SUY NIỆM LỜI NGÀI CHÚA NHẬT 29 TN C

Written by xbvn on Tháng Mười 14th, 2013. Posted in Mai Tá, Năm C

“Nhắc làm chi? Ôi! nhắc làm chi nữa?”

“Em đi rồi, mưa gió suốt trang thơ.”
 (dẫn từ thơ Đinh Hùng)

Lc 18: 1-8

Cũng có thể, nhà thơ từng bảo thế. Cũng rất đúng, lời dụ ngôn kể vị chánh-án nói như vậy.

Dụ ngôn hôm nay, thánh-sử Luca ghi lại lời của chánh án từng phán-quyết cũng rất thật. Sự thật ở dụ ngôn vẫn rất thực, ở mọi thời. Thời buổi ấy, lại thấy vị chánh án từng chán ngán cảnh tội nhân cứ đeo bám quấy rầy như dịch tễ, để đòi cho được một phán quyết rất công minh. Ngôn ngữ đời thường đều diễn-tả chuyện đeo bám như dịch-tễ là những quấy rầy/phiền hà, thường khó tránh.

Tiếng Do thái, mô-tả cảnh-tình này lại mang ý-nghĩa của một phiền-hà khiến người trong cuộc thành vô dụng. Phiền hà, là chuyện mà người trong cuộc cứ quấy rầy đòi mãi một chuyện mà chẳng ai muốn dính líu, giải quyết. Sách Isaya ở đoạn 7 câu 13 cũng có lời tương-tự: “Nghe đây, hỡi nhà Đa-vít! Các ngươi làm phiền thiên-hạ chưa đủ sao, mà còn muốn làm phiền cả Thiên Chúa?” 

Vấn đề ở đây, là hỏi rằng: đối nghịch động-thái quấy rầy/phiền hà và đeo bám là có ý gì?

Cũng có thể, đối chọi chuyện phiền hà đeo bám, là: chuyện trò thân mật với ai đó, cho đời vui. Và, điều đối chọi giữa “lải nhải” với “quấy rầy” là “chuyện trò thân mật”, rất thật tâm. Đúng thế, hình-thức đổi-trao giữa hai người bằng lời nói, vẫn là chuyện vui/buồn thường ngày ở khắp chốn. Bởi, một khi đã nói năng, nếu không là chuyện trò thân mật, thì chắc phải là động-thái lải nhải, quấy rầy như dịch tễ thôi.

Về chuyện trò thân mật, thánh Bênêđíchtô từng qui-định với anh em Dòng mình, là: bất cứ anh em nào một khi đã tuyên hứa trước mặt Chúa và Bề trên rằng: mình quyết sống ổn định, chuyện trò/trao đổi suốt đời với anh em và tuyệt đối tuân phục đấng lãnh đạo nhà Dòng, cả ba điều này trở thành lời khấn hứa mang cùng ý nghĩa. Là thày dòng sống khắc khổ, là chấp-nhận sống trọn vẹn cuộc sống cộng-đoàn có đổi-trao. Nói như thế, thì: đây không là lời tuyên-khấn giữ thinh lặng suốt đời; và, cũng không là chọn lựa tồi đối với những ai sống đời tu trì bởi cộng-đoàn nhà Dòng đã đồng ý như thế.

Luật dòng Biển Đức viết bằng tiếng La-tinh lại đã thấy có cụm từ “hồi hướng trở về” thay cho chủ trương “chuyện trò trao đổi”, như vừa nói. Thông thường thì, tiếng La-tinh “cổ” rày diễn-tả việc “hồi hướng trở về” như sinh-hoạt quay vòng tròn có đổi thay, theo nghĩa luân-lý hoặc tu-đức. Thế nhưng, bản gốc luật này do chính thánh Bênêđíchtô lập ra, đã nhấn mạnh đến việc cần thiết phải chuyện trò/trao đổi chứ không phải chỉ mỗi “hồi hướng trở về”, với Đạo Chúa.

Với tiếng La-tinh “cổ”, thì: chuyện trò/trao đổi có nghĩa: năng lui tới nơi nào đó, cứ quẩn quanh đến trò chuyện với những người hay đến nơi đó. Tự-vựng này, đi vào tiếng La-tinh của Kitô-hữu trước thời thánh Bênêđíchtô còn sống. Từ-vựng đây, diễn tả lối sống thông thường có quan-hệ mật-thiết với mọi người, và còn hiệp-thông giao dịch với mọi người khác nữa.

Điều này, còn có nghĩa: chung sống với người khác hoặc có liên-hệ mật-thiết với mọi người theo cung-cách không giống với kiểu của mình. Đây, còn là lối sống ít giống với cách sống của mình nhưng giống kiểu của người khác, nhiều hơn. Đây còn là: sự hiện-diện ở nơi nào đó để hoà trộn với người khác theo cung-cách nói năng/chuyện trò rập theo kiểu người khác, chứ không theo ý mình. Nói cho cùng, đây là yếu-tố chính của đồng hành, có tương-tác.

Theo nghĩa này, tốt hơn ta nên chuyện trò/đồng hành với nhau hơn là chỉ “hồi hướng trở về’ với thánh-hội, mà thôi. Bởi, cộng-đoàn Hội thánh ở đâu cũng thế, vẫn luôn đòi hỏi ta chuyện trò/đồng hành hơn chỉ quay trở về, mà thôi. Người tu trì, đồng hành chuyện trò với nhau, vẫn có thể không là nhóm “hồi hướng” quay về chốn cũ mà sinh sống. Họ là người biết chuyện vãn, giao du rất tế-nhị. Xem như thế, thì đồng hành trong chuyện trò mới là chuyện cần thiết cho đời tu.

Kinh thánh viết bằng tiếng Do thái, cũng có cụm-từ chỉ việc “hồi hướng trở về” như tự-vựng “shub” có nghĩa đen, để chỉ sự việc quay đầu trở lại, thôi. Thông thường, từ này là chỉ về cuộc sống quay vòng tròn nhưng lại có nghĩa gốc-gác nói về chuyến trở về sau bao ngày lưu vong/lưu đày chốn đất khách quê người. Việc này, còn có nghĩa: trở về với đất miền được Chúa phú ban cho riêng mình và mình quyết sẽ ở nơi đó mãi, chứ tuyệt nhiên không phải nơi nào khác. Nói theo tính cách linh thiêng có tương-quan, ta đã đi vào chốn “lưu vong/lưu đày” rồi, vẫn cần khám phá chốn miền thực thụ để mình sẽ về lại đó mà sinh sống.

Tân Ước cũng có cụm từ “hồi hướng trở về” tương tự như tự-vựng “epistrophe” ta có thói quen dịch là “hồi hướng”, cũng rất đúng. Thế nhưng, mỗi khi mô tả Chúa, sách Tân Ước của ta thích sử-dụng cụm từ “metanoia”. Lại nữa, ngôn-ngữ của ta cũng lại dịch cụm-từ này thành một “hồi hướng trở về”, giống như thế. Tuy nhiên, “metanoia” thực ra không có nghĩa “trở về” hay “trở lại” theo cung cách mà lâu nay ta vẫn tưởng.

Metanoia là điều được Chúa đòi-hỏi những ai dấn bước theo chân Ngài, phải làm thế. Cụm từ này, thường dịch thành động-thái “đổi mới tâm can”, nhưng không chỉ mỗi thế, mà còn hơn thế nữa. Tiếp-vĩ-ngữ “noia” ở chữ “meta-noia” xuất tự tiếng “nous” của Hy Lạp, mang ý-nghĩa: một hiểu biết thực-chất của những gì xảy đến và diễn biến theo chiều-hướng sâu-sắc. Suy cho kỹ, nếu ta đặt tiếp-đầu-ngữ “meta” ở trước chữ “nous” bên tiếng Hy Lạp, ta sẽ tạo ý-nghĩa: tư-thế của một người không biết được những gì đang diễn-tiến và cũng không tìm ra được ý-nghĩa của nó cho đến khi có ai đó đến giúp cho mình và mời mình học hỏi, lắng nghe cũng như đi vào một chuyện trò, còn tiếp-diễn.

Muốn hiểu “Metanoia” cho đúng, thì không thể gọi đó là cuộc “hồi hướng trở về”, được. Trao đổi với ai, như thế, phải hiểu như động-thái biết lắng-nghe, chuyện trò và cứ thế để hiệp-thông tiến-triển, rồi ra mơi thông-hiểu nhau hai chiều. Trong trao-đổi, luôn có đối-thoại tương-tác hầu tạo dựng bầu khí mới, tức: một giòng chảy xuyên suốt đượm nhiều nghĩa. Tức: bất cứ ai chủ-trương cho đi chính mình mình, trong trao-đổi/đối-thoại là mình tự cho chính mình cho người khác, dù không biết gì về “người khác” ấy, để rồi tìm cách hiểu biết người khác, có khác mình nhiều không, đó mới là đối thoại, đổi-trao.

Đối-thoại đổi trao, là cung-cách nhận thức không biết trước sự việc sẽ diễn-tiến ra sao. Tuy nhiên, lại giáp mặt tạo tình thưong-yêu thoải-mái và an toàn cho ta. Nó đòi cho được một thoải mái thích thú liên tục, không ràng buộc. Bởi, có thoải mái trong đối thoại/đổi trao, con người mới không tìm về những quấy rầy/phiền hà bất cứ ai.

Truyện dụ-ngôn hôm nay, tác giả Tin Mừng nói đến động-thái quấy rầy/phiền hà của bà goá nọ đối với vị thẩm-phán chẳng biết kính sợ Chúa cũng chẳng thiết tha gì chuyện lắng nghe người phàm. Chính đó là xu-hướng quấy rầy/phiền hà không thích-hợp cho một đối-thoại/đổi trao rất thực. Quấy rầy/phiền hà không có chân đứng trong đối thoại/đổi trao. Bởi, nó luôn là rào cản là nói một chiều, chẳng cần nghe ai nói. Là, đòi hỏi mãi không dứt từ một người không biết đến đổi trao, đối thoại. Trong sống đời thực tế, động-thái đối thoại lành mạnh, linh đạo vẫn cần thiết hơn một hồi hướng trở về, mà vẫn thế.

Điều này cũng có thể áp-dụng cho tương-quan ta có với Chúa. Đối đầu quan hệ với Chúa không thể có chuyện quấy rầy phiền hà được, bởi Chúa đã cho tất cả mọi sự từ trước, thế nên ta không cần đòi thêm gì nữa hết. Cũng không cần có cố gắng để “hồi hướng trở về” mà chẳng đổi thay động thái rất đòi và hỏi đủ thứ. Tương quan đối-thoại với Chúa, cũng phải biết là Chúa đã tặng ban cho ta hết mọi thứ ta cần đến.

Giờ đây, ta không cần làm hết sức mình, bằng một “hồi hướng trở về” để khám phá ra Chúa, bởi chính Ngài đã khám phá ra ta từ hồi nào, rồi. Nay, chỉ cần ta đi vào với đối thoại/đổi trao thật mật-thiết với Đấng từng thương yêu ta trước. Chỉ cần ta biết nói lời “cảm tạ” Chúa, tự khắc Ngài sẽ đón chào ta trong vui mừng, thôi.

Bởi, Chúa từng nói với ta là: Ngài rất chán ngán với những người suốt ngày cứ nguyện cầu bằng đường lối quấy rầy/phiền, những là: “Lạy Chúa! Lạy Chúa!” để “hồi hướng trở về” mà lại không có được cuộc chuyện trò thân mật, thoải mái như bạn Đồng Hành, trong yêu thương. Chúa vẫn từng dạy ta hãy có lời khấn-nguyền đi vào chuyện trò mật thiết với Ngài và Ngài đã hứa chẳng khi nào làm phiền ta hết.

Giả như Chúa cũng đầu hàng chúng ta và/hoặc bà goá nọ –như hành xử của vị thẩm phán trong truyện dụ ngôn vừa kể- ta có nghĩ rằng Chúa sẽ làm ít đi chỉ để cho con người “hồi hướng trở về” với Ngài mà thôi, không? Hay, Ngài những muốn ta luôn có cuộc chuyện trò thoải-mái, mật thiết với Ngài? Câu trả lời dành cho mỗi người trong ta, là như thế.

 Trong cảm-nhận tính bức thiết của một chuyện trò thoải mái với Chúa, với mọi người, cũng nên ngâm tiếp lời thơ trên, rằng:

“Nhắc làm chi? Ôi! Nhắc làm chi nữa?

Em đi rồi, mưa gió suốt trang thơ.

Mây lìa ngàn, e lệ cánh chim thu.

Con bướm ép thoát hồn mơ giấc ngủ.”

Nhà thơ nay không nhắc làm chi nữa, vì nàng thơ nay đã đi rồi, “mưa gió suốt trang thơ.” Nhưng nhà Đạo, lại cứ nhắc lại những chuyện tương tự truyện dụ ngôn hôm nay ở trình thuật, để còn nhớ. Nhớ, mà chuyện trò thân mật với Chúa, hơn là chỉ đòi và hỏi nơi Chúa đủ mọi điều, chẳng thiết thực.    

 Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh   

Mai Tá lược dịch

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Hai 2024
H B T N S B C
« Th11    
  1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31