SUY NIỆM LỜI NGÀI CHÚA NHẬT 29 THƯỜNG NIÊN A
“Ném nhân-cách vào ngàn sâu ký-ức,”
“Trát bùn tanh lên mặt đã bao năm”.
(dần từ thơ Nguyễn Tất Nhiên)
Mt 22: 15-21
Ném sao được nhân-cách của mọi người, như nhà thơ từng cảnh-báo. Nhân-cách và nhân-vị của con người chỉ có thể trao-trả cho con người, dù người ấy ở nơi cao tít chốn cầm-quyền cai trị muôn dân. Nhân-cách và nhân-vị của con người vẫn là ý-tưởng chỉ-đạo mà khi xưa bậc thánh-hiền đã ghi lại nơi trình thuật, để cảnh-giác người nghe biết Tin-Mừng Chúa bảo ban.
Trình thuật Tin Mừng hôm nay, thánh-nhân hiền-từ lại cũng ghi chép lời bảo-ban mà các nhà hiền-triết khi xưa tóm gọn bằng một triết-thuyết rất “con người” qua nhận định: “Sống trước đã, triết lý sau”. Triết lý sống và sống triết lý, hoặc chính trị-tà trị vẫn là cách thế, để sống. Sống đúng đường lối, hợp với đạo làm người.
Chính vì thế, nên: dân thường ở huyện, nay dù vẫn còn ở trong hay đã ra khỏi cộng-đoàn kẻ tin vào Đức Chúa, lại vẫn nghĩ: Ngài chẳng khi nào uỷ thác cho Giáo hội trọng trách kinh-bang tế-thế, hoặc chính-trị nào hết, để hỗ-trợ cho lập-trường của mình, dù nhiều người cứ viện-dẫn đoạn trình-thuật Tin Mừng hôm nay, để làm bằng.
Nhận thức ý-nghĩa cũng như bối-cảnh của đoạn Tin mừng nay viết lên, chắc hẳn chẳng ai muốn cho Giáo hội cứ “ru rú” ngồi trong “góc khuất” xa khỏi cửa để suy-tư, dẫn dụ nhau về những thực-tại của chân-lý vĩnh-cửu. Và, cũng chẳng thấy ai reo hát lời thánh vịnh cũng rất xưa, nhưng chỉ lưu tâm để ý đến thánh ca hợp thời đại, thôi.
Thời Chúa sống, ta hẳn cũng rõ biết nhiều lãnh đạo hội đoàn vẫn tự hào cho rằng mình thuộc giống giòng đạo hạnh, siêng chăm như nhóm Biệt Phái, rất nhiệt thành. Biệt Phái hay Nhiệt thành, là đám người mộ đạo quá mức bình thường, được tổ chức rất qui củ, lớp lang vào cuối thời kỳ người La Mã còn đô hộ Do thái.
Một trong những cố gắng mà nhóm Nhiệt thành cổ vũ đến cùng là duy trì việc nộp thuế cho đám dân quân đô hộ. Lúc ấy, chắc cũng có một số người dám nghi ngờ Đức Kitô thuộc nhóm này nên mới tìm đến gạn hỏi, đặt bẫy. Nhưng, Ngài luôn chứng tỏ là Ngài đứng về phía những người nghèo hèn, ốm đau bệnh tật, những nữ phụ tai tiếng và cả đám người sống bên lề xã hội nữa.
Tin Mừng cho thấy Đức Kitô luôn công kích các tay đầu nậu tôn giáo đương thời. Ngài cũng đã nhiều lần khuấy động, thức tỉnh bọn người còn ngủ vùi tại những nơi Ngài đặt chân đến. Ngài chống đối mọi hình thức bạo động, khủng bố; luôn khuyên dạy các đồ đệ dõi theo bước chân dài truyền giáo, biết quên mình đi mà yêu thương và nguyện cầu cho những kẻ hãm hại chính mình. Các tay ma đầu, tác oai tác quái luôn rình rập sơ hở để báo cáo lấy điểm với phe nắm quyền.
Đức Kitô còn muốn mọi người phải tỏ ra công minh chính trực như Đức Chúa vẫn trông chờ nơi thế giới phàm trần. Đã nhiều lần, Ngài hằng minh định rằng không nên dựa vào vũ khí hoặc sự khiếp sợ, trả thù, mà chỉ có tình thương mới có thể biến đổi được tâm can những người làm chính trị, nắm giữ quyền hành.
Chính trị của Đức Chúa chính là tình yêu ngự trị chứ không phải thứ tà trị hay tà ma, ác thần đang còn ngự trị nơi lòng dạ của kẻ xấu. Dứt khoát không thể nghi ngờ được là Ngài thuộc nhóm “Nhiệt thành” bợ đỡ đám quỷ ma thống trị.
Tin Mừng hôm nay diễn tả, Đức Kitô, thay vì xoáy mòn, đảo lộn uy quyền của người trần thế, ngược lại, Ngài vẫn nâng đỡ và yểm trợ họ. Ngài không chỉ làm có thế, mà còn làm hơn thế nữa. Ngài không chỉ nói “Những gì của Xêda, hãy trả lại cho Xê-da” mà còn thêm: “và đem về với Đức Chúa những gì thuộc về Đức Chúa”. Chân lý thực tiễn này gồm tóm mọi vua quan, tiến chức nơi trần thế.
Mọi quyền năng, đất nước, mọi giới chức nắm giữ quyền hành, xuất tự Đức Chúa, phải được đưa về với Đức Chúa. Điều này có nghĩa: với tư cách là con dân của Đức Chúa, chúng ta chẳng thể nào đem nghĩa vụ ta có đối với trần thế để rồi thu về một mối, trao tất cả cho mình Đức Chúa mà thôi. Làm như thế là sai lầm và còn nguy hiểm nữa.
Cứ liên tưởng đến những chương sử đen tối của thế kỷ vừa qua, sẽ thấy nhiều chuyện trái khoáy đã xảy ra với cả những người công chính chuyên đi lễ hằng tuần mà vẫn chẳng biết kết hợp hài hòa giữa thói quen giữ đạo ngày của Chúa với trách nhiệm ngoài đời vào ngày trong tuần.
Trách nhiệm ở ngoài đời tức là thứ chính trị rất chính đáng để ta có thể mãi mãi ngự trị trong tình yêu của Đức Chúa. Có lẽ vì thiếu kết hợp hài hòa mà sự dữ, quái ác vẫn cứ ngang nhiên tồn tại.
Các bậc trưởng thượng trong Giáo hội lâu nay phụ trách việc công bố Tin Mừng cho người trần thế vẫn có bổn phận dùng mọi cơ cấu chính trị, hoặc diễn đàn thế giới để làm công tác mà Bề Trên giao phó. Đó là công tác phối hợp hài hoà sao cho Tình yêu của Đức Chúa với con người được thể hiện với toàn thể tạo vật và người đời. Đời cũng như Đạo. Bên trong cũng như bên ngoài dân được chọn.
Bài đọc thứ nhất, ngôn sứ Ysaya đã sử dụng cùng một thông điệp tương tự để nhắc nhở chúng ta về Tình yêu của Đức Chúa khi Ngài gọi chúng ta bằng tên riêng của mình. Đôi lúc, có thể có người trong chúng ta sẽ không đồng ý với các bậc trưởng thượng trong Giáo hội và e ngại rằng các đấng không nắm được thông tin chính xác, nên đôi lúc có thể đã dẫm chân lên nhau, vượt phạm vi, giới hạn của quyền bính.
Nếu quả có thế, chúng ta cũng nên nói cho các vị ấy biết. Đồng thời cũng phải nâng đỡ, hỗ trợ để các đấng có được một lập trường thông thoáng, biết uyển-chuyển khả năng suy xét, phán đoán của mình.
Tuy nhiên, cũng đừng bao giờ nhẹ dạ nghe theo lời dụ dỗ của những kẻ phóng đãng chỉ muốn Hội thánh xa rời truyền thống chân chính của Đạo. Những người này chỉ cù cưa biện luận, muốn đưa ra một định hướng phóng túng khiến ta dễ nghe theo, bằng những bánh vẽ đủ mầu sắc đa dạng hoặc còn tô điểm thêm bằng những ưu tiên hấp dẫn, vẫn ban phát cho cộng đồng nhân loại.
Nếu Hội thánh tỏ dấu không muốn tham dự tích cực vào những chuyện chuyển đổi xu hướng xấu xa, thì việc Đức Kitô đã sống, chết đi và sống lại từ cõi chết cho con người sẽ trở nên hư luống, vô bổ. Điều chắc chắn là: chúng ta vẫn phải đem đến cho đời (tức Xê-da) những gì người đời có quyền được hưởng nhân danh mọi tốt lành, của chung.
Nói cách khác, mọi người vẫn phải tỏ ra trung thành với Đức Chúa, là Đấng đã kêu mời tất cả các Xê-da trên trần thế, hãy cứ trông chờ vào những gì mình đã thực hiện hoặc chưa kịp đưa vào hiện thực.
Bởi vì, lúc ấy có thể chúng ta sẽ được yêu cầu giải thích lý do tại sao vẫn để cho một số người rời bỏ cộng đoàn. Vẫn còn có những người bỏ cuộc, thiếu kiên nhẫn trông chờ quà tặng của Đức Chúa, ngay từ đầu.
Cuối cùng, dù ta có tự hào mình thuộc thành phần đứng đắn hoặc chính quy, thì việc ra đi hoặc phân tán cộng đoàn đều là dấu hiệu không tốt; đều là thứ chính trị trái với kỳ vọng của mọi người. Chí ít, đối nghịch với lời truyền của Đức Chúa.
Vì thế, chính trị chẳng bao giờ chống đối ý định của Đức Chúa. Chí ít, là của Đạo. Đó chỉ là tà trị.
Trong cảm-nghiệm những gì Chúa tỏ-bày, tưởng cũng nên ngâm lại lời thơ ở trên, rằng:
“Ném nhân-cách vào ngàn sâu ký-ức,
Trát bùn tanh lên mặt đã bao năm.
Mới ngoài hai mươi mà trầm-trọng chứng đau lưng,
Bởi luồn cúi mỗi ngày dăm bẩy bận”.
(Nguyễn Tất Nhiên – Lần Cuối)
Nhà thơ, luôn ghi nhớ sự việc thiếu nhân-cách nơi đám người “nhiệt-thành”/“báng bổ” chỉ biết luồn cúi, nịnh-bợ giới cầm quyền, mất nhân-cách. Thứ nhân-cách đầy tính-chất đạo-hạnh của bậc hiền-nhân quân-tử đà biến dạng cả chốn thiền-môn, rất Đạo.
Trình-thuật, nay còn là lời cảnh-tỉnh gửi mọi giới, ở khắp nơi, để người người lo chỉnh-đốn sống đích-thực thứ triết-lý nhân-hiền nhà Đạo, rất chính-mạch còn tồn-tại. Và, đó còn là lời nhắn-nhủ “cứ trả về cho Thiên-Chúa, những gì là nhân-lành/hạnh-đạo của Thiên-Chúa, để người người nhờ đó sống yên vui, suốt đời mình.
Lm Richard Leonard sj
Mai Tá diễn dịch
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA KITÔ VUA: ĐỨC GIÊSU LÀ ‘VUA’ CỦA TÔI KHÔNG?
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT LỄ CHÚA KITÔ VUA NĂM A : CUỘC PHÁN XÉT CUỐI CÙNG SẼ DỰA TRÊN TÌNH YÊU
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT 33 THƯỜNG NIÊN NĂM A : NGHÈO ĐÓI LÀ MỘT TAI TIẾNG, HÃY BIẾN CUỘC ĐỜI CỦA CHÚNG TA THÀNH MỘT LỄ VẬT TÌNH YÊU
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN NĂM A : SỰ KHÔN NGOAN CỦA CUỘC SỐNG LÀ CHĂM SÓC TÂM HỒN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXI THƯỜNG NIÊN NĂM A : TRỞ THÀNH NHỮNG CHỨNG NHÂN ĐÁNG TIN CẬY
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ 2023 : SỰ THÁNH THIỆN LÀ MỘT MÓN QUÀ VÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN NĂM A: TÌNH YÊU THIÊN CHÚA ĐƯỢC THỂ HIỆN NƠI TÌNH YÊU THA NHÂN
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ BẾ MẠC ĐẠI HỘI THÔNG THƯỜNG LẦN THỨ XVI CỦA THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC: TRỞ THÀNH MỘT GIÁO HỘI TÔN THỜ THIÊN CHÚA VÀ PHỤC VỤ THA NHÂN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 29 THƯỜNG NIÊN NĂM A : CHÚNG TA KHÔNG THUỘC VỀ BẤT KỲ “XÊDA” NÀO
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN NĂM A : NÓI KHÔNG VỚI THIÊN CHÚA LÀ BI KỊCH ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG CON NGƯỜI
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 27 THƯỜNG NIÊN NĂM A: BIẾT ƠN ÁNH SÁNG CHIẾU RỌI HẰNG NGÀY TRONG TÂM HỒN CHÚNG TA
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 26 THƯỜNG NIÊN NĂM A: TỘI NHÂN, VÂNG, HƯ HỎNG, KHÔNG!
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 25 THƯỜNG NIÊN NĂM A: THIÊN CHÚA YÊU THƯƠNG CHÚNG TA BẰNG MỘT TÌNH YÊU VÔ ĐIỀU KIỆN VÀ NHƯNG KHÔNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 24 THƯỜNG NIÊN NĂM A : THA THỨ LÀ ĐIỀU KIỆN CĂN BẢN CỦA NGƯỜI KITÔ HỮU
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 23 THƯỜNG NIÊN NĂM A : SỬA LỖI HUYNH ĐỆ LÀ MỘT CÁCH DIỄN TẢ CAO NHẤT CỦA TÌNH YÊU
- THÁNH LỄ Ở OULAN BATOR : CHÚA KHÔNG ĐỂ CHO CHÚNG TA THIẾU NƯỚC CỦA LỜI NGÀI
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 21 THƯỜNG NIÊN NĂM A : CHÚA GIÊSU LÀ AI ĐỐI VỚI TÔI?
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 20 THƯỜNG NIÊN NĂM A: THIÊN CHÚA KHÔNG KHÁNG CỰ KHI NGƯỜI ĐƯỢC KÊU XIN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 19 THƯỜNG NIÊN NĂM A : RA KHƠI KHÔNG SỢ KHÓ KHĂN
- JMJ 2023 : ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI TRONG THÁNH LỄ BẾ MẠC : « ĐỪNG SỢ ! »