SUY NIỆM LỜI CHÚA CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH A

Written by xbvn on Tháng Năm 9th, 2014. Posted in Mai Tá, Năm A

“Em hãy làm duyên, Em cứ y nguyên,”

Đàn rơ tơ riết cả lòng đam mê,”

(Dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)

 Ga 10: 1-10

 Làm duyên hay không em cứ thế. Vẫn cứ “đàn rơ tơ riết cả cõi lòng. Nhà Đạo chẳng làm thơ hay làm nhạc để lòng mình say mê tình tiết rất người đời. Nhưng, nếu có say mê vẫn chỉ mê say Tình Chúa diễn tả ở trình thuật rất âm nhạc.

Tôi có một người bạn. Anh rất say mê nhạc cổ điển. Và, kiến thức của anh về địa hạt này, quả là rất rộng. Chỉ cần nghe qua vài trường canh đầu của bản nhạc tấu, là anh biết ngay đó là bản gì. Là, “tấu khúc viết cho dương cầm cung La trưởng của Mozart”, hay “Lễ hội Mùa Xuân của Stravinsky”, không khó.

Ngoài cái tài vặt ấy, anh còn có thêm một kỹ năng này nữa: hễ nghe giọng ca sĩ nào vừa cất tiếng hát là anh có thể nói ngay tên người ca sĩ ấy. Nghe giọng kim nữ thánh thót, bạn tôi bảo đó là Mariah Callas, Te Kanawa hoặc Joan Sutherland, vv… dễ như cơm bữa. Trong 3 giọng nam cao vút nổi tiếng thế giới, anh dư biết ai thuộc hàng đỉnh cao chót vót với nốt DO. Và một điều thần sầu khác nữa, ấy là: nhận xét của anh lúc nào cũng đúng.

Có một điều, khiến tôi thán phục nhất về tài trí này, là: anh nhớ rất kỹ âm sắc của từng giọng. Không chỉ các ca sĩ lừng danh trong làng nhạc cổ điển, mà cả những vị vẫn còn im ắng trong bóng tối, nữa. Điều đó cũng dễ hiểu. Bởi, anh từng nghe đi nghe lại, rất nhiều lần, các giọng hát ấy, bao năm trời.

            Cũng thế, nhận ra giọng nói của Đức Kitô phải là người biết thực tập và gần gũi, ta mới nhận được tiếng của Ngài. Trong thế giới đời thường ta đang sống, có biết bao nhiêu là giọng nói/tiếng thét gầm la khiến ta chú ý đến một cách đặc biệt hơn. Giọng cao vút, mạnh mẽ và ngân dài, chưa hẳn là giọng hay, sang trọng và tốt. Đức Giê-su từng yêu cầu ta điều chỉnh phương cách để tai mà lắng nghe nhận biết tiếng/giọng của Ngài. Để rồi, dù chỉ một lần thoáng nghe tiếng Ngài hoà lẫn với tiếng ồn ào náo nhiệt, ta cũng có thể ngẩng đầu lên, xoay tầm nhìn và nhịp chân bước về hướng xuất phát tiếng Ngài mời gọi.

            Hơn bao giờ hết, có nhiều giọng nói/tiếng hát rất ư dịu dàng êm ả, từng kéo ta ra khỏi tầm nhìn và phương hướng phát xuất tiếng/giọng của Phúc Âm Lời Chúa. Có người, thậm chí còn đến để nhỏ vào tai ta, mà nói: bạn không thể nào đạt được hạnh phúc, nếu chẳng chịu làm giàu. Hoặc, bạn chẳng thể nào có cuộc sống thú vị và mãn nguyện nếu không tìm kiếm dục tình, ăn ở lăng chạ với đủ mọi loại tình nhân. Hoặc, bạn không thể nào có được tự do trừ khi bạn từ chối đáp ứng lời mời gọi của một ai.

            Ở nơi phố chợ đầy ắp những tình đời ấy, tiếng gọi của Đức Kitô vẫn tiếp tục kêu mời con dân Ngài thực hiện những điều Ngài vẫn nói, hơn hai thiên niên kỷ. Hạnh phúc chỉ đến mau, nếu ta biết sẻ san những gì mình đang có với người nghèo, cùng khổ. Sự sung mãn chỉ mau đạt, nếu ta vẫn một lòng thuỷ chung, tận tình yêu mến những người mà ta hiện có tương quan mật thiết. Tương quan rất thân thương, dịu hiền. Và nhất là, ta có chấp nhận từ bỏ tự do/ý thích của mình được không? Chấp nhận, để có thể phục vụ Nước Trời đầy sự công chính và bình an, nơi Ngài hiện diện.

            Vấn đề không nằm ở chỗ: Đức Kitô cần la to hơn nữa, mới có người nghe. Mà là: vào những lúc quan trọng cần có quyết định chính đáng cho đời mình, thì ta lại “mũ ni che tai” bưng bít, chẳng nghe Ngài nói, chẳng thiết tha. Ta vẫn thường giả tảng, làm lơ như không nghe, không biết là có tiếng mời gọi từ đâu gửi đến. Phi trừ, giọng ấy, tiếng ấy đúng là những thứ ta trông ngóng, kỳ vọng, muốn nghe.

            Tin Mừng thánh Luca hôm nay nhắc nhở ta một điều: cứ xử sự như thế, tức là ta đang chọn con đường đi vào cõi chết. Lời Chúa mời gọi, đem cho ta sự sống rất sung mãn, tràn đầy. Tuy nhiên, nhiều lúc ta vẫn cứ làm ngơ, quay về hướng khác.

            Trong cuộc sống đời thường, ít nhất có hai thời điểm khiến ta nhanh chóng đáp ứng với thanh âm/tiếng nói rất ngọt ngào của người mình yêu dấu. Đó là: thời thơ ấu, hoặc khi đã về chiều. Ở thời thơ ấu, không gì có thể dỗ dành trẻ bé đang gào thét khóc ròng bằng tiếng của người mẹ hiền, những vỗ về dỗ ngọt. Bậc cao niên, một khi các cụ đã buồn rầu mất hướng rồi, thì các cụ chỉ có thể tìm lại sự vui sống khi nghe được giọng nói của người thân/kẻ mến, mà thôi.

            Đây là những hình ảnh tuyệt vời rõ nét nhất để nghe được tiếng gọi của vị Mục Tử Nhân Hiền. Ở giây phút giã từ cuộc đời, cùng với tiếng ồn ào thế tục, bao giờ cũng có giọng dịu dàng nhè nhẹ của Đức Chúa, Đấng luôn ân cần ủi an khiến ta vững một niềm tin. Cũng chính vào tình thế “rất căng” ấy, ta sẽ làm được điều mình hằng mong ước suốt đời. Đó là: tiến bước về phía đã phát ra tiếng gọi của Ngài.

            Đó mới là sự sống. Đó chính là cuộc đời tràn đầy sung mãn.

            Đó còn là ý nghĩa của Nghe và Đáp lại lời Chúa mời gọi.

            Trong tâm tình nghe và đáp lại lời Chúa mời gọi, lại cũng nên ngâm thêm lời thơ ý nhạc vẫn ca rằng:

 Em hãy làm duyên, Em cứ y nguyên,

Đàn tơ tơ riết cả lòng đam mê,

In hình tuởng nhớ như tuồng ai ra,

Như tuồng lân la, đâu đây quyến luyến

Đố nàng gần xa.”

(Hàn Mặc Tử – Âm Nhạc)

 Nhà thơ xem ra những đố nàng về Âm Nhạc? Làm sao đố được khi nàng và chàng chẳng thấy lòng đam mê, những tưởng nhớ. Hôm nay, nhà Đạo lại nhớ lời Chúa mời và gọi qua Âm nhạc, để người người sống đời sung mãn, đầy thơ nhạc suốt miên trường.

 Lm Richard Leonard sj

Mai Tá lược dịch.

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Một 2025
H B T N S B C
« Th12    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31