SUY NIỆM LỜI CHÚA CHÚA NHẬT II PHỤC SINH

Written by xbvn on Tháng Tư 25th, 2014. Posted in Mai Tá, Năm A

“Người bó gối nghe phút vừa im lặng,”

Để run theo mạch chuyển trận mưa nguồn.”

(Dẫn từ thơ Vũ Hữu Định)

Ga 20: 19-31

            Nhà thơ lâu nay ngồi bó gối để nghe im lặng. Phút lặng im, của mạch chuyển mưa nguồn để run theo. Nhà Đạo đây, không ngồi im lặng có bó gối nhưng vẫn nghe Hội thánh nói về Chúa Sống lại, để còn tin.

            Trình thuật nhà Đạo hôm nay có thánh Gioan nói về các ngày lễ Chúa giảng giải sự sống có trỗi dậy để dân con Đạo mình sẽ làm theo lời Ngài mà sống có niềm tin. Niềm tin hôm nay là tin Chúa sống lại như Lời Ngài khi xưa đã hứa.

            Sống Lại, thánh I-rê-nê khi xa từng giảng giải, rằng: nơi Đức Giêsu Sống lại, mọi trỗi dậy  đem đến cho ta là sự mới lạ sẽ xảy ra. Với mỗi người, điều đó có thể là sự mới mẻ tự bản chất, có loại-hình mới trong lối sống, tức: không có gì giống như trước. Nên, ta phải học rất nhiều điều, và mọi điều trong thế-giới hoàn-toàn mới lạ đối với ta.

            Mới lạ, là vì điều Chúa hứa với ta đều thành hiện-thực. Điều Ngài vẫn nói: sẽ không bao giờ bỏ ta lại một mình đơn chiếc. Và, Ngài đã không làm như thế. Nhưng, Ngài lại đã mang đến cho ta niềm an vui tràn đầy. Và Ngài đã làm điều này. Ngài còn nói: Ngài sẽ cùng ta san-sẻ cùng một sứ-vụ Cha giao. Và ta đã được như thế. Được như thế, nhưng xem ra mọi người như ta vẫn có tâm-trạng sầu buồn, chưa trỗi dậy như Ngài mong muốn ta như thế.

            Giờ đây, hãy thử dùng trí tưởng-tượng của mình để hiểu rõ về trỗi dậy, Phục Sinh rất quang vinh:

-Hãy tưởng-tượng mình là phi-hành-gia đang trên đường vào vũ trụ để kiếm tìm một hành-tinh mới chưa ai khám phá. Đó là điều mới lạ khiến ta vui nhưng bạn bè lại không tin như thế, vẫn cứ cho rằng: chắc ta có vấn-đề nên mới thế. Tại sao không? Bởi hành tinh địa cầu, nay cổ lỗ, rất chán ngán, đầy ô-nhiễm, tinh-thần thì suy sụp, nên ta phải ra đi tìm hành tinh lạ để sống lại và lại sống.

            -Và khi ấy, nhà tổ-chức đã cho ta xem bản-đồ cùng kế-hoạch đề ra, có lộ-trình dành cho con tàu vũ-trụ. Ta tin tưởng họ và hứa sẽ thực thi đúng kế-hoạch.

Tiếp đến là những buổi luyện-tập học hỏi hệ-thống an-toàn mới lạ, như: giữ vệ-sinh trong tàu vũ trụ, không hút thuốc, không mở cửa sổ để ra ngoài. Ta được bảo cho biết mọi qui-định của trò chơi. Ta được chuẩn bị, khởi động rồi tập luyện. Họ phát cho ta quần áo mới theo kiểu phi-hành-gia không-gian rồi dẫn đến hiện-trường để thực-hiện những động-tác cần làm; và ta vẫn làm thế vào mỗi Chúa nhật.

-Chương–trình tập-huấn vẫn tiếp tục và chẳng thấy ngày đặt chân lên bệ phóng để bay đi. Người chủ trương kế-hoạch mới vừa tạ thế. Nên, người mới tới được đưa vào để tiếp-tục công-trình đề ra, nhưng mọi sự xem ra không động-đậy, cũng chẳng tiến-triển. Nên, ta vẫn còn ở lại nơi hành-tinh địa-cầu y như cũ, chẳng có gì mới mẻ, thế mới lạ.

Phải chăng ta có cảm-giác tương-tự như tuần lễ đầu, sau Phục Sinh? Phải chăng Phục Sinh là kịch-bản tuyệt-diệu xảy ra trên sân-khấu hoặc hí-trường, tựa hồ trò chơi “game”, chẳng có gì đổi thay, trên thực tế? Phải chăng điểm mới lạ của Phục Sinh và trỗi dậy chỉ là mớ ngôn-từ không hơn không kém, thực tế chẳng có gì mới mẻ xảy đến, hết?

Trình-thuật Phúc Âm hôm nay, lại cũng kể cho ta nghe biết đồ đệ Chúa thời tiên khởi cũng trải nghiệm một tình-huống chán nản, hệt như thế. Và rồi sau đó, mới khám phá ra những điều không theo kiểu cách mà các ngài trông đợi về Phục Sinh và Chúa Thánh Linh có nghĩa gì với các ngài. Các thánh những tưởng rằng: Đức Giêsu Thày mình sẽ lại đến với ngài theo cung-cách dễ sờ chạm. Nhưng, lại có cảm-giác rất trái ngược, nghĩa là vẫn chẳng thấy Thày mình hiện ở đâu; và cũng chẳng hiểu tại sao Thày mình lại thất hứa, chưa hiện diện.

Trong tuyệt vọng, đồ đệ Chúa lại cảm thấy tâm-thân mình như có thứ gì cứ lâng lâng, nâng-nhấc khác hẳn cảm-xúc vẫn có vào lúc trước. Cuối cùng là thuốc giải-độc cho nỗi tuyệt-vọng đã có ngay đó, ngay bên trong nỗi tuyệt vọng mà chẳng ai thấy được.

Tại mộ phần trống vắng hôm ấy, thần-sứ cũng nói với các ngài rằng: Thày mình KHÔNG có ở đó. Ngài KHÔNG còn hiện-diện như khi trước. Cả đến bà Maria Magdala là người đến để xức thêm dầu cho xác Thày mình, đã tìm cách tiếp cận Thày nhưng được bảo: Đừng sờ vào Thày vì Thày sắp phải ra đi, về với Cha. Khi hai đồ đệ Chúa rong ruổi trên đường Emmaus, cuối cùng cũng nhận ra Ngài vào lúc Ngài bẻ bánh, bởi Thày đã trở thành người không còn hình-tượng như trước và Thày đã biến khỏi tầm nhìn của các thánh rồi.

Ngày Thày về với Chúa Cha, áng mây vần vũ đã quyện bọc lấy mình Ngài và nuốt trọn Thân mình Ngài và đem Ngài rời xa hết mọi người, khiến Ngài không còn hiện diện với cứ một ai. Tiếp sau đó, Ngài lại đã xuất hiện chỉ thoáng chốc, theo hình-dạng của Đấng Thánh Phục Sinh/trỗi dậy; nhưng cuối cùng, Ngài cũng lại biến hình đi khuất xa.

Mừng kính tuần bát nhật Phục Sinh hôm nay, vấn đề đặt ra lại cứ hỏi: ta nghĩ sao về trạng-huống ra như thế? Đó có là trống vắng, mất mát, khiếm diện chăng? Hay vẫn chỉ là: cách xa, hư luống, bất lực? Vấn đề thực sự đặt ra là: làm thế nào để ta có thể đối đầu với hiện-trạng như thế? Làm sao ta hiểu được chuyện đó? Làm sao ta có thể cảm kích những chuyện như thế cách thực sự? Và, cảm kích có là ngôn-từ được sử-dụng cách thoả-đáng, hoặc đúng nghĩa?

Nói cách khác, tất cả chỉ là cái giá cho sự tự do ta có được. Tự-do không bị gò bó, ràng buộc vào với thế-giới toàn những chết chóc, ngã gục. Một thế-giới ta vẫn cứ phải duy-trì để không quên sót những người còn gần cận với ta vì lý do này khác. Nhưng cách tốt nhất, là đi vào với thế-giới ở đó không một ai, kể cả Đức Giêsu, nhưng vẫn thấy gần gũi đủ để có thể đưa làn khí hít thở xuống với thân mình và từ đó tạo nhiều đòi hỏi, nơi ta. Thế giới đó, ta không còn lo lắng cho sự sống cả về mọi thứ; bởi lẽ, nơi thế giới ấy,chẳng có gì ra như thế và cũng chẳng có ai giống như vậy, tức: không có gì là vật chất và cũng không có ai hiện-diện bằng thân xác hoặc thể lý cả.

Xem thế, thì: Phục sinh chỉ có nghĩa là không-gian mở. Không phải là thứ gì khác giống như đang ở đây, ở đó nơi trần thế. Phục sinh vẫn là và chỉ là Tự Do khi mọi sự biến đi hết, và không có Chủ nhật nào đưa tinh thần con người lên cao hoặc xuống thấp, cũng chẳng còn niềm vui hoặc nỗi buồn ngày Chúa sống lại.

Thánh Tôma cũng giống thế. Thánh-nhân không đưa ngón tay mình sờ chạm vào Chúa; bởi thánh-nhân không có nhu-cầu phải làm thế. Và các sách Tin Mừng cũng không kể cho ta biết là thánh-nhân đã trải-nghiệm như vậy. Nhưng thánh Tôma đã đi từ tình-trạng thể-lý để bước vào trạng-huống thần-bí, tức: không còn đòi hỏi phải sờ chạm vào thân-xác Thày mình để tin nhưng lại đã có trải-nghiệm mới về Thày mình. Và kinh-nghiệm độc nhất chỉ một mình thánh-nhân mới xác chứng được Thày mình là Chúa và là Thiên-Chúa, nên mới kêu lên như thế.

Không phải lý trí đã cho thánh nhân có được xác-tín Thày mình là Chúa, mà là niềm tin. Tin tưởng trong tự-do. Bởi lẽ, tin không là hiểu biết sự việc nào đó bằng sờ chạm thể-lý, hoặc ngôn-từ định-nghĩa hoặc thứ gì khác rất thể-chất. Nhưng, tin là tin tưởng vào ai đó, một người nào. Đấng mà ta tin không thể diễn-tả ra bên ngoài bằng ngôn-từ hoặc cử-chỉ, hoặc hiểu-biết trí-thức hoặc bất cứ thứ gì hiện diện như vật-lý ở trần-gian.

Tin, là cung-cách khác-biệt của hữu-thể đối với con người. Tin, thể hiện bằng hành-động, là nghệ-thuật sống một cách khác hẳn. Tin giúp cho người tin tưởng có khả-năng chấp-nhận một thứ trật-tự hiện-hữu khác và làm cho chủ-thể hiện-hữu được sống tự-do cho chính mình và cho cuộc sống đích thị là sự sống.

Có thể nói, tin là thứ ngôn-từ thần-bí mà con người không nghe biết nhưng vẫn hiệu-lực.  Người tin tưởng thần-bí nguyện cầu cho ta không bị xa cách khỏi những gì ta không bao giờ có thể tiếp cận. Và, triết-gia Karl Rahner gọi kẻ tin của ngày mai sẽ là thần bí từng trải-nghiệm điều gì đó, hoặc người đó sẽ chẳng là kẻ tin gì hết. Kẻ tin ấy hôm nay đây ta biết tên ông là Tôma thánh-nhân, vẫn rất tin. Tin rằng, Thày mình là Chúa và là Thiên-Chúa của mình, tức mọi người có lòng tin trải-nghiệm như mình.

Trong tâm-tình trải-nghiệm được như thánh Tôma cũng rất tin, tưởng cũng nên ngâm lên lời thơ rằng:

            “Người bó gối nghe phút vừa im lặng,

            Để run theo mạch chuyển trận mưa nguồn.

Mai mốt đi về đông trắng,

Bay lên núi lũ trâu bò ngơ ngác.”

(Vũ Hữu Định –  Thời Tiết)

Mai kia mốt nọ, ai có đi về đông trắng hay chuyển trận mưa nguồn, hãy cứ như nhà thơ xưa không chỉ ngồi nghe im lặng để run theo mạch, nhưng là tin. Tin như thánh Tôma nay xác tín mình rất tin Thày là Chúa và là Thiên-Chúa của mọi loài, rất đáng tin.

Lm Kevin O’Shea, CSsR – Mai Tá lược dịch

Tags:

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Một 2025
H B T N S B C
« Th12    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31