SUY NIỆM LỜI CHÚA ĐỌC TRONG TUẦN IV MÙA VỌNG A

Written by xbvn on Tháng Mười Hai 18th, 2013. Posted in Mai Tá, Năm A

“Họ không dại khờ: góp trăng thành nến,”

“chỉ những miệng cười, góp lạ thành quen.”

(dẫn từ thơ Nguyên Sa)

Mt 1: 18-24

Góp trăng thành nến, nhà thơ góp cả “những miệng cười, góp lạ thành quen”, cũng tựa hồ mục đồng chốn thánh Bê-Lem cũng đã góp hơi làm ấm lòng Chúa như trình thuật còn ghi.

Trình thuật thánh Mát-thêu, nay ghi về việc dân con mọi người chờ Chúa đến với xứ miền nhỏ bé, có niềm vui. Vui, như các bài đọc sách ngôn sứ Ysaya diễn tả trong lời nhắn nhủ, như sau: “Chính Chúa Thượng sẽ ban cho các ngươi một dấu: Này đây người thiếu nữ mang thai, sinh hạ con trai, và đặt tên là Emmanuel.” (Ys 7: 9-14)

Đặc biệt hơn nữa, niềm vui ấy còn được thể hiện ở câu thơ: “Chúa đã ban chứa chan niềm hoan hỷ, đã tăng thêm nỗi vui mừng. Họ mừng vui trước nhan Ngài như thiên hạ mừng vui trong mùa gặt, như người ta hỷ hoan khi chia nhau chiến lợi phẩm.” (Ys 9: 2)

 Con dân Đạo Chúa, nay chắc chẳng cần ngôn sứ Ysaya nhắc nhở mới biết rằng: hội lễ Chúa Giáng trần là thời của quà tặng Chúa ban cho con người là niềm vui. Ai cũng biết thế. Nhưng vào những ngày chờ đợi cuối chào đón Chúa đến làm người, mỗi người và mọi người cũng nên tự hỏi lòng mình xem “Vui” đây có nghĩa gì? Vui như thế, có liên quan gì đến ta?Giả như ta vui tận tình, sẽ thế nào?

Truyền thống Giáo hội có cả một giòng sử dài về niềm vui như sự thể của con tim nay mở rộng cửa. Thế đó, loại hình mở ngỏ cửa lòng đến đầy tràn. Là, gia tăng bản thể người, là phình rộng toàn-bộ cái “ngã” của bản thân. Vui như thế, không chỉ mỗi niềm tin linh thiêng, khắc kỷ. Mà là: niềm vui thông thường, ở vào tình huống rất “thế-gian, cũng thấy vui. Cũng thấy con tim mình rộng mở, để đi vào trọn vẹn niềm vui rất Giáng Sinh.

Phải chăng, mỗi lần thấy vui, người người đều có cảm giác như con người mình to lớn, hơn bình thường? Lớn đến cỡ nào, đó mới là vấn đề.

Tỉ dụ khác, như: khi ta mỉm cười về chuyện gì, hoặc khi ta có được hứa hẹn hoặc nhận quà từ ai đó lớn hơn cả niềm hy vọng, đặc biệt vào mùa Giáng Sinh, hẳn ta đều thấy như mình to lớn ra? Lớn và to như biển cả? Và, lớn rộng đến độ mình cứ tưởng tượng thành cả trời sao lấp lánh, hơn cả vũ trụ chốn gian trần, cũng không bằng? Và, giống như là: ta có nhiều chiều-kích hơn khi trước? Vui như thế, sẽ thấy mình dãn rộng tận miền xa xôi, ít cứng ngắc hoặc bất động, thật đấy chứ?

Khi ta sờ chạm chính con người mình, sẽ tự hỏi “mình đang ở đâu”? Nhưng, khi thấy vui là thấy mình ở khắp mọi nơi. Sâu sắc nhiều và rồi cũng tiếp cận được nhiều người hơn. Và khi đó, ta lại cứ hỏi mình khởi đầu từ đâu và kết thúc ở điểm nào? Có gì đổi thay, rộng mở hơn không khi mình thấy vui?

Ngược lại, khi thấy mình ra khỏi chốn rác rưởi và ngưng mọi cảm giác, thì khi ấy hẳn là tâm can ta ra nặng nề, ngượng nghịu và như thể không sao chuyển động về nơi chốn mình mong muốn? Và có thể, ta cũng chẳng bay nhảy, chạy đi xa lên hoặc xuống, tiến về phía trước hoặc lùi về phía sau, thậm chí chẳng múa may quay cuồng, như vẫn làm?

Người người vui vẻ có được thời gian để sống đúng như ý. Đường dài người sinh sống, lại là chất bào mòn những mép cạnh khẳng khiu của bản ngã nay bị xoá, giống như cục tuyết cứng như đá nhưng lại mềm nhũn khi tan chảy. Đúng hơn, tất cả những thứ như thế nay vữa chảy trong ký ức về những sự tốt đẹp kéo dài từ lúc xưa. Và, tất cả đều đã dấy lên thành niềm âu yếm, theo thể loại mới mẻ. Niềm vui không già dặn nhưng cứ trẻ mãi, suốt mọi thời. Và, ta còn thấy đôi điều diễn tả niềm vui trải rộng ngang qua nhiều tương phản.

Sống vui vẻ không có nghĩa một cuồng nhiệt, khác thường. Cuồng nhiệt không là niềm vui chính đáng. Cuộc sống của ta vẫn có nhịp độ đều đặn, tựa như nhịp đập của con tim, hoặc áp-huyết. Đó là nhịp của quyền bính và giới hạn. Tiếng nhịp của vô hạn và hữu hạn. Người cuồng nhiệt không thấy thoải mái với nhịp đập, mà chỉ muốn duy nhất có một nhịp và nhịp đó là nhịp mạnh của quyền bính, chỉ một nhịp vô hạn mới thích.

Họ mê say cuồng điên về nó bởi không có quân bằng ở trong đó. Đời sống là sự nổ bùng đối với họ và chẳng ai lại ưa thích sự bùng nổ. Người sống vui vẻ hoặc cách vui hưởng nhịp đập và sống với nó. Họ không bị khoá chặt trong một điểm tụ nhưng cứ chuyển động cách thoải mái với nhịp điệu của nhiều thứ, nhiều sự. Chính đó là nơi gặp gỡ của sự lớn rộng.

Tuy thế, vẫn có sự giãn nở theo nghĩa xấu khi nó dẫn về lòng cao ngạo. Như tâm trạng của sự việc nơi những người dương dương tự đắc, thổi phồng chính mình như một lạm phát bản ngã của chính mình. Kết cuộc dẫn đến ảo tưởng, bệnh hoạn và ngay cả sự bạo tàn nữa. Nụ cười mỉm đầy những chê bai, khinh khi vẫn là ví dụ rất cụ thể.

Nhưng, niềm vui đích-thực lại khác hẳn. Vui, như thể thế giới cứ phình rộng hơn ra và mời gọi ta có thái-độ cởi mở với mọi sự và trong mọi sự. Niềm vui ấy chứa đựng lòng hiếu khách trước đây không bị ngờ vực hoặc ngần ngại vì có Chúa và từ Chúa, có cả mọi người đến từ mỗi người. Công tác cho niềm vui chưa từng có ý niệm cưu mang nay trở thành chuyện khả thi và khả dĩ thực hiện trong đời mình. Có vui mới thấy mình lớn rộng trong một thế giới rộng lớn. Lớn đến độ người người đều muốn nhảy múa lên vì vui sướng.

Nhảy múa vì vui sướng là cơ phận sống của những người được Chúa chọn. Vua Đavít và toàn dân Israel đã múa nhảy trước mặt Đức Chúa. Toàn quân và toàn dân khi ấy cứ quay cuồng và nhún nhảy như khả năng mình có thể (2Sam 6: 5, 14, 16). Đavít làm thế là làm theo tâm can Chúa muốn thế. Nhảy múa là cung cách thông thường của người Do thái khi phụng thờ Giavê Thiên-Chúa thời cổ xưa. Múa và nhảy, là tư thế biểu diễn và hiện thực của Ba Ngôi Đức Chúa rất vui tươi, sảng khoái với con người.

Tầm nhìn đầy đặn của Thiên Chúa với thế gian là như bản múa lớn giữa các thế hệ vào hội lễ (Gr 31: 12-13). Và từ đó, trinh-nữ sẽ vui mừng mà nhảy múa, cả già lẫn trẻ cùng chung nhau múa nhảy. Tâm-tính của họ như thửa vườn gặp nước, sẽ không còn mỏi mòn khao khát, nữa. Chính trong điệu múa nhảy vui vầy, mà dân Israel có được cái mà người Do-thái gọi là “nephesh” tính khí lẫn tâm tình của tâm hồn rất vui vẻ để trở thành ưu tú và họ sẽ còn nhảy múa cho đến khi hài lòng, trẻ lẫn già của hai phái, với tinh thần rất cao.

Nếu có dịp tham dự đám cưới/hỏi của người Ái Nhĩ Lan, ta sẽ thấy chú rể hoặc phái nam múa nhảy trên mức tuyệt vời vì họ hiểu rằng Vương Quốc của Chúa đang trờ đến với họ, cả nhà trai cũng như nhà gái. Nước Trời ở trần gian, còn là lễ hội Giáng Sinh đang trờ tới với mọi người. Phải chăng, đó là Niềm Vui vô tận đang đến với ta và mọi người, ở đây – bây giờ?

Trong cảm nghiệm tình huống rất như thế, cũng nên ngâm lại câu thơ ta ngâm ở đầu bài, rằng:

 “Họ không dại khờ: góp trăng thành nến!

Chỉ những miệng cười góp lạ thành quen.

 Góp những giọng hò làm trống ngũ liên,

Góp những bàn tay dựng thành đại hội.”

            (Nguyên Sa – Bài Hát Cửu Long)

 Đại hội Chúa Giáng Trần, biến nhân-gian thành Vương Quốc Nước Trời, nay luôn có những “miệng cười góp lạ thành quen”, rất thân thương. Góp cả “giọng hò làm trống ngũ liên”, rất vui mừng ngày đại hội. Đại hội vui. Đại hội cười, ngày Chúa Giáng Trần làm người như ta, để được vui cười mọi ngày suốt một đời.

   Lm Kevin O’Shea, CSsR   

Mai Tá lược dịch

Tags:

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Hai 2024
H B T N S B C
« Th11    
  1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31