SUY NIỆM LỜI NGÀI CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG B

Written by xbvn on Tháng Mười Hai 4th, 2014. Posted in Mai Tá, Năm B

Có kềm hãm giữ mình khi giận tức,”

Có thứ tha những kẻ nghịch ghét ghen.

Thì tâm hồn mình sẽ mạnh thêm lên.

Sớm nhận thức đâu là phần thưởng thật.”

(Dẫn từ thơ Nguyên Đỗ)

 Mc 1: 1-18

            Kềm giữ với hãm mình, còn gì bằng vào lúc mình đang thèm khát. Thèm và khát, không chỉ bây giờ hoặc mai sau, nhưng cả vào mọi tuổi, mọi thời như tâm-tình của chú bé Đanien, kể bên dưới.

Mùa vọng năm ấy, chú bé Đanien tự dưng chạy đến ôm hôm người mẹ hiền, đề nghị một yêu cầu rất nhỏ: “Quà Giáng Sinh năm nay, mẹ nhớ mua cho con một chiếc xe, mẹ nhé.”  Nghe lời xin, người mẹ giựt mình, nhưng vẫn từ tốn đáp lại: “Con ạ, nhà mình còn nghèo, mẹ không đủ sức mua xe cho con đạp chơi đâu. Hay là, con chạy đến xin Chúa Hài đồng, xem sao!”

            Bé Đanien bèn chạy vào bàn, viết ngay một lá thư ngắn đại ý nói:

Chúa dấu yêu, con biết mình phải thật là ngoan mới được Chúa cho quà. Con nay đã ngoan từ hồi khuya sớm. Vậy, con xin Chúa cho con một chiếc xe đạp nho nhỏ thôi. Chúa nhớ gửi xuống cho con nhé.

Ký tên Đanien:.

Viết xong, đọc lại thấy không ổn. Đanien nghĩ lại, mình đâu có ngoan gì cho lắm, mà dám xin món quà lớn lao như thế. Nghĩ vậy, bé xé thư đi rồi viết lại:

“Chúa dấu yêu ơi. Để con kể Chúa nghe nhe. Suốt năm rồi, con là đưa bé khá ngoan. Con muốn xin Chúa một chiếc xe đạp, chạy chơi. Chúa đồng ý cho con nhé.

Ký tên: Đanien của Chúa.”

Viết xong, bé Đanien lại nghĩ: Viết thế này, cũng chưa được đúng cho lắm, lại xé thư, viết lần nữa:

“Chúa Giêsu bé nhỏ của con ơi, lâu nay con vẫn nghĩ con là đưa bé ngoan và giỏi. Có thể nào Chúa cho con một chiếc xe đạp được không?

Ký tên, Đanien.”

Cuối cùng, bé nghĩ: “vẫn không xong. Phải làm thế này, mới chắc ăn”. Đanien chạy một mạch đến nhà thờ. Bưng đại bức tượng nhỏ nơi máng cỏ mang vể cất dưới gầm giường để mẹ mình khỏi la mắng, rồi viết một thứ khác, đầy doạ nạt:

“Chúa mên yêu, con vừa trót dại phạm một điều răn, là: làm bẹp mất búp bê của nhỏ em con, và nhiều chuyện khác khủng khiếp hơn. Con ôm tượng Mẹ Maria về nhà con rồi. Chúa có muốn nhìn lại Mẹ của Chúa dịp Giáng sinh này, thì phải tặng cho con chiếc xe đạp mới. Chúa biết mình phải làm gì rồi, phải không?”           

Lời lẽ trong thư Đanien viết cho Chúa Hài Đồng, giống hệt thư tống tiền của băng đảng ngoài đời. Trong đời thường, chuyện của Đanien cũng na ná đôi chút chuyện của nhiều người chúng ta. Nhiều lúc, ta vẫn nghĩ là mình có thể cù cưa/mặc cả với Chúa, rất nhiều điều, để đạt ý mình mong ước. Tuy nhiên, các vụ kèo nài/mặc cả như thế thường không xứng với niềm tin của người tín hữu Đức Kitô, nhất thứ trong khung cảnh mùa Vọng.

Tình huống kèo/trả giá là yếu tố xưa cũ vẫn còn lưu lại nơi đầu của tác giả lịch sử thánh khi ngài viết bài đọc, như: sấm của tiên tri Isaya, như thánh vịnh 84, thư của thánh Phaolô và cả đến Phúc Âm thánh Mác-cô nữa, nhất nhất bộc lộ tâm trạng kèo nài/hạch sách, thế nào đó.

            Các bài đọc hôm nay, nhắc nhớ ta một điểm: Đức Chúa vẫn yêu thương loài người. Ngài chẳng bao giờ giữ lại điều gì riêng cho Ngài. Và, khi chấp nhận thân-phận bọt bèo của người phàm có da có thịt, thì Ngài vẫn làm tất cả để ta nhận ra được tình thương yêu cứu-độ, Ngài tặng không. Ngài đã trưng-dẫn tình thương yêu của Ngài bằng chính cuộc sống, để ta theo đó mà làm.

Thành thử, ta phải sống cuộc đời Ngài tặng ban, ăn ở cho công-minh chính-trực và biết thương-yêu ở mức cao độ. Từ đó và qua đó, ta mới thay-đổi được thế-giới đời thường ta đang sống; hầu biến cải thế-giới nên tốt đẹp hơn.

            Các tình-huống cuộc đời trong đó ta cứ kèo nài/trả giá với Chúa, vẫn thấy dẫy đầy trong thần-học, cũng như kinh-nguyện/phụng-vụ. Tệ hơn nữa, có nhiều tình-huống ta cứ ngụp lặn trong các thói tật giống như thế, từ thế-hệ này sang thế-hệ khác. Thậm chí, có người còn cả gan trả giá với Chúa bằng nhiều hình thức, rất cầu xin. Thương thảo. Tỉ như câu:

“Lạy Chúa, nếu Chúa giúp sức cho con qua được đại hạn kỳ này,

nghĩa là: ăn như cũ, ngủ như xưa, nhất định con sẽ ăn ở tử tế hơn..”

 Có bạn trẻ, chẳng ngại-ngần đánh bạc cả với Chúa. Nghĩa là, có lời lẽ như:

 “Lạy Chúa, con xin hứa: con sẽ quay về đi lễ trở lại như lúc trước,

nếu như Chúa cho con thi đỗ khoa này..”;

 hoặc:

“Con hứa sẽ cho cháu nhỏ rửa tội và theo Đạo,

nếu như Ngài cho con làm đám cưới/hỏi cho suông sẻ, trót lọt.

Nhất định con sẽ làm như thế..”

Tệ hơn, có người còn thưa với Chúa, như sau:

“Chúa cho con trúng số đi,

con sẽ cúng dâng nhờ một nửa số tiền con lãnh được, để giúp người nghèo…”           

Kèo nài/trả giá, thật chẳng hợp với lẽ Đạo, chút nào. Tuy nhiên, Hội thánh cũng chẳng nên trách móc một ai. Tốt hơn, Hội thánh cứ tự nhận trách nhiệm, rồi sẽ sửa đổi não trạng ù lì/chai sạn của dân đi Đạo.

Vào thời đầu, Kinh thánh đã đưa ta về với những lời khuyên nhắn của thánh Gio-an Tẩy Giả, về: sự sống, nỗi chết và sự Phục sinh quang vinh của Chúa. Cả về việc Chúa Thánh Linh vẫn tiếp tục hoạt động trong ta. Ở đây. Bây giờ.

            Kinh thánh cũng dạy ta, rằng: ta thật có phước được Chúa cam chịu mọi hiểm nguy, rủi ro của một bội phản, để ta hiểu rõ thế nào là sống chung với thế giới. Sống trong hiện tại, và cho mai ngày. Chúng ta vẫn ôm trọn vào mình cả một mùa Vọng hôm nay, lẫn các mùa lễ khác trong niên lịch phụng vụ. Nơi đó, chứa đựng mọi chân lý ngàn đời.

Từ đó, ta được dặn là hãy loan truyền Tình thương yêu của Đức Chúa. Ngài gỡ bỏ mọi quyền năng mà Ngài có, để đến với loài người qua thân phận hài nhi bé bỏng. Đấy không phải là hành vi của người chỉ kèo nài, trả giá. Đấy, là diện mạo Đức Chúa, Đấng rất mực thương yêu.

Mùa Vọng năm nay, ta đừng để mình trở thành người con bé nhỏ chỉ biết kèo nài/trả giá với các tay độc quyền đòi thiện chí. Cũng chỉ nên nguyện Chúa Nhân Hiền xin Ngài gửi đến với ta, những gì thật cần thiết, đáng ban ân.

Nguyện cầu để cùng hiệp thông, với nhau. Cầu và nguyện, nhưng vẫn tin rằng Đức Chúa đã nghe tiếng ta khẩn cầu. Chính vì Ngài đã nghe tiếng ta cầu nài, nên Ngài mới cho ta Tình yêu đích thực hiển hiện nới Đức Kitô, Con của Ngài.

Trong tinh-thần hiệp-thông cùng nhau nguyện-cầu, ta lại ngâm vang lời thơ trên rằng:

 “Có can-đảm, cả khi mình nhút-nhát,

Có khôn-ngoan trong lúc rất hoang-mang.

Có hiên-ngang cả những lúc đầu hàng,

Mới cảm được cõi hồn cao muôn trượng.”

(Nguyên Đỗ – Mỗi Kinh Nghiệm, Một Bài Học)

Can-đảm cả khi nhút nhát, còn là đức-tính và kinh-nghiệm để đạt “cõi hồn cao muôn trượng”. Cõi hồn ấy, mai ngày sẽ không còn giận tức, ghét ghen hay nhút nhát, nhưng vẫn cứ tỏ-bày thương-yêu, tha thứ với mọi người, rất ở đời.

 Lm Richard Leonard sj

Mai Tá lược dịch

Tags:

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Một 2025
H B T N S B C
« Th12    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31