SUY NIỆM LỜI NGÀI CHÚA NHẬT 28 TN A

Written by xbvn on Tháng Mười 10th, 2014. Posted in Mai Tá, Năm A

“Em tự ngàn xưa chuyển buớc về,”

“Thuyền trao sông mắt dẫn trăng đi”.

(Dẫn từ thơ Đinh Hùng)

Mt 22: 1-14

            Chuyển bước về, người người đều chuyển từ thuyền, từ sông nước có gió ngàn lồng lộng, rất trăng sao. Chuyển bước thời hôm nay, nhà Đạo mình cũng cứ chuyển, nhưng vẫn mang nặng một tình-tự thân-thương, đằm thắm của nhiều người.

Thời buổi hôm nay, nhiều người vẫn chuyển cho nhau những tình-tự thân thương như tình vợ chồng trẻ cứ muốn cho con cái mình kinh qua hành-trình lĩnh-nhận Thanh Tẩy, vì nhiều lý do rày rất khác. Với một số người thời Hội thánh tiên khởi, rõ ràng Thanh Tẩy là nghi-thức chú-trọng nhiều đến việc đặt tên, nêu tuổi.

Cũng có người quan-niệm đây là nghi-tiết khởi đầu, để rồi sẽ có buổi vui ăn uống, mừng em bé. Người khác hỏi đến, cũng chẳng biết rõ tại sao mình lại muốn thế. Tuy nhiên, họ vẫn nghĩ: có làm thế, mới đúng phép Đạo, như mọi người. Với một số cha mẹ khác, thì họ nay hiểu rõ nguồn-gốc mọi chuyện, nên muốn truyền lại cho con, những gì mình học hỏi, đó là sự sống của Đức Chúa.

            Mỗi khi cử-hành nghi-thức thanh-tẩy, tôi thường giải-thích cho mọi người hiểu rõ rằng: ở 3 thế kỷ đầu đời của Giáo-Hội, bí-tích thanh-tẩy được thực-hiện vào lúc trời tờ mờ sáng, sau lễ Phục Sinh. Làm thế, không chỉ để ăn-khớp với lễ Phục-Sinh của Chúa cho đồng bộ, mà vì muốn giữ kín sự việc con dân lĩnh-nhận Thanh-tẩy, cho an-toàn.

Ròng rã hơn 300 năm trước, tín-hữu Chúa nhận thanh-tẩy vào buổi sáng, còn để các vị có thể đi vào cõi chết, giấc buổi trưa. Với họ, thanh-tẩy không có nghĩa đi ra ngoài để sinh-hoạt, mà là có sự sống và có cả sự chết nữa.

            Qua dụ-ngôn tham-dự Tiệc, Đức Giêsu muốn mọi người biết, rằng: có những người cứ tưởng mình đương-nhiên sẽ trở-thành tín-hữu, nên đã khước-từ. Ngược lại, cũng có người trong Đạo, lại tưởng rằng mình sẽ chẳng bao giờ đáp-ứng được lời gọi mời của Chúa, nên vẫn gia-nhập chiên đàn Hội-thánh, rất hăng say.

            Vào những ngày đầu, khi đề-cập đến Tiệc cưới, Giáo-hội Chúa đều ám-chỉ hai việc: một, Tiệc Thánh là Tiệc Lòng Mến. Tiệc, cuộc sống vĩnh-cửu. Lạ thay, khi dùng ảnh-hình của buổi Tiệc có ăn và có uống, dụ-ngôn Chúa kể đưa ra, ít nói đến thịt thà – thức ăn, nhưng lại cứ nói đến cảnh người ra/kẻ vào, trong thánh lễ. Tại sao thế?

            Điều này, cho thấy: thái-độ của người được mời đã bỏ lỡ cơ-hội đến với Tiệc cưới của Hoàng-gia, là điều ít thấy xảy ra, nơi thế-trần. Điều thường thấy hơn, là thái-độ của dân con bần-hàn, đã nhận ra món quà quí giá, được ban phát.

Nhận ra, cả người ban tặng, nên họ mới “ăn vận” cho đúng cách và biết rõ nơi mình sẽ đến, là nơi đâu/chốn nào. Ngược lại, cũng có người không biết cách xử-thế cho đúng với hoàn- cảnh/địa-vị của mình, nên đã không nói thành lời, khi được mời.

            Những người theo cách-thế thứ hai, là cộng-đoàn dân Chúa vào thời đầu. Là, những vị dám lĩnh-nhận nguồn nước thanh-tẩy. Nhưng sau lại gian-dối, bội-phản cộng-đoàn các thánh, vào thời bách hại. Khi các thánh khám-phá ra chuyện đó, đều thấy rằng: thực-khách theo cách thứ hai, không có đủ tư-cách tham gia, nên đã bị loại trừ.

Nơi cộng-đoàn thời thánh-sử Mát-thêu, thì: hầu hết những người gian-dối đều phải trả giá rất cao, bằng chính cuộc sống của mình. Bởi thế nên, sự việc hồi-hướng trở về với Đạo của Chúa, cũng trở-thành sự-kiện cần đắn đo, suy-nghĩ.

            Thời hôm nay, chuyện dụ-ngôn ghi ở trên, có ý-nghĩa gì đối với mỗi người chúng ta? Chắc chắn, Tin Mừng không đặt vấn-đề bảo rằng: ta nên ăn vận thế nào cho phải phép, khi đi tham-dự thánh-lễ của Lòng Mến. Cũng chẳng ai hỏi: ta có thái-độ sống ra sao, khi mọi người đều nghĩ về đời sau, chốn vĩnh hằng là nơi mình đạt đến mãi sau này.

Dụ ngôn hôm nay, không cốt ý nói đến những hãi hùng/lo sợ mỗi khi ta ra trước toà án để chịu cuộc phán xét mà người xưa gọi là “trả lẽ”, sẽ phải xử-sự thế nào? Ăn làm sao nói làm sao?

Nhưng, điều mà dụ-ngôn muốn nêu thành vấn-đề, chính là: ta phải trở thành  người khó-nghèo, bần hàn cho đủ hoặc đúng cách, mới nhận ra được quà tặng Chúa phú ban, khi Ngài mời gọi ta gia-nhập cộng-đoàn niềm-tin mà Hội-thánh vẫn đời chờ. Có là người rộng lượng đủ, ta mới có thể đáp-ứng lại lời kêu mời, khẩn thiết của Đức Chúa.

            Bởi một lẽ, khi nêu vần-đề như thế, là để ta nghiêm-chỉnh xét và xem những gì mình sẽ ăn nói và hành-động. Để rồi, ta sẽ có thái độ đúng đắn, hầu đem các giá-trị của những hành-xử ta từng có và vẫn có trong đời mình cả vào lúc mình ở nhà hay đang lao-động tại sở làm cũng như ở chốn vui chơi, giải-trí cho khuây khoả và cũng để xét lại xem cung-cách mình đối xử với nhau lâu nay ra thế nào.

Chính những điều như thế, mới chứng-tỏ ý-nghĩa của việc ta bày-tỏ bằng hành-động. Và bằng vào những cử-chỉ như thế, người khác mới đánh giá là: ta có thực sự là người chân phương, tử tế, ý-nhị về niềm tin hay không? Hoặc, ta cũng chỉ là kẻ dối-gian/bội phản như bất cứ người nào khác; hoặc, ta lại cũng không biết cách ăn vận, xử thế và nói năng cho hiền-từ, tử tế, thế thôi.

            Tựa như tín-hữu thời tiên-khởi ngày nay ta cũng ăn vận mầu trắng rất “trinh trong” mỗi khi ta nhận ơn thanh-tẩy từ Đạo Chúa. Trinh trong mầu tiệc cưới rất trắng tinh, là sắc mầu thích-hợp với nghi-tiết thanh tẩy của Giáo-hội.

Cũng tựa như người thời trước, vào những tháng ngày ta nhận-lĩnh ơn thanh-tẩy, ngày nay không có nghi thức đặt tên, nêu tuổi như trước nữa. Và, cũng chẳng phải là nghi tiết giao tế xã hội, để mà ăn uống.

Hôm nay đây, chỉ là ngày thường trong tuần tựa hồ như khi ta nhận thiệp hồng từ bà con/bạn bè vẫn muốn mời chào ta tham-dự tiệc cưới, mỗi thế thôi. Nhận thiệp mời ngày thanh-tẩy hay lễ cưới, tức là ta được nhắn hãy tham-dự lễ-hội vui-tươi của cuộc sống, có Chúa cùng tham-dự.

Vào các tiệc-tùng buổi ấy, mọi người đều xử-sự theo đúng cung-cách họ tuyên-tín. Ở nơi đó, kẻ dối-gian/bội phản đều đã cao bay xa chạy, cả trăm dặm. Họ đâu còn bận tâm gì nữa mà ngoái cổ quay đầu lại, để làm chi.

            Tiệc cưới cuộc sống hôm nay, còn là tiệc ngàn đời có Chúa/có ta, có cả cộng-đoàn thân-thương, lành thánh rất Nước Trời là như thế.

            Trong tinh-thần nghiệm-sinh tiệc ngàn đời luôn có Chúa, tưởng cũng nên ngâm nga lời thơ ở đời vẫn còn hát, rằng:

            “Em tự ngàn xưa chuyển buớc về,

            Thuyền trao sông mắt dẫn trăng đi.

Những giòng chữ lạ buồn không nói,

Nét lửa bay dài, giấc ngủ mê.

(Đinh Hùng – Gặp Em Huyền Diệu)

Gặp em hay gặp Chúa, vẫn cứ thất “nét lửa bay dài, giấc ngủ mê”. Ngủ có mê, cũng đừng “chuyển bước về” ngàn xưa ấy. Để rồi, em với tôi , ta cùng về chốn Huyền Diệu của tình yêu-thương Chúa vẫn gửi đến mỗi người trong ta. Ngài gửi, để ta vui sống mãi chốn Nước Trời hiền-hoà, rất hôm nay.

Lm Richard Leonard, sj

Mai Tá lược dịch.

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Một 2025
H B T N S B C
« Th12    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31