SUY NIỆM LỜI NGÀI CHÚA NHẬT 5 MÙA CHAY A
“Kỷ niệm giăng ngập đêm nay trong mưa,”
“Anh hứng nốt những giọt cuối mùa.”
(Dẫn thơ nhạc Trầm Tử Thiêng)
Ga 11: 1-45
Kỷ niệm ấy, giọt lệ này, người của Chúa đã giăng ngập suốt nhiều mùa, nhất là khi người bạn nhân hiền của Ngài ra đi rời khỏi cuộc đời, như trình thuật thánh Gioan hôm nay kể.
Trình thuật, thánh Gioan kể là kể việc Chúa cho Lazarô trỗi dậy. Lazarô trỗi dậy, tiếng Do-thái xưa mang nghĩa: “Chúa đỡ đần”, tức: Ngài đã vực dậy người bạn sống ở Bêthania, cách Giêrusalem chừng 3, 4 cây số đường bộ. Lazarô đã chết và an táng tại mộ phần được lấp kín bằng đá tảng, những 3 ngày. Thời của Chúa, người Do thái quan niệm thần-tính/linh-hồn vẫn quẩn-quanh bên người chết suốt ba ngày. Ngày thứ tư sau đó, thần-khí mới rời khỏi xác người quá cố ra đi vĩnh viễn.
Trường hợp Lazarô, người có mặt ở hiện trường đều chứng kiến cảnh Chúa đến thăm bạn hiền quá vãng vào lúc thần khí rời xác bạn. Ngài đã khóc thương bạn một hồi, rồi ra tay phục hồi sự sống để bạn trỗi dậy mà đi, như khi trước. Bạn làm theo lời Thày, nên sống thêm nhiều tháng ngày sau đó, với nguồn sinh-lực phục hồi cũng rất mới.
Đọc truyện Lazarô trỗi dậy khỏi mộ phần, người đọc cũng chẳng rõ sinh-lực anh thực-sự ra sao, nên cứ nghĩ: anh lại sẽ sống mạnh như hôm trước, có “Chúa đỡ đần”. Chuyện Lazarô Tin Mừng kể, là kể về việc tác-giả chỉ mỗi quan-tâm đến việc anh làm, hơn là hình-hài của anh sau khi được Chúa tái-tạo sự sống, có nơi anh. Và, việc anh phải làm, là gìn giữ sự sống theo cách cũ.
Phục sinh của Chúa, lại rất khác. Chúa phục-sinh/trỗi dậy không là thứ hồi-phục sinh-lực giống như bạn hiền, thời buổi ấy. Ngài Phục sinh, là để đến với ta không theo cung-cách Ngài từng sống với ta và bên ta như trước đó. Chúa phục sinh, là sự-kiện có thực. Còn, sự thực ta không thể biết được, là: trỗi dậy rồi, Ngài có trở về với loại-hình sự sống giống hồi Ngài sống, hay không? Hình-hài Ngài sống lại sẽ ra sao, thật ra chẳng ai biết được. Ta chỉ biết mỗi việc Ngài làm sau phục sinh, thôi. Chỉ biết, là Ngài vẫn đang sống và sẽ sinh-hoạt theo cung-cách cũng rất mới, mà thôi.
Qua sự việc phục-sinh/trỗi dậy của Chúa và của Lazarô, ta biết thêm một điều, là: khi chết rồi, thần-tính của ta sẽ an-nghỉ nơi cõi trời. Và thân xác ta cũng trỗi dậy như Chúa nhưng lại sinh-hoạt theo thể-thức rất khác hẳn. Và khi ấy, ta chẳng biết hình-hài của mình sẽ ra sao? Có giống trước không? Thật ra, ta chưa bao giờ được bảo cho biết những gì mình sẽ làm sau khi trỗi dậy; và sự sống mới của ta rồi sẽ ra sao? Bởi thế nên, mới có câu hỏi: phục-sinh có nghĩa gì đối với Chúa và với ta? Và như thế, có là quay trở về với cung-cách sống như lần hiện-hữu trước giống Lazarô khi xưa không?
Trả lời vấn-nạn này, người Do-thái lại quan-niệm thế-giới sẽ được Chúa biến-cải để trở thành một trạng-thái rất tuyệt hảo. Khúc dạo đầu cho tình-huống này, là phục-sinh/trỗi-dậy đầy ý-nghĩa. Và việc này cũng sẽ không xảy ra cho đến khi thế-giới kết-tận giòng sử của mình. Việc ấy cũng xảy ra cho ta và mọi người cùng một lúc. Đó là lúc mọi người cùng trỗi dậy đi vào trạng-thái được sống hạnh-phúc sướng vui trong một thế-giới đã đổi mới.
Vào ngày Phục Sinh, Chúa đã trỗi dậy từ cõi chết. “Phục-sinh phổ-cập” được ban cho Đức Chúa theo cách tư riêng ngay ở giòng lịch-sử của thế-giới, chứ không vào buổi thế-tận. Điều này có nghĩa, là “Phục-sinh phổ-cập” đã bắt đầu với mọi người, khi Đức Giêsu trỗi dậy vào ngày Chúa Nhật rất Phục Sinh. Đó là tiến-trình dài ngày, trong đó Chúa hiện-diện với thế-giới, lịch-sử và mọi người đã dành sẵn cho một thế giới cuối cùng cũng đổi thay.
“Phục-sinh phổ-cập”, trở-thành động-lực để Chúa đưa vào với cộng-đồng nhân-loại một động-lực trong đó các yếu-tố thần-thiêng và phàm trần đều chung lưng hợp-tác, rất hiệu-lực. Động-lực này, xưa nay, vẫn tạo khác-biệt cho lối sống tư-riêng, mang tính chính-trị để mọi người cùng sống trong yêu thương/đùm bọc và giùm giúp ở mọi nơi và mọi lúc. Và, Chúa vẫn còn làm việc ấy cho mọi người, vào mọi thời.
Đây cũng là điều được thánh Phaolô gọi là “Uy-lực Phục Sinh”. Chúa không dời đổi hoặc định-đoạt vị-trí của Ngài ở chốn trời cao xa tít cõi miên trường, rất an giấc. Ngài vẫn ở đây, chốn này và đang sinh-hoạt rất sống-động để biến-cải mọi người. Và, Lazarô chẳng bao giờ có được phục-sinh/trỗi dậy giống như thế. Anh cũng chẳng được Chúa ban cho mình một thân-xác phục-sinh giống như thế. Lazarô là trường hợp được dựng thêm theo kiểu xưa cũ như phép lạ còn tiếp diễn. Và, Chúa chính là huyền-nhiệm duy nhất được thiết-lập rất mới để Ngài biến-cải mọi sự theo ý Ngài.
Đức Giêsu san-sẻ sự mới mẻ của Thiên Chúa. Ngài san sẻ cả một phục-sinh/trỗi dậy và động-lực mới với ta, ngang qua thanh-tẩy. Mặc dù về thể lý, trông ta không giống cung-cách ta từng có vào lúc tẩy rửa, vì ta không còn giống như trước. Ta có thêm uy-lực vực dậy, từ Chúa nữa. Ta là thân mình của Ngài. Là, tâm-can và tứ chi của Ngài để rồi cùng Ngài thực-hiện công-cuộc phục-sinh rất mới làm trỗi dậy thế giới ở quanh ta. Ngài khiến ta trỗi dậy chống chọi mọi sự việc trong thế-giới khác với ý của Ngài. Khác, cả những gì thực sự tốt lành/hạnh đạo cho mọi người.
Nhờ Chúa phục-sinh, Ngài khiến ta làm công-việc hàn gắn mọi bạo-hành ở thế giới. Để rồi, cuối cùng, sẽ trở-thành một thế-giới tốt lành/đạo hạnh theo ý Ngài. Và khi ta thấy mình không đủ uy-lực để làm thế và/hoặc không có khả-năng làm những việc như thế, Ngài sẽ đến với ta và ngang qua ta để phụ-lực ta bằng quyền-uy/mãnh-lực mà ta không thể tự mình làm được. Ta gọi quyền-uy sức mạnh này là Thần-Linh Thánh Ái của Phục sinh. Lazarô chả bao giờ được thế. Anh chẳng bao giờ nghe được chuyện này. Những gì anh có được cũng là một thứ phục-sinh/trỗi dậy thôi.
Có lẽ đây là nghịch-lý/nghịch-thường rất đích-thực, nhưng ta có được quyền-uy sức mạnh phục-sinh như thế, trước khi chết. Điều đó có nghĩa: chết chóc không là sự-kiện chính yếu trong cuộc sống mà ta có thể nghĩ là thế.
Đức Giêsu vẫn đang thôi thúc ta đi vào sự sống mà chính Ngài không thể khởi sự trước khi Ngài chết và phục sinh. Ngài vẫn đang vội thôi thúc ta san sẻ sự sống này với Ngài trong cuộc sống mới của Ngài. Ngài không thể chờ mãi cho đến khi ta chết. Ngài ban điều đó cho ta trước khi ta chết thật. Điều này chỉ có nghĩa là: cái chết của ta như Chúa thấy, không thật sự quan trọng như ta tưởng.
Uy-lực ban cho ta nhờ Thần-khí Phục Sinh của Chúa giúp ta cứ thế tiến tới ngang qua sự việc ta đang chết dần; và cái chết của ta không làm ngưng đọng và cũng chẳng cất đi chuyện ấy. Bởi sự việc ta chết dần chỉ là con đường dẫn ta đi vào điều kiện sống mới mẻ trong đó ta có thể làm được công việc vực dậy cả thế-giới, không công-khai rõ ràng, nhưng rất có hiệu-lực. Giống hệt như Chúa và cùng với Chúa đã sống lại thật.
Cuối cùng ra, ta sẽ bớt lo cho việc mình sẽ chết và bớt ưu tư xem những gì sẽ xảy đến với ta khi đó và sau này. Cuối cùng thì, ta càng dính-dự vào sự việc vực dậy và chữa lành cho thế-giới được phục sinh đổi mới ở đây, bây giờ. Hãy bắt đầu công việc đó ngay từ bây giờ và rồi sẽ tiếp tục cả sau khi chết còn hiệu nghiệm nhiều hơn nữa.
Cảm ơn anh Lazarô khi xưa đã được Chúa cho phục sinh/trỗi dậy. Tuy thế, bọn tôi đã tiến bước trước anh cũng rất nhiều. Cảm ta Chúa vì Ngài đã khởi động công việc rất mới cho mọi người.
Trong cảm kích biết ơn như thế, lại cũng ngâm thêm lời thơ hay ta vừa hát, thơ rằng:
“Êm êm, ngoài kia nhạc đêm đông!
Anh nhớ khi mặn nồng,
Xin cám ơn em một thời xuân
Giờ còn đâu mà mong,
cho chút duyên nghe còn ấm.”
(Trầm Tử Thiêng – Bài Tình Ca Mùa Đông)
Tình ca mùa đông hay mùa của sự chết, vẫn không làm ta ngần ngại tạ ơn em, tạ ơn đời tạ ơn Chúa đã chết đi để ta phục sinh/trỗi dậy, giống như Ngài, hôm nay và mai ngày, suốt một đời.
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
Tags: Mùa-Chay
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA KITÔ VUA: ĐỨC GIÊSU LÀ ‘VUA’ CỦA TÔI KHÔNG?
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT LỄ CHÚA KITÔ VUA NĂM A : CUỘC PHÁN XÉT CUỐI CÙNG SẼ DỰA TRÊN TÌNH YÊU
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT 33 THƯỜNG NIÊN NĂM A : NGHÈO ĐÓI LÀ MỘT TAI TIẾNG, HÃY BIẾN CUỘC ĐỜI CỦA CHÚNG TA THÀNH MỘT LỄ VẬT TÌNH YÊU
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN NĂM A : SỰ KHÔN NGOAN CỦA CUỘC SỐNG LÀ CHĂM SÓC TÂM HỒN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXI THƯỜNG NIÊN NĂM A : TRỞ THÀNH NHỮNG CHỨNG NHÂN ĐÁNG TIN CẬY
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ 2023 : SỰ THÁNH THIỆN LÀ MỘT MÓN QUÀ VÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN NĂM A: TÌNH YÊU THIÊN CHÚA ĐƯỢC THỂ HIỆN NƠI TÌNH YÊU THA NHÂN
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ BẾ MẠC ĐẠI HỘI THÔNG THƯỜNG LẦN THỨ XVI CỦA THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC: TRỞ THÀNH MỘT GIÁO HỘI TÔN THỜ THIÊN CHÚA VÀ PHỤC VỤ THA NHÂN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 29 THƯỜNG NIÊN NĂM A : CHÚNG TA KHÔNG THUỘC VỀ BẤT KỲ “XÊDA” NÀO
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN NĂM A : NÓI KHÔNG VỚI THIÊN CHÚA LÀ BI KỊCH ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG CON NGƯỜI
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 27 THƯỜNG NIÊN NĂM A: BIẾT ƠN ÁNH SÁNG CHIẾU RỌI HẰNG NGÀY TRONG TÂM HỒN CHÚNG TA
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 26 THƯỜNG NIÊN NĂM A: TỘI NHÂN, VÂNG, HƯ HỎNG, KHÔNG!
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 25 THƯỜNG NIÊN NĂM A: THIÊN CHÚA YÊU THƯƠNG CHÚNG TA BẰNG MỘT TÌNH YÊU VÔ ĐIỀU KIỆN VÀ NHƯNG KHÔNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 24 THƯỜNG NIÊN NĂM A : THA THỨ LÀ ĐIỀU KIỆN CĂN BẢN CỦA NGƯỜI KITÔ HỮU
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 23 THƯỜNG NIÊN NĂM A : SỬA LỖI HUYNH ĐỆ LÀ MỘT CÁCH DIỄN TẢ CAO NHẤT CỦA TÌNH YÊU
- THÁNH LỄ Ở OULAN BATOR : CHÚA KHÔNG ĐỂ CHO CHÚNG TA THIẾU NƯỚC CỦA LỜI NGÀI
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 21 THƯỜNG NIÊN NĂM A : CHÚA GIÊSU LÀ AI ĐỐI VỚI TÔI?
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 20 THƯỜNG NIÊN NĂM A: THIÊN CHÚA KHÔNG KHÁNG CỰ KHI NGƯỜI ĐƯỢC KÊU XIN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 19 THƯỜNG NIÊN NĂM A : RA KHƠI KHÔNG SỢ KHÓ KHĂN
- JMJ 2023 : ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI TRONG THÁNH LỄ BẾ MẠC : « ĐỪNG SỢ ! »