SUY NIỆM LỜI NGÀI CHÚA NHẬT 19 THƯỜNG NIÊN A

Written by xbvn on Tháng Tám 7th, 2014. Posted in Mai Tá, Năm A

“Ở đây châu báu vô tri hết,”

Pho sách quần phương lộ ý nhiều.”

(Dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)

Mt 14: 22-33

            Châu báu vô tri của nhà thơ, nay lộ ý nhiều ở pho sách quần phương, rất lộ ý. Trân châu báu vật của nhà Đạo, lâu nay vẫn thể-hiện nơi tình người đi Đạo, rất chân phương, thân tình, nhiều ý-nghĩa

            Tình người chân-phương/thân tình, nay diễn-tả ở trình-thuật được thánh Mát-thêu ghi rõ, đã thấm-nhuần nhiều truyện dân-gian đời thường, rất được ưa chuộng. Dân-gian truyện đời thường hôm nay, lại thấy có câu truyện về vai-trò của nữ-lưu phụ-trách công-cuộc mục-vụ ở tôn-giáo bạn, cũng là tôn-giáo đặt nặng Tình Chúa rất thương-yêu con người,

Tại làng chài vùng ven nọ, các anh em trong Giáo hội Tin Lành luôn cố gắng kiếm tìm cho được một chủ chăn mới thay cho vị mục sư cao-niên đã đến cõi. Sau nhiều chống đối từ các tín-đồ trong đó có Jimmy trong vai người chủ chốt. Cuối cùng thì, Hội thánh sở tại lạ đã mời được vị nữ-lưu tên Gayle phụ-trách vai-trò chủ chăn rất sáng-giá.

Nữ chủ chăn tên là Gayle lúc đầu hơi ngỡ ngàng, nhưng sau nhiều tuần quen dần với công-tác mục-vụ, cũng dễ dàng. Mùa nghỉ đã đến, thành-viên cộng-đoàn do anh Tom điều động, đã tổ chức chuyến đi câu nhằm mục-đích mời vị chủ-chăn tham quan, có dịp thư giãn cùng thưởng-ngoạn niềm an vui, rất mục-vụ.

Jimmy được yêu-cầu cho mượn xuồng để bà con có dịp thăm viếng miền sông nước. Jimmy rất đồng ý, nhưng Anh ra điều-kiện đòi làm hướng-dẫn-viên cho buổi vui này. Và thế là, mọi người lên xuồng, để ra đi. Đi được một quãng ngắn, bà con chợt nhận ra là mồi câu còn để trên bờ. Có người đề nghị quay trở lại lấy mồi.

Nhưng, chủ chăn là chị Gayle không đồng ý. Chị bước xuống khỏi xuồng, bỏ đi vào bờ. Jimmy thấy vậy, anh cũng chẳng ngạc-nhiên chút nào về khả-năng lội bộ của vị chủ chăn tên Gayle, bèn nói mau: “Quý vị thấy chưa, tôi đã nói là mình không nên nhờ bà ấy lo việc mục-vụ cho giáo-đoàn mình, mới phải. Bà ta nào biết bơi, nên mới thành chuyện.”

Thành thử, bỏ bạn bè đồng cảnh ở lại chơ vơ trên thuyền, lại cũng là kinh nghiệm khó nghĩ, khó xử cần suy tư nhiều, để tìm hiểu.

Những ai từng xem phim Shrek nhiều tập, hẳn cũng đều đồng ý là bộ phim này có nhiều điều rất hay và rất tuyệt, nhưng nhiều chỗ có hơi khó hiểu. Các nhà phê-bình kịch-bản để làm phim, phải cắt-nghĩa là: tác-giả đã dùng cung-cách được gọi là “nguyên-bản tương-tác” lấy sự-kiện nguyên-bản ở chỗ này, rồi khéo-léo đưa vào bản-văn ở chỗ khác để ông có thể tiếp-tục kể nốt cốt-truyện làm nên cho bộ phim. Làm thế, mới đưa ra được cái hay/cái đẹp của bộ phim.

Trong phim này, có một số điều được rút từ nhiều điển-tích cổ xưa, rất cố-hữu. Thành thử, muốn biết rõ bản-chất mỗi nhân-vật, người xem cần hiểu/biết các điển-tích tuy xưa/cổ đã hàm-ẩn, ở trong phim. Đôi lúc, người thưởng-ngoạn lại có cảm-tưởng là cốt truyện đã bị đảo-ngược không còn giống câu truyện vào lúc ban đầu nữa.

Tuy nhiên, những chuyện như thế đã không làm cho bộ phim nhiều tập Shrek mất đi tính ăn khách, thích thú cần đem đến với người xem. Cuối cùng thì, mọi người vẫn đổ xô, rủ rê nhau xem cho đủ hết mọi tập, dù truyện phim có quá nhiều điển-tích, nhiều chỗ cũng khó hiểu.

Truyện kể về việc Thần Khí Chúa bay là là trên mặt nước cũng tạo yêu-tố gây kinh-ngạc không ít, giống hệt tập phim truyện Shrek. Trong mười một đoạn văn Tin Mừng do thánh Mát-thêu ghi, nhiều chỗ cũng được rút từ nhiều điển-tích rất cổ xưa có sẵn trong Cựu Ước.

Thánh Mát-thêu lại đã đem một số điển-tích ấy vào thể-văn riêng của ngài và diễn-giải thêm cho phù-hợp nhân cách Đức Giêsu Kitô. Ngày hôm nay, đọc trình-thuật của thánh-nhân theo cảm-nghĩ của người đương-thời, hẳn nhiều người sẽ thấy lạc lõng, bơ vơ, không đồng bộ. Họ thưởng thức mỗi cốt truyện, chứ không nắm-bắt được cốt-lõi của bản văn. Thật ra, tín-hữu cộng-đoàn thời tiên-khởi không như thế. Mỗi khi thánh Mát-thêu diễn-giải điều gì ở trình thuật, ai cũng hiểu mọi ý-nghĩa đã kể trong truyện.

Nơi Cựu Ước, tín-hữu kỳ-cựu như ông Giób vẫn thấy văn-bản trình-thuật diễn-tả trọn vẹn ý-nghĩa sự việc Chúa hiện-diện cả trong cơn phong-ba, sóng dồn, vốn là ảnh-hình nói lên các hiểm-họa gặp thấy ở trong đời. Ảnh-hình về “thuyền con” trong trình thuật, là biểu-tượng về Hội-thánh cũng đã gặp nhiều phong-ba/sóng dồn, vào thuở đầu.

            Với thánh Mát-thêu, các môn-đệ Chúa đều có mặt trong tình-cảnh đó. Hình ảnh Đức Kitô bay là trên mặt nước, là âm-vang cố-hữu về họat-động của Thần-Khí Chúa trong trình-thuật tiên-khởi ở sách Khởi nguyên. Ngay đến việc Đức Kitô từng khiến cho sóng êm, biển lặng cũng để tiếp-nối công-việc mà ngôn-sứ Giô-nah đã làm vào khi trước.

Thành thử, người đọc nào những muốn say-mê tìm-hiểu Kinh-thánh, sẽ thấy nhiều biểu-tượng vẫn đồng-bộ, ăn khớp với các điển-tích được ghi nhiều trong sách Cựu-Ước, vào thời trước.

Trình thuật hôm nay cũng thế, thánh Mát-thêu đã chứng-tỏ biệt tài viết lên Tin Mừng cách độc-đáo qua ngôn-ngữ riêng-tư của chính ông. Đi vào chi tiết, ta sẽ còn thấy thánh-nhân chú-trọng nhiều đến thông-điệp mang tính thần-học hàm-ẩn như sau: Đức Kitô, là Người Con Độc Nhất của Thiên-Chúa-là-Cha, là Chúa tể mọi Tạo dựng, vẫn trung-kiên với đồ-đệ của Ngài. Chẳng cần biết sông/biển có vỡ ào, sóng nước có dồn dập, hoặc dân con/người phàm có khiếp-sợ nguy-cơ tai-biến đến thế nào đi nữa, Chúa vẫn cứu, đem họ về với công-trình tái tạo-dựng nên người mới, vẫn rất mới.

Cũng hệt thế, Hội-thánh Chúa thừa-nhận rằng Ngài đã hoàn-tất công-trình tạo-dựng mà lâu nay toàn-dân Israel hằng trông đợi nơi Ngài. Họ mong được mục-kích và ôm giấc mộng ấy vào trong lòng. Vẫn cảm-thông với công-cuộc cứu-vớt của Đức Chúa, dù đôi lúc nhận thấy nhiều biểu-tượng và điển-tích cũng không mấy dễ hiểu.

Vấn đề là: hôm nay đây, tất cả các truyện cổ, cùng điển-tích ấy có đem đến cho ta điều gì tốt đẹp, nhiều hay không?

Quả thật, chúng ta đều là kẻ kế-thừa lòng tin của thánh sử Mát-thêu, từng tỏ rõ. Hôm nay đây, vốn có mặt trong buổi Tiệc thánh này, là vì ta tin rằng Đức Giêsu, Người Con Độc Nhất của Thiên-Chúa-là-Cha, Đấng đã cứu-vớt ta ra khỏi chính thân-phận người phàm chốn gian-trần của mình, để sẽ không còn bị lớp phong-ba bão-táp cùng sóng dồn ở cuộc đời những miệt mài, đầy hủy hoại là thế.

Đằng khác, thông-điệp thánh-sử chuyển đến cho ta hôm nay, còn nói lên rằng: trong mọi phong ba bão táp từng đe dọa con thuyền cuộc sống của ta, phải chăng ta vẫn gặp được may dù không biết bơi vì Đức Giêsu chẳng bao giờ học-hỏi để biết bơi, hết?

             Cảm-nhận được sự thể như thế, ta lại sẽ ngâm lên lời thơ đang ngâm dở, rằng:

“Ở đây châu báu vô tri hết,

Pho sách quần phương lộ ý nhiều.

Hãy tìm cho được hoa cung cấm,

Xem thử trong hoa có mỹ miều?”

(Hàn Mặc Tử – Nhớ Thương)

            Châu báu vô-tri ở trong sách, và hoa cung-cấm có mỹ-miều, lại cũng là những thứ ta có thể tìm ra được trong cuộc sống vẫn rất đẹp, “lộ ý nhiều”. Ý rất lộ, được thánh-sử diễn-tả bằng hình-tượng dân-gian đằm thắm, rất mỹ-miều, vẫn không thiếu ở chốn nhân-gian tình người, rất chân-phương.

Lm Richard Leonard sj

Mai Tá lược dịch

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Hai 2024
H B T N S B C
« Th11    
  1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31