SUY NIỆM LỜI NGÀI CHÚA NHẬT 33 THƯỜNG NIÊN A
“Tôi cảm thương, vì hai chúng ta,”
Tuổi đang xuân, mà bỗng sang già”.
(Dẫn từ thơ Đinh Hùng)
Mt 25: 14-30
Cảm thương tuổi đang xuân hay vào lúc đã sang già, vẫn là tình-tự của nhiều người trong Đạo Chúa. Tình-tự ấy, nay thánh-sử Mát-thêu cùng sách Cách Ngôn diễn-tả bằng giòng văn thân thương, truyền cảm, rất dụ-ngôn.
Bài đọc 1 hôm nay, Sách Cách Ngôn ngợi ca người vợ hiền, là đoạn sách đứng riêng với hai bài đọc kia, chứa đựng chủ đề nói từ tuần trước, đó là: việc sử dụng thời gian trước ngày Đức Chúa lại đến.
Việc “ca ngợi người vợ hiền”, cần được quan tâm một cách cẩn thận. Dù việc ca tụng mang nhiều đặc-thù tôn-kính, lời khen-ngợi ấy khó mà tránh khỏi tính-cách nệ-cổ của sách Cựu Ước, là sách vẫn coi người vợ thuộc quyền sở-hữu của chồng mình. Vai-trò người vợ, đã ở thế lâm-nguy, cả khi bà ấy nói hay làm bất cứ điều gì.
Thời xưa, các cụ nhấn mạnh nhiều đến tính cần-cù, cần-mẫn. Trong khí đó, lại ít nói đến vẻ diễm-kiều; và thiếu vắng tính tích-cực về giới-tính theo cách-thức mà người đời sau vẫn đề-cao, nơi bí tích hôn phối. Nhiều cộng-đoàn giáo xứ, phải tạo thế quân bình khi đặt đọc bài này ở thế song-song với các bài nói về “người chồng gương-mẫu”, phối-kết với vợ mình.
Có lẽ, hay hơn cả, nên hiểu đoạn sách trên qua nhãn-giới –theo một chừng mực nào đó- có phản-tỉnh, và suy-tư rộng-rãi hơn, về mối tương-quan giới-tính, trong bối-cảnh niềm tin.
Trình thuật thánh Mát-thêu, qui chiếu đến phần hai của loạt truyện dụ-ngôn nói về thời-gian đợi chờ, bắt đầu vào tuần tới. Dù đặt dưới bất cứ điều gì xuất từ miệng của Đức Chúa, dụ-ngôn về sử-dụng tài-năng, như thấy rõ trong Tin Mừng Mat-thêu (và, Lc 9: 12-27), rõ ràng có liên-quan đến việc: làm sao để sống cho xứng-hợp, trong khi ta đợi chờ ngày Chúa đến lại.
Thế-hệ tín-hữu Đức Kitô thuở đầu đời của Hội-thánh, vẫn mong ngóng Chúa trở lại rất sớm. Vì thế nên, Tin Mừng thánh Mat-thêu đã phản-ánh mức-độ thời-gian trong ngóng đợi đã mòn mỏi và được thay thế bằng sự nghiêm-ngặt mà mỗi kẻ tin sẽ phải tính đến. Nghiêm-ngặt, trong sử-dụng quà tặng ân-sủng mà họ nhận được, từ Đức Chúa.
Dụ-ngôn Chúa kể hôm nay, mang dáng vẻ rất “tư bản” –mặc dù ở đây Chúa không hỗ-trợ cho một hệ-thống tài-chánh nào hết- như có người tưởng đoán. Ở một số dụ-ngôn khác, (như Lc 16: 1-8) Đức Chúa chỉ muốn cho thấy đường-lối giản-đơn mà dân chúng thường hành-xử trong cuộc sống hằng ngày.
Chúa kể như thế, là để minh-hoạ phong-cách mà người người phải hành-xử, trong Vương Quốc Nước Trời. Kể về người chủ phải đi xa, là kể rằng doanh-gia nọ không muốn cho tài-sản của mình bị ứ-đọng, chẳng gây lời, trong lúc mình trẩy đi xa.
Vì thế nên, ông đã uỷ-thác việc quản-lý tài-sản của mình cho 3 người đầy tớ. Ông chỉ-định cho mỗi người một công việc tuỳ vào sự mẫn-cảm, của chính họ. Tức là, mỗi người tôi tớ được trao phó người thì 5 quan tiền, kẻ 2, kẻ kia lại chỉ 1 quan tiền, mà thôi.
Ở đây nữa, chỉ 1 quan thôi cũng đã tượng trưng cho một lượng tiền khá lớn. Ban đầu, một quan tiền có ý chỉ cân-lượng của con người. Về sau, qua quá-trình sử-dụng, mới nói đến phẩm-chất hoặc kỹ-năng bên trong của người nào đó. Tất cả ý nghĩa, là do từ dụ-ngôn này.
Do người chủ có việc phải đi xa trong một thời-gian, nên chỉ-sỗ lãi-xuất đã nâng cấp doanh-thương của hai đầy tớ đầu lên đến 100%, gia-tăng dựa trên mức-độ tin-tưởng đặt để nơi họ.
Thế nên, phần thưởng dành cho hai người được tiếp “đi vào niềm vui của chủ”, theo tính biểu-tượng mà thánh Mat-thêu từng viết trong các dụ-ngôn đầu, có nghĩa là họ được đón chào để đi vào bàn tiệc với Đấng Mê-sia, nơi Nuớc Trời.
Thất bại của người tớ thứ ba, là người chỉ biết đem chôn giấu quan tiền lẻ nơi lòng đất, mang ý-nghĩa, là: anh chẳng thiết-tha những gì mà chủ anh kỳ-vọng. Tức là: kinh-doanh với số tiền đã trao-phó, ngõ hầu làm lợi. Anh cũng chẳng bận tâm đem nó bỏ vào ngân-hàng, để sinh lợi.
Làm như thế, anh tưởng rằng chủ của anh vốn có tính so đo/hơn thiệt sẽ hãi sợ, hoặc khủng-hoảng. Thế nên, anh nghĩ: tốt hơn cả, là đem trả cho chủ y nguyên lượng tiền, đã giao khoán. Dù anh không tỏ vẻ gì là tròng tréo, bất lương; nhưng, vẫn kéo theo một phạt vạ, là bởi anh chỉ để ý đến mối an-toàn tư riêng, hơn là tạo nên những gì người chủ của anh, vẫn đòi-hỏi.
Chia sẻ Lời Chúa qua dụ-ngôn, các vị giảng-thuyết cũng nên thận-trọng đừng áp-dụng quá gắt-gao vai-trò người chủ với Đức Chúa. Bởi, thật sự, dụ-ngôn chỉ đưa ra loại-hình rất đặc-thù về tôn-giáo. Đặc thù, mà người thời xưa vẫn mang theo, khi họ tạo nên hình-ảnh rất khiếp sợ, về Thiên Chúa.
Khiếp sợ, khi họ chỉ mỗi ưu-tư về chuyện không làm gì sai quấy để Chúa khỏi ra án phạt. Thái-độ ấy, làm ta chểnh-mảng quên đi những gì mà Chúa thực sự muốn tín-hữu thời buổi hôm nay, những người đang kinh-doanh, hoặc đánh liều trong nhiều việc, đang thực hiện “các động-thái nặng cân hơn về những gì có liên-quan đến luật-pháp, như: “công-lý, lòng xót thương và tin tưởng” (x. Mt 23: 23).
Các quà tặng ân-sủng mà Chúa trao-phó cho ta, như quan-năng đầu óc, lẫn tứ chi, cần được thực-thi một cách sinh-động, nếu không muốn chúng trở nên héo quắt, hao mòn.
Bài đọc 2, rút từ thư thánh Phao-lô gửi giáo đoàn Thessalônikê 5: 1-6, rất ăn khớp với đề-tài nói ở đây, theo nghĩa: các kẻ tin –với cung-cách của “người thời nay”- vẫn phải luôn tỉnh-táo suy tư.
Phải năng-động và cảnh-giác, hơn là “ngủ quên”, trong đêm tối, mới hiểu được điều Chúa muốn nói.
Cùng cảm-nghiệm nỗi niềm yêu thương tương-quan giữa vợ-chồng hoặc chủ-tớ, diễn rộng ở dụ-ngôn có công-bằng chính-trực, cũng nên ngâm tiếp lời ca thi tứ ở bài thơ, những hát rằng:
“Tôi cảm thương, vì hai chúng ta,”
Tuổi đang xuân, mà bỗng sang già.
Đêm nào tôi mộng buồn riêng gối,
Anh đã nằm yên dưới mộ hoa.”
(Đinh Hùng – Cặp Mắt Ngày Xưa)
Niềm cảm thương kia, không còn lộ rõ nơi “cặp mắt ngày xưa” nữa, nhưng được diễn-tả cả ơn thi-ca, văn-học lẫn tình-trường ở đời. Ở nơi đó, người người vẫn cảm-kích hoặc bất-mãn nơi “mộng buồn”, dưới “mộ hoa” cuộc đời, của nhiều người rất hôm nay.
Lm Richard Leonard sj
Mai Tá lược dịch
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA KITÔ VUA: ĐỨC GIÊSU LÀ ‘VUA’ CỦA TÔI KHÔNG?
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT LỄ CHÚA KITÔ VUA NĂM A : CUỘC PHÁN XÉT CUỐI CÙNG SẼ DỰA TRÊN TÌNH YÊU
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT 33 THƯỜNG NIÊN NĂM A : NGHÈO ĐÓI LÀ MỘT TAI TIẾNG, HÃY BIẾN CUỘC ĐỜI CỦA CHÚNG TA THÀNH MỘT LỄ VẬT TÌNH YÊU
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN NĂM A : SỰ KHÔN NGOAN CỦA CUỘC SỐNG LÀ CHĂM SÓC TÂM HỒN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXI THƯỜNG NIÊN NĂM A : TRỞ THÀNH NHỮNG CHỨNG NHÂN ĐÁNG TIN CẬY
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ 2023 : SỰ THÁNH THIỆN LÀ MỘT MÓN QUÀ VÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN NĂM A: TÌNH YÊU THIÊN CHÚA ĐƯỢC THỂ HIỆN NƠI TÌNH YÊU THA NHÂN
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ BẾ MẠC ĐẠI HỘI THÔNG THƯỜNG LẦN THỨ XVI CỦA THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC: TRỞ THÀNH MỘT GIÁO HỘI TÔN THỜ THIÊN CHÚA VÀ PHỤC VỤ THA NHÂN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 29 THƯỜNG NIÊN NĂM A : CHÚNG TA KHÔNG THUỘC VỀ BẤT KỲ “XÊDA” NÀO
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN NĂM A : NÓI KHÔNG VỚI THIÊN CHÚA LÀ BI KỊCH ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG CON NGƯỜI
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 27 THƯỜNG NIÊN NĂM A: BIẾT ƠN ÁNH SÁNG CHIẾU RỌI HẰNG NGÀY TRONG TÂM HỒN CHÚNG TA
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 26 THƯỜNG NIÊN NĂM A: TỘI NHÂN, VÂNG, HƯ HỎNG, KHÔNG!
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 25 THƯỜNG NIÊN NĂM A: THIÊN CHÚA YÊU THƯƠNG CHÚNG TA BẰNG MỘT TÌNH YÊU VÔ ĐIỀU KIỆN VÀ NHƯNG KHÔNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 24 THƯỜNG NIÊN NĂM A : THA THỨ LÀ ĐIỀU KIỆN CĂN BẢN CỦA NGƯỜI KITÔ HỮU
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 23 THƯỜNG NIÊN NĂM A : SỬA LỖI HUYNH ĐỆ LÀ MỘT CÁCH DIỄN TẢ CAO NHẤT CỦA TÌNH YÊU
- THÁNH LỄ Ở OULAN BATOR : CHÚA KHÔNG ĐỂ CHO CHÚNG TA THIẾU NƯỚC CỦA LỜI NGÀI
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 21 THƯỜNG NIÊN NĂM A : CHÚA GIÊSU LÀ AI ĐỐI VỚI TÔI?
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 20 THƯỜNG NIÊN NĂM A: THIÊN CHÚA KHÔNG KHÁNG CỰ KHI NGƯỜI ĐƯỢC KÊU XIN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 19 THƯỜNG NIÊN NĂM A : RA KHƠI KHÔNG SỢ KHÓ KHĂN
- JMJ 2023 : ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI TRONG THÁNH LỄ BẾ MẠC : « ĐỪNG SỢ ! »