SUY NIỆM LỜI NGÀI CHÚA NHẬT 14 THƯỜNG NIÊN A

Written by xbvn on Tháng Bảy 3rd, 2014. Posted in Mai Tá, Năm A

“Đàn Nguyệt Dạ hương đêm bay lạc,”

Gì buồn hơn tiếng vạc lưng chừng?”

(Dẫn từ thơ Lưu Trọng Lư)

Mt 11: 25-30

            Nhà thơ đã thấy buồn, vì những chuyện cỏn con, còn vương vấn. Nhà Đạo vẫn cứ vui, dù có trở về với sự thể thông thường của mùa nguyện cầu, rất quanh năm.

            Trình thuật đọc vào các ngày lễ quanh năm, được thánh Mát-thêu ghi lại chuyện thường-tình ở chốn dân-gian tình thường. Chuyện tình thường, mà dân thường trong Đạo vẫn thường nói, lại là những chuyện cỏn con mà ta gọi là chuện của “”, về “”. “Nó” đây, là: sự việc bình thường nhưng không tầm-thường hoặc bất-thường vì có liên-quan đến sự sống của con người, cả người đi Đạo, cũng thế.

            Chuyện thường-tình mọi người nói đến, đôi lúc mang ý-nghĩa chỉ như “sự thể” hay “sự việc” hoặc “công chuyện” dùng thay cho “”. Tỉ như, khi người người chào hỏi nhau: “Mọi việc nay ra sao?” “công chuyện độ này thế nào?” tức: cũng để nói lên cùng một sự việc rất bình-thường, theo kiểu “một ngày như mọi ngày”, hoặc ngày nào cũng như nhau”, mà thôi.

            Về sự việc thông-thường hoặc bình-thường ở đời, nhiều người lại chỉ thích nói về sự sống. Như hỏi rằng: “Cuộc sống anh/chị độ rày đã khá, chứ hả?” “Có tất bật, cật lực lắm không?” “Chớ có mà chào thua đấy nhé!”, “Hãy tin vào cuộc sống, rồi ra sẽ khá”, vv… Vậy thì, cuộc sống hay SỰ SỐNG có nghĩa gì? Nội chữ “Sống”, có nói lên điều gì không?

            Nay, là lúc ta vào với mùa lễ thường-niên để nói lên vài điều về những gì mình gọi đó bằng chữ “” rất gọn nhẹ; hoặc về “sự việc”, “công chuyện”, về “cuộc sống” hay “sự sống”, mỗi thế thôi. Sở dĩ, ta cần làm thế, vì: trình-thuật hôm nay thánh Mát-thêu tìm cách kể cho ta nghe đôi điều giống như thế.

            Vâng, dù chỉ là đôi điều tầm-thường về “sự việc” hoặc “sự thể” đơn giản chỉ nói về “” hoặc “cái đó” thôi cũng là điều tốt, bởi Thiên-Chúa tạo-dựng theo cách như thể để cho ta và Ngài chúc lành cho tất cả, bằng cả đặc-tính tích-cực của Ngài, nữa. Quả là, Thiên-Chúa vui-thích những thứ “đó” và Ngài muốn ta cũng vui-hưởng mọi điều ở trong “đó”. Theo cách này, ta sẽ cảm-nghiệm rằng: ta đang thực-sự triển-nở và đó chính là ý-định của Thiên-Chúa đối với ta, để ta sống.

            Thật thế sao?

            Thật ra, thánh Mát-thêu biết rằng: có những điều và nhiều điểm không được tốt cho lắm, nhiều lúc còn tồi tệ nữa là đằng khác. Và, cũng có sự việc thật cũng đáng chán như chiếc máy rửa chén. Mọi người đều biết thế, nên vẫn chấp-nhận sống với “”. Thế nhưng, thánh-sử Mát-thêu lại để Đức Giêsu kể huỵch-toẹt cho ta biết rằng: ngay vào lúc và nơi chốn có sự thể đáng chán ngán, lại thấy nảy-sinh những khoảnh-khắc rất đáng yêu. Thành thử, ta cũng nên tìm-hiểu xem để biết “nó” như thế nào, mà cảm-kích và vui-thích rồi cảm-tạ ơn Chúa về những thứ Ngài ban cho ta.

            Đọc Tin Mừng thánh Mát-thêu viết, đôi lúc ta vẫn thấy ra như tác-giả cũng rất thích âm-nhạc. Thánh-nhân từng viết về thứ âm-nhạc rền-vang lời vãn-than, trổi lên cùng lúc với nhạc nền của cuộc đời ta đang sống. Và, thánh-nhân lại nhấn mạnh rằng, cùng với Đức Giêsu, vẫn xảy đến các khoảnh-khắc đích-thực có loại nhạc rất trữ-tình. Đó là lúc ta nghiệm ra thế nào là đến với người khác, hăng say/tử-tế, chữa lành nhiều việc. Và Thiên-Chúa vẫn luôn có mặt để hỗ-trợ ta. Và, khi hoạt-động hăng say/năng-nổ, thì đó là lúc ta quên hết những gì đáng chán ở phần nền.

            Thế đó, “” mới hay. Thế đó, là “sự việc” rất tuyệt-vời. Thế thì, cuộc sống mới đáng sống. Và, Thiên-Chúa cũng thế. Ngài cũng giống như ta, nghĩa là Ngài rất phấn-kích khi ta vui sống. Và, ta vẫn đang sống với và sống cùng Ngài, theo kiểu ấy.

            Ở Tin Mừng ta đọc hôm nay, thánh Mát-thêu viết về bốn thứ nhạc tuyêt-vời nơi Đức Giêsu.

            Thứ nhất, Chúa nói đến nhạc-điệu an-vui trong đó có: người mù được thấy, người què đi được, người phung được sạch, người điếc nghe được, và người nghèo đói/ thấp hèn được nghe/biết Tin Vui An Bình. Đức Giêsu mừng kính sự sống giống như thế, ở Galilê. Đó là thứ âm-nhạc tuyệt-cú ta gặp được nơi “sự việc” yêu thương người nghèo-khó, có nhu-cầu.

            Loại nhạc thứ hai, Chúa có thưa: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi-khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn-ngoan thông-thái biết những điều này, nhưng lại mặc-khải cho những người bé-mọn” (Mt 11: 25). Xem thế thì, Đức Giêsu mừng kính sự sống an-lạc cho người bình-thường sống bên dưới những người mà chẳng ai đoái-hoài nhìn ngó, ngoại trừ Chúa. Chúa cũng nói: cuộc sống, thật ra là làn gió mát cho những người như thế, cả khi bị các cấp ở bên trên đối-xử với mình thật không phải. Và, họ nhận ra sự tử-tế, giống Chúa, nằm khuất ở bên dưới, mọi “sự việc”.

            Loại nhạc thứ ba, là khi Chúa bảo: “Những ai đang vất-vả mang gánh nặng-nề hãy đến cùng Tôi, Tôi sẽ cho nghỉ-ngơi, bồi dưỡng” (Mt 11: 28). Nói thế, tức là: Ngài rất bén-nhạy cảm-thông với mọi người và tạo cho họ khả-năng sống cuộc-sống của chính mình, cho thật sống. Chúa mừng kính sự tốt-lành Ngài tạo ban cho những người vẫn lây-lất kéo dài cuộc đời từ ngày này qua tháng nọ, nhưng không chán: bởi nơi đó, có giòng nhạc xuất-phát từ nhạc-bản tươi-vui, an-hoà.

            Và giòng nhạc cuối, có Chúa nói: “Anh em hãy mang lấy ách của Tôi, và hãy học với Tôi, vì Tôi có lòng hiền-hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ-ngơi, bồi-dưỡng. Vì ách tôi êm-ái, và gánh tôi nhẹ-nhàng” (Mt 11: 29-30). Nói thế, còn có nghĩa: Chúa trân-trọng mừng sự gần-cận với những ai cùng mang “ách” dịu-hiền của Ngài. Mọi người sẽ thấy được niềm an-vui trong tháng ngày dài cuộc đời gặp đầy phiền-toái, oan khiên.

            Vâng. Chính thế. Giữa giòng nhạc tươi-vui/êm-đềm, Lời Chúa nói, vẫn có tiếng trống làm nền cho thứ âm-nhạc dịu-nhẹ, hoà-vang, êm-ái. Những người cùng khổ/cật-lực cần được ta đến cảm-kích niềm vui chung. Và, mỗi khi ai đó trổi nhạc vui rồi múa nhảy, hẳn cũng có những người không buồn dời gót ngọc để chung vui với người đó. Một số người sống như thế, cũng chẳng buồn đáp-ứng lại giòng nhạc buồn vào buổi tiễn-đưa người quá-cố, nữa.

            Lại có người, vẫn cứ chê-bai chỉ-trích ta, là những người dễ kích-động khi khám-phá ra rằng: cuộc sống cũng tốt đẹp như khi Đức Giêsu và tác-giả Tin Mừng thánh Mát-thêu từng công-nhận như thế. Ta cứ đặt để những lời như thế vào hậu-trường cuộc sống sẽ rất mừng, là: những điều như thế chỉ xuất-hiện ở hậu-trường, mà thôi. Vì, sự thể an-vui/tươi-tắn thực ra ở đâu đó, và những người như thế cũng chẳng thể nào lấy khỏi nơi ta niềm an vui, hài-hoà được.            

            Đến đây, tưởng cũng nên nói thêm, rằng: khi ta bảo: trong đời, có những sự và những việc vẫn suy-tưởng về Chúa và với Chúa. Tựa hồ như, khi Đức Giêsu trả lời câu hỏi “ai đó” của thánh Phêrô những tưởng Ngài là “ma trơi”, thì Ngài nói: “Đó là tôi!” Và, khi ta thưa với Chúa: Có những sự và những việc con muốn sẻ-san với Ngài, ôi lạy Chúa!, là có ý nói: ta cũng sẻ-san những sự và những việc rất tầm-thường với Đức Chúa.

            Thế nên, khi ta nói: cuộc sống có nghĩ về Thần-Tính-An-Vui, là Thánh Thần đem lại sự sống tràn đầy, đến cho ta, là ta hỏi: Chúa nay thế nào rồi? Sự việc Chúa đến với ta, rày ra sao?  Thì đó là lúc ta nên vui-hưởng cuộc sống tràn đầy Đức Kitô. Cuộc sống rất “Kitô”, là như thế.

            Cuối cùng thì, thánh Mát-thêu thấy những “chuyện” và “sự việc” bình-thường và tầm-thường như thế nơi sự việc đơn-giản của những người sống rất giản-đơn/bình-thường, ở trong đời. Và, tinh-thần của Tin Mừng hôm nay, thánh-sử Mát-thêu lại đem đến cho ta thứ tình vui sống từ những người bình-thường rất tầm-thường, ở trong đời.

            Và Chúa đến, như lời thánh-sử Gioan từng viết, là để những người bình thường và tầm-thường có được cuộc sống tràn đầy. Đầy tình-thương từ nơi Chúa, cũng giản-đơn như họ, thôi.

            Trong cảm-nghiệm “sực việc” tầm-thường ở cuộc sống bình-thường, ta lại ngâm lên lời thơ rất thong-thường mà hát, rằng:

           “Đàn Nguyệt Dạ hương đêm bay lạc,”

            Gì buồn hơn tiếng vạc lưng chừng?”

            Phép gì khỏi nhớ đừng trông,

            Mắt em bỏ túi, vắng lòng đêm soi.”

            (Lưu Trọng Lư – Đôi Mắt)

             Mắt nhà thơ, tưởng chừng như không-thường là thế. Không nhớ, cũng chẳng trông những “vắng lòng đêm soi”. Nhưng, mắt nhà Đạo nay vẫn nhìn về Đức Chúa rất ngóng trông. Trông ngóng, mọi người sống cuộc sống bình-thường nhưng vẫn vui-tươi với mọi người. Chí ít, là những người bình-dị thân-thương sống ở đời, suốt một đời.

            Lm Kevin O’Shea CSsR

            Mai Tá lược dịch.

 

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Một 2024
H B T N S B C
« Th10    
  1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30