SUY NIỆM LỜI NGÀI CHÚA NHẬT II MÙA CHAY B
“Một thời mây biếc đã trôi qua,
Nay tưởng cây vàng đã nở hoa.”
(Dẫn từ thơ Đinh Hùng)
Tin Mừng Mc 9: 2-10
“Sáu ngày sau, Đức Giêsu đem các ông Phê-rô, Giacôbê và Gioan đi theo mình. Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, chỉ mình các ông thôi, tới một ngọn núi cao. Rồi Người biến đổi hình dạng trước mắt các ông. Y phục Người trở nên rực rỡ, trắng tinh, không có thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy. Và ba môn đệ thấy ông Êlia cùng ông Mô-sê hiện ra đàm đạo với Đức Giê-su.5 Bấy giờ, ông Phêrô thưa với Đức Giêsu rằng: “Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Môsê, và một cho ông Êlia.” Thực ra, ông không biết phải nói gì, vì các ông kinh hoàng.7 Bỗng có một đám mây bao phủ các ông. Và từ đám mây, có tiếng phán rằng: “Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người.” Các ông chợt nhìn quanh, thì không thấy ai nữa, chỉ còn Đức Giê-su với các ông mà thôi.
Ở trên núi xuống, Đức Giêsu truyền cho các ông không được kể lại cho ai nghe những điều vừa thấy, trước khi Con Người từ cõi chết sống lại. Các ông tuân lệnh đó, nhưng vẫn bàn hỏi nhau xem câu “từ cõi chết sống lại” nghĩa là gì.”
Về chuyện kể dân gian, bi hùng, dã sử ta không hề thấy thiếu trong Cựu Ước. Phần lớn các bài đọc trong thánh lễ Mùa Chay vẫn dọi lại những câu chuyện tưởng-như-đùa trong kho-tàng lịch-sử Do Thái.
Bài đọc hôm nay đưa ra hình ảnh của 3 nhân vật chủ chốt trong các chuyện kể nói trên. Ðó là: Abraham, Môsê và Êlya. Tiếc một điều, những gì chúng ta biết được về 3 nhân vật này còn mù mờ và mang nét bí hiểm. Chẳng thế mà, nếu có ai trong chúng ta suy nghĩ như các em học sinh tiểu học ở dưới đây, khi “trả bài” giáo-lý hệt như viết chuyện phim, cũng không là điều đáng trách:
“Ông Môsê chăn dắt người Do thái dưới lòng Biển Ðỏ. Ðến nửa đường, thấy dân đói quá, ông bèn chế ra một loại bánh mì mà chẳng cần đến men hay bột gì hết trơn. Người Ai cập biết được, bèn đuổi theo nhưng bị chết đuối quá chừng chừng, ngay giữa lòng sa mạc. Sau đó, Môshê bèn tà tà, tản bộ lên núi Xya-nuya để kiếm cho được Mười Ðiều Giáo Luật. Mà, điều thứ nhất nói đến việc bà Evà quát cho Ađam một hồi, lại còn ra lệnh cho ông phải ăn trái táo đang bị cấm nữa.
Còn, lời răng thứ năm thì nói: ta phải luôn luôn làm cho cha mẹ khoái chí cười toe-toét hoài hoài, như thế mới được…”
Dù sao, thì người Do Thái thuộc cộng đoàn Mat-thêu, lẽ đáng ra, phải nhớ vanh vách mọi chi tiết về Abraham, Môsê và Êlya mới phải. Các vị, dẫu sao cũng là anh-hùng cái-thế của dân Do Thái vào mọi thời và mọi lúc.
Con người thời ban đầu, nếu được kể về việc Ðức Chúa biến hình, chắc cũng mường-tượng ra mối liên-kết chặt-chẽ giữa Giêsu Ðức Chúa với Abraham, Môsê và Êlya, tức: những người có nhiều kinh-nghiệm tiếp-xúc với Chúa trên đỉnh núi.
Ở đây, mỗi vị đều thấy mình phải biến-cải/đổi đời khi diện-kiến Ðức Chúa. Và, hẳn nhiên là các vị đều được chói-sáng dù nhìn dưới bất cứ góc cạnh nào đi nữa. Các vị đều được Giavê Thiên-Chúa mời gọi thực-thi công-tác đặc-biệt. Các vị xuống núi với tất cả uy-lực hùng-mạnh có khả-năng nhìn xuyên-suốt mọi vật.
Mát-thêu thánh-sử đặc-biệt chú-trọng đến trường-hợp của Môsê. Những ai chịu khó đọc toàn-bộ Tin mừng của thánh-nhân sẽ thấy điệp-khúc trong đó tác giả thánh cứ muốn so-sánh Đức Giêsu như Môsê mới. Ngài hoàn-thành lề luật và trở-thành ánh-sáng làm rực-rỡ đêm trời tối-tăm, mù mịt.
Càng so sánh, người đọc sẽ càng vui mừng thích thú khi nhận ra được điểm tương đồng giữa một Môsê trên núi Sinai và Giêsu Ðức Chúa trên núi Tabor. Nhưng, nếu thực-hiện hành-trình gian-lao suốt Chay Mùa lành thánh, hẳn ta sẽ nhận ra được nhiều khác biệt hơn tương đồng. Chẳng hạn: Môsê có leo lên núi thánh, thì cũng chỉ một thân một mình ông thôi.
Còn, Giêsu Ðức Chúa lại dẫn-dắt cả bầu đàn môn đệ đi theo Ngài để cùng sẻ-san kinh-nghiệm và làm nhân-chứng cho sự-kiện tỏ rõ uy-lực ấy. Trong chuyện Môsê, Giavê Ðức Chúa chẳng bao giờ thấy hai vị xuất đầu lộ diện. Còn, trên núi Tabor, Ðức Giêsu Kitô đem đến cho ta khuôn mặt dịu-hiền của Ðức Chúa đối với thế-giới nhân-trần.
Trên núi Sinai cũng thế, Môsê nhận-lĩnh mười điều giới-luật Chúa ban tặng và được dặn-dò phải làm sao cho dân tình biết tuân-thủ luật Giavê ban ra. Trong khi đó, ở trên núi Tabor, Giêsu Ðức Chúa đón-nhận lời truyền về tình thương yêu của Chúa. Và, qua đó, ta được yêu cầu phải nghe lời Ngài. Trong khi Môsê trực-diện với thứ ánh-sáng chỉ chói-chang nơi bụi rậm, thì toàn thân mình của Chúa đã biến thành ánh-sáng chan-hòa. Môsê được lệnh xuống núi phải áp đặt lề-luật cho toàn dân.
Trong khi đó, Giêsu Ðức Chúa thân-hành giáng-hạ với gian-trần để chấp-nhận cái chết nhục-hình ngõ hầu giúp ta sống mạnh, sống vui và sống vững chãi với mọi người.
Một khi ta coi Chay Mùa tâm tịnh như chuỗi ngày khổ hình/khắc nghiệt, có những yêu cầu phải từ bỏ chính mình, thì Giáo-hội sẽ kể cho ta nghe chuyện Giêsu Ðức Chúa Biến Hình, ngõ hầu thâu-nhận mọi hy-sinh/gian-khổ của chúng ta để đưa vào bối-cảnh của Mùa lễ.
Chỉ một lý do duy nhất, khiến ta từ bỏ bất cứ thứ gì thuộc về mình; hoặc, yêu cầu ta quyết-tâm tham-gia mọi công-tác phục-vụ người đồng-loại trong suốt 40 ngày này, là cốt để ta được lớn mạnh và đi sâu vào tình thương-yêu của Ðức Chúa, Ðấng hằng yêu thương ta trong suốt cả đời người.
Sám hối Mùa Chay kiêng, không có nghĩa bỏ đi lòng tự-trọng của ta, bao giờ hết. Trái lại, mục đích của sám-hối là để giúp ta giải-quyết những gì đang trở thành vấn-đề. Ðem ánh sáng chiếu rọi đêm đen của đời mình. Và, đặt trọng-tâm vào tương-quan giao-tế nào khả dĩ đưa ra ý- nghĩa và mục-tiêu của sự sống trong thế giới hôm nay và mai ngày.
Ðức Chúa ở trên núi Tabor sẽ không lấy gì làm thích thú khi có người trong chúng ta có cảm giác bị bỏ bê, đơn độc. Lý do, là vì ta chỉ biết giữ luật theo từng nét từng chữ, mà thôi. Ngược lại, Ngài muốn mỗi người chúng ta có tâm-hồn biết lắng nghe Tin Vui An Bình ngập tràn tình thương yêu của Ngài. Ðể rồi khi đó, ta sẽ có uy-lực biến-cải thế giới này bằng những hy-sinh cao cả trong cuộc sống thường nhật.
Trong chừng mực nhẹ nhàng hơn, Thánh lễ Chúa nhật vẫn mang ý nghĩa của kinh nghiệm hàng tuần có trên đỉnh núi vẫn gọi là Tabor tâm-hồn. Ở nơi đó, ta nghe tiếng Chúa mời gọi mỗi người bằng tên riêng của mình. Và, Ngài cũng tỏ-lộ tâm-tình Ngài yêu-thương ta rất mực.
Ở nơi đó, ta thấy mình lại được nạp năng-lượng thần-thiêng giúp thi-hành nhiệm-vụ đem ánh-sáng biến-hình của Ngài chiếu rọi thế giới nhân trần. Trong bối cảnh ấy, tất cả những gì ta làm trong Mùa Chay này, đều giúp ta phá vỡ thứ đá tảng cản-ngăn không cho ta đáp-ứng cách trọn-vẹn tình thương-yêu của Ngài.
Trong cảm-nghiệm về tình thương đó, ta lại sẽ ngâm nga lời thơ những hát rằng:
“Một thời mây biếc đã trôi qua,
Nay tưởng cây vàng đã nở hoa.
Em chẳng mơ gì, tôi chẳng nói,
Đôi hồn không biết có nhìn xa…”
(Đinh Hùng – Bướm Xuân)
Với nhà thơ đời, thì có mơ và có nói gì đi nữa cũng chỉ là Những “bướm Xuân” chẳng biết nhìn xa trông rộng. Với nhà Đạo, có mơ và có tưởng-nhớ những là Abraham, Môsê và Êlya, cũng chỉ là hình-ảnh của Đức Chúa đến gần ta và gần người, thôi. Mơ và nhớ như thế, vẫn sẽ là nhớ về cõi mơ rất “một thời mây biếc” đã trôi qua và sẽ còn qua đi về chốn trường-cửu rất vĩnh-hằng.
Lm Richard Leonard sj
Mai Tá lược dịch
Tags: Mùa-Chay
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN NĂM B: CHỐNG LẠI CÁM DỖ ĐẠO ĐỨC GIẢ
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXI THƯỜNG NIÊN NĂM B: NGUỒN MẠCH CỦA MỌI SỰ CHÍNH LÀ TÌNH YÊU
- CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN NĂM B – BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ BẾ MẠC THƯỢNG HỘI ĐỒNG VỀ TÍNH HIỆP HÀNH : ĐỪNG NGỒI YÊN MÀ LOAN BÁO TIN MỪNG
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN NĂM B: PHỤC VỤ LÀ LỐI SỐNG CỦA NGƯỜI KITÔ HỮU
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: SỰ GIÀU CÓ ĐÍCH THỰC LÀ ĐƯỢC THIÊN CHÚA YÊU THƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXVII THƯỜNG NIÊN NĂM B: VỢ CHỒNG PHẢI MỞ RA CHO HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ TẠI SÂN VẬN ĐỘNG KING BAUDOUIN, BỈ
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXV THƯỜNG NIÊN NĂM B: TRỞ NÊN LỚN LAO QUA VIỆC PHỤC VỤ
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊN NĂM B: BIẾT CHÚA GIÊSU, ĐÓ LÀ ĐỂ NGÀI BIẾN ĐỔI CHÚNG TA
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, TẠI SÂN VẬN ĐỘNG SIR JOHN GUISE, PAPUA: ĐỪNG SỢ, HÃY MỞ RA
- “HỠI DÂN TỘC PAPUA, ĐỪNG SỢ, HÃY MỞ RA”
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN NĂM B: Ý NGHĨA CỦA SỰ THANH SẠCH
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXI THƯỜNG NIÊN NĂM B: TRUNG THÀNH BƯỚC THEO CHÚA GIÊSU DÙ KHÔNG LUÔN HIỂU ĐƯỢC NHỮNG GÌ NGƯỜI NÓI VÀ THỰC HIỆN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XX THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỖI NGƯỜI CHÚNG TA ĐỀU CẦN ĐẾN THÁNH THỂ !
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XIX THƯỜNG NIÊN NĂM B
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XIX THƯỜNG NIÊN NĂM B : CẨN THẬN VỚI NHỮNG ĐỊNH KIẾN VÀ THÓI TỰ PHỤ
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XVIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: CỦA CẢI VẬT CHẤT KHÔNG LẤP ĐẦY ĐƯỢC CUỘC ĐỜI CHÚNG TA, CHỈ TÌNH YÊU MỚI CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC ĐIỀU ĐÓ
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XVI THƯỜNG NIÊN NĂM B : CẨN THẬN VỚI TÍNH ĐỘC TÀI CỦA CÔNG VIỆC
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XV THƯỜNG NIÊN NĂM B: LOAN BÁO TIN MỪNG TRONG SỰ HIỆP THÔNG VÀ ĐỜI SỐNG TIẾT ĐỘ