SUY NIỆM LỄ CHÚA HIỂN LINH

Written by xbvn on Tháng Một 4th, 2013. Posted in Mai Tá, Năm C

“Tôi đã đợi như ngày tôi đã đợi,”

“Vẫn ngậm ngùi tình về như buổi ngậm tình đi”

(Dẫn từ thơ Nguyễn Tất Nhiên)

Mt 2: 1-12

 Ngày tôi đợi, vẫn ngậm tình về cả vào lúc đạo sĩ ở các nơi tìm đến như trình thuật nay đã kể. Trình thuật nay thánh Matthêu kể về danh nhân/đạo sĩ nước ngoài tìm gặp Đức Chúa, rất Hài nhi. Các ông không đến cùng một lúc với mục đồng trong vùng. Và, theo các tranh vẽ và máng cỏ do người thời sau diễn tả, không thấy vị nào quỳ bái giống như ai. Sự việc các ngài ghé viếng Hài nhi thánh cũng chẳng là điều để ta bàn cãi. Nhưng, vấn đề đặt ra, là: các ngài đã cảm nghiệm gì khi đến gặp? Phải chăng là cảm xúc và kinh nghiệm về một quan hệ?

Đúng thế. Cảm nghiệm căn bản về đời người là cảm nghiệm về quan hệ thân thương giữa người với người. Đó là nền tảng đích thực của mọi hiểu biết vẫn cho ta nghị lực để xử trí. Là, quay hướng về người nào đó mình đã biết yêu thương. Là, ngước mắt nhìn thẳng vào diện mạo của người đó vẫn muốn biết về nhiều thứ, về người, và về ngôn ngữ cùng mọi chi tiết.

Đây cũng là cung cách mà các bậc cha mẹ vẫn ngắm nhìn con trẻ bé nhỏ hoặc trẻ sơ sinh đang đắm mình trong giấc ngủ. Đây, là ánh nhìn của người trợ tá vẫn hướng về người bệnh đang bị cơn bệnh ngặt nghèo cất đi niềm vui thích rời sự sống. Đấy, còn là đường lối mà người đương yêu nhìn bằng ánh mắt mà tình yêu đánh thức cả hai người.

Ánh mắt ấy, đã phá vỡ chu kỳ của mọi thói tật. Ánh mắt nhìn thẳng vào diện mạo không gì có thể che đậy và cũng chẳng có gì để bắt chụp. Ánh nhìn, là thứ gì đó vượt quá đặc thù khiến ta có thể định nghĩa. Là, thứ gì và người nào đó vẫn gần bên. Là, mục tiêu của ước vọng. Là, đối tượng của sự hiền dịu. Là, tên gọi của sự sống có lời mời gọi mọi người hãy nhận biết. Trong khoảnh khắc đầy ân sủng, bề mặt ngoài dù đổ vỡ vẫn muốn sự sống của ta đi xuyên suốt vào với sự thật, rất trổi bật.

Khoảnh khắc ấy không ở lại lâu hơn. Bởi, nó là thời khắc đặc biệt, luôn chiếu toả ánh sáng rất lung linh. Nó có được ý nghĩa là để ta ra như thế. Và, trẻ bé sơ sinh cũng được yêu thương và sống được là nhờ vào ánh mắt của mẹ cha, là những vị vẫn làm việc và cam chịu đau khổ để con mình được lớn lên, có bạn bè nối kết với nhau trong hoàn cảnh riêng tư như họ vẫn kiên quyết thực hiện.

Ta sống sót, là bởi đã thấy ai đó có thể thay đổi con đường sống của ta. Ta không thể nào dính liền vào với khoảnh khắc nào đó dù nó có tốt đẹp đến mấy đi nữa. Bởi, khoảnh khắc đó không dừng lại một chỗ nhưng vẫn đổi thay hết mọi sự. Qua ánh sáng nó chiếu rọi, ta đọc được tất cả những gì xẩy đến với ta, biết được nền giáo dục ta hấp thụ. Biết được cả những ước ao và sự kiện mình từng thất bại hoặc hành tựu.

Nhờ ánh nhìn này, ta biết được tên tuổi của người khác. Bởi, đó không chỉ là tiếng khóc hoặc khoảnh khắc có cảm xúc lắng đọng về Đạo. Nhưng là ánh sáng; là sự khôn ngoan gồm đủ nội dung ở trong đó, có cả nội dung kết quả, chính là ta.

Ở nơi ánh nhìn này, luôn có khác biệt giữa sự việc ‘nhìn vào người nào’ và cảm giác như có người đang nhìn mình. Ta thường có cảm giác ấy khi chiêm ngắm nhìn tác phẩm nghệ thuật, lại thấy chân dung ta chiêm ngắm, lại cũng đang nhìn ta, đi vào hồn ta. Khi ngắm nhìn, ta đâu hãi sợ, dù ánh nhìn ấy đang đối diện nhìn vào ta khiến ta mất mát, để lạc mất nguyên nhân tạo ao ước. Chính đó là lý do cắt nghĩa tại sao khi nhìn sự vật, ta lại lẩn tránh ánh nhìn bằng cách quay lại nhìn bằng mắt.

Lại cũng có người khám phá ra Đức Kitô theo kiểu cách giống hệt thế. Họ vẫn cứ nhìn như thể đang kiếm tìm Đấng Cứu Độ đến độ không biết được rằng chính Chúa vẫn nhìn họ mà họ không thấy. Nhưng sau đó, họ mới hiểu và mới “thấy”.

Mừng Hiển Linh, ta vẫn nghe quen truyện kể về ba đạo sĩ cũng đã rơi vào tình huống tương tự một trò ảo thuật khi các ngài tìm đến với Bêlem nhưng không thấy Hài nhi đâu cả, mà chỉ gặp Đấng Thánh Hiền, là bậc thầy. Các đạo sĩ cũng không thấy trẻ bé nào sinh hạ tại Bêlem, mà chỉ thấy như chính mình được sinh ra ở nơi đó. Bởi, chính khi ấy các ngài mới phát giác ra được mình là ai. Chính vì thế, nên truyện kể nói rất ít về quá trình lý lịch của các ngài. Bởi, lai lịch thuộc lai thời của các ngài mới chính là vấn đề. Và, sự sống đích thực của các ngài khi ấy mới khởi sự.

Chả thế mà, các ngài đã phải tìm con đường khác mà về lại. Bởi, các ngài đã thấy được điều gì đó nơi hài nhi Giêsu, điều mà không ngôn ngữ nào diễn tả được. “Điều gì đó”, cũng chẳng bao giờ rời bỏ các ngài. Chẳng nói hoặc kể lại điều gì cho Hêrôđê nghe. Bởi, cũng chẳng có điều gì khiến các ngài có thể kể lại cho bất cứ ai. Bởi, các ngài đang ở vào tình trạng hiệp thông liên kết, rất đặc biệt.

Đó, mới là ý nghĩa đích thực ở truyện kể, nơi đây. Sự thật ấy, đã từ nơi chốn nào đó rất khác lạ nay đáp xuống ở nơi ta. Ta biết là điều đó cũng rất đúng, nên không có gì phải bàn cãi. Ta không nắm bắt được nó; nhưng nó lại nắm bắt được ta và biến hoá ta ra như thế. Tất cả chỉ tập trung vào mỗi chữ ‘tin’. Tiếng La tinh, cụm từ ‘Credo’ xuất tự tiếng Phạn có nghĩa là “cho đi” con tim và nghị lực sống động vẫn cứ trông chờ một hồi đáp rất hỗ tương. Đây là hành xử của niềm tin vẫn hàm ngụ rằng: ai đó sẽ tin vào ta; hoặc hơn nữa, đã tin tưởng vào nơi ta. Ta đặt nơi đó tất cả mọi ước vọng, mọi xảo thuật như người này đặt nơi người khác; như, ta đặt tin tưởng vào mối bận tâm của người nào đó, rất hiện thực.

Tận phần sâu thẳm của chính mình, con người vẫn cần đến niềm tin tưởng như thế. Mỗi người và mọi người vẫn cần liên hệ với thực tại hệt như vậy. Và ở đây, ta lại có cảm xúc về liên hệ đó. Có làm thế, ta mới hài lòng và thấy an toàn nên đã nhảy chồm trong phấn chấn khiến mình không còn lo ngại về bất cứ lằn ranh hạn chế hoặc ý nghĩa được diễn tả ở trong truyện. Truyện các đạo sĩ ghé viếng Bêlem đã dạy ta bài học hay điều gì đó, ở đây. Khi các đạo sĩ nhìn thấy Chúa, là họ thấy được điều gì đó. Là, các ngài biết chính là Đấng “đó”. Đấng mà mọi người gọi là ‘Đức Chúa’. Truyền thống về Đấng “đó” không bao giờ ngừng kể. Bởi ở thời nào cũng thế, truyện kể về các Đạo sĩ bao giờ cũng nói về các vị đã từng biết Đức Giêsu là Đấng “đó”. Các ngài chẳng khi nào có khả năng dùng ngôn ngữ diễn tả được kinh nghiệm đó cho đúng cách. Cuối cùng, điều đó cũng không cần thiết.

Đạo sĩ không là người Do thái chính thống. cũng chẳng là Do thái một chút nào. Ngược giòng lịch sử, người biết đến Đức Giêsu là ‘Đấng đó’ đều không phải là người Công giáo chính thống. Nhưng cuối cùng, điều đó cũng không thành vấn đề. Chỉ một vấn đề là ‘Đấng đó’ biết chúng ta. ‘Đấng đó’ đã biết hết. Và bao lâu ta biết được những điều này, thì đây là lễ Hiển Linh cho ta. Và, của ta.

Cảm nghiệm rõ điều này, ta hãy ngâm lại lời thơ trên, để hát rằng:

   “Tôi vẫn đợi như ngày tôi đã đợi.

Vẫn ngậm tình về như buổi ngậm tình đi’

(Nghĩa là tôi ấp úng chuyện yêu người,

Cỏ khô như những lời thú tội”

(Nguyễn Tát Nhiên- Tình Một Hai Năm)

Ấp úng chuyện yêu người, như đạo sĩ từng có cảm nghiệm từ ngày gặp Chúa là Hài nhi nhỏ bé. Có ấp úng, cũng đừng hát ‘Tình Một Hai Năm’. Bởi, đã thấy được Chúa rồi, ai cũng hát: “vẫn ngậm tình về như buổi ngậm tình đi” như vẫn đợi. Đợi, Chúa tỏ hiện với mọi người, rất Hiển Linh.

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh

Mai Tá lược dịch

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Một 2024
H B T N S B C
« Th10    
  1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30