vọng và công bằng xã hội
Do đó, tiếng tù và Shofar đã thông báo “khả năng được trao cho mỗi người để xây dựng một cuộc sống xứng đáng với lượng đất tối thiểu,” Rabbi Di Segni lưu ý, đặc biệt là vào thời điểm mà “đất đai, nông nghiệp, là nguồn sinh kế chính. Do đó, mỗi người đều phải có phần sinh kế của mình. Và nếu, theo năm tháng, ai đó trở nên giàu có hơn và ai đó trở nên nghèo đi, thì Năm Thánh sẽ giúp tổ chức lại mọi thứ, khiến mọi người bắt đầu lại với những khả năng như nhau.”
Ngày nay, chức năng của các Năm Thánh đã tiến triển đối với Giáo hội Công giáo vì chúng được cử hành 25 năm một lần, và đôi khi là ngoại lệ (như năm 2015 nhân dịp kỷ niệm 50 năm Công đồng Vatican II). Vào năm 2025, Năm Thánh sẽ diễn ra tại Rôma, do đó sẽ nằm trong truyền thống lâu đời này của Cựu Ước.
Tý Linh
(theo Paolo Ondarza, Vianney Groussin, vatican news)
Tags: năm thánh 2025
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- “VIỆC BẦU ĐỨC LÊÔ XIV ĐÁNH DẤU BƯỚC NGOẶT TRONG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI”
- PHẬT TỬ VÀ KITÔ HỮU TRONG CUỘC ĐỐI THOẠI GIẢI THOÁT CHO THỜI ĐẠI CHÚNG TA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV GỬI CÁC CHUYÊN VIÊN TRUYỀN THÔNG : HÃY CHỌN LỰA CON ĐƯỜNG TRUYỀN THÔNG HÒA BÌNH
- MẬT NGHỊ HỒNG Y: ĐHY PAROLIN VÀ ĐHY PREVOST ĐƯỢC PHIẾU “RẤT CAO” TRONG CUỘC BỎ PHIẾU ĐẦU TIÊN ?
- CHÚA NHẬT ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VỚI CÁC TÍN HỮU VÀ TẠI MỘ THÁNH PHÊRÔ
- TỪ LÊÔ XIII ĐẾN LÊÔ XIV, VẤN ĐỀ XÃ HỘI MỚI
- MẬT NGHỊ: VÀ CÁC HỒNG Y BẮT ĐẦU PHÁT BIỂU NGAY SAU ĐÓ
- ĐỨC LÊÔ XIV TẠI MỘT ĐỀN THÁNH CỦA DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ VÀ TẠI MỘ ĐỨC PHANXICÔ
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV CHO HỒNG Y ĐOÀN : « NGÀY NAY GIÁO HỘI TRAO CHO MỌI NGƯỜI DI SẢN HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA MÌNH »
- CHÂN DUNG, KHẨU HIỆU VÀ HUY HIỆU CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- BỀ TRÊN TỔNG QUYỀN DÒNG AUGUSTINÔ: ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV ‘THỰC SỰ GẦN GŨI VỚI MỌI NGƯỜI’
- TÌM HIỂU DÒNG THÁNH AUGUSTINÔ CỦA ĐỨC LÊÔ XIV
- “NGÀI ĐÃ CÓ MỘT TỶ SỐ TUYỆT VỜI” TẠI MẬT NGHỊ
- XÓA MÌNH ĐI ĐỂ CHÚA KITÔ Ở LẠI
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV NGÀY 9/5/2025
- TIỂU SỬ ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV
- THÁNH LỄ KHAI MẠC TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG CỦA ĐỨC LÊÔ XIV VÀO NGÀY 18 THÁNG 5
- “GIÁM MỤC LÀ MỘT MỤC TỬ GẦN GŨI VỚI DÂN CHÚNG, KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI QUẢN LÝ”
- ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG LÊÔ XIV KÊU GỌI HÒA BÌNH VÀ GIẢI TRỪ VŨ TRANG TRÊN THẾ GIỚI
- HABEMUS PAPAM