SUY NIỆM LỜI NGÀI CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C

Written by xbvn on Tháng Mười Hai 18th, 2012. Posted in Mai Tá, Năm C

“Hồn khẳng khiu khát chờ trăng mở hội”

Ngỡ ngàng đêm mộng điệp thốt lời ca.”

(Dẫn từ thơ Vương Ngọc Long)

Lc 1: 39-44

Nhà thơ chờ trăng mở hội, hồn khiu khẳng. Nhà Đạo đợi Chúa lại về để hát lên lời ca đầy cảm tạ, như trình thuật. Trình thuật, nay thánh Luca lại đã kể về Lời Chúa Giáng Hạ đến với dân gian như trăng rằm mở hội.

Rất nhiều năm, truyện về Ngôi Lời Giáng hạ vẫn như đinh đóng cột trong đầu con dân đi Đạo, và người ngoài luồng, như truyện thật. Thật, là bởi truyện kể khiến người nghe tưởng mình đang chứng kiến cảnh Chúa sinh ra giống hệt từng chi tiết. Nay, cũng nên tự hỏi xem truyện kể có giống hệt trăm phần trăm không. Để trả lời, cũng nên về với thánh kinh và sử liệu khác để xét định. Trước khi làm thế, cũng nên mở mục “đố vui để học” chỉ trả lời đúng/sai, như ở dưới:

1.Thánh Giuse và Đức Mẹ vội về Bê-Lem cho mau để Mẹ “ở cữ” bất cứ lúc nào.

2.Chủ căn nhà trọ ở BêLem thấy khó giải quyết vì “không còn chỗ cho hai vị”.

3.Mẹ sinh Hài Nhi Giêsu nơi máng cỏ/hang lừa sau nhà trọ, như bài hát “Trong hang BêLem

ánh sáng toả lan từng bừng”, như thế có đúng không?

4.Ngay từ đầu, thánh Giuse và Đức Mẹ ra như hãi sợ thấy lạnh lẽo vì đơn chiếc?

5.Hài Nhi Giêsu chẳng bao giờ biết khóc như bài hát ở đâu đó:”Ngài cất tiếng khóc hét vang…

6.Thiên thần hiện đến với trẻ mục đồng, đều mang cánh!

Nói chung, thì người thời nay tin vào Kinh thánh, cũng sẽ trả lời đúng/sai như sau:

1. Sai. Chúa Giáng hạ làm nguời đâu khẩn cấp đến thế. Bởi, thánh Giuse là Đấng phu quân

rất đáng kính, vẫn có nhiều giờ để kiếm cho cho Đức Mẹ sinh con, đấy chứ.

2. Sai. Ở BêLem chẳng có nơi nào là nhà trọ hết. Người dịch Kinh thánh chỉ muốn nói: phòng

tiếp khách đỗ nhờ ở nhà dân thường ở Trung Đông vẫn chăm lo cho phụ nữ nào sắp “ở cữ”. Nên, bất cứ nhà dân nào ở Do Thái cũng đều mở cửa đón Mẹ và thánh cả Giuse. Thêm nữa, thánh cả lại có bà con thân thuộc ở nơi này, nhất thứ thánh-nhân là nhân-vật quan trọng trong làng ai cũng biết cụ thuộc giòng dõi vua Đavít, lại càng khó. Thật ra, bản dịch với câu nói “không có chỗ cho các ngài tá túc ở nhà trọ” là lấy trong bản văn viết về vua James.

3. Sai. Vì thông thường, người dân ở đây vẫn đem thú vật nhỏ vào trong ngủ, kẻo bị lạnh.

4. Sai. Các thánh không đơn côi/lẻ bóng gì cho cam. Bởi, phụ nữ trong vùng nhất là các cô đỡ đều sống ở trong làng, nên khi có bé nào sắp sinh, là cả thôn làng đều mừng vui, đến giúp đỡ.

5. Sai. Hài nhi Giêsu là trẻ bé rất bình thường, nghĩa là cũng “quậy xấu” tứ tung như mọi bé.

6. Sai. Truyền thống Do thái cho thấy các thiên thần xuất hiện như người thường, không cánh.

Ngày nay, nếu tò mò, hãy cứ xét xem bản văn ở trên có đúng thực điểm nào. Điều rất rõ, là các cây bút ngoài đời như Josephus, Tacitus, Pliny chẳng thấy ai nói về ngày sinh của Đức Giêsu hết. Cả trong thư gửi giáo đoàn Galát, thánh Phaolô chỉ nói sơ: Chúa sinh ra từ một người mẹ trần gian và trong thư Rôma, thánh-nhân có bảo: Ngài xuất thân tự giòng dõi Đavít, mỗi thế thôi.

Thánh Máccô lại không có đoạn viết nào nói về thời thơ ấu của Chúa, mà đi thẳng vào giai đoạn Chúa đã trưởng thành. Ngài xuất thân từ thôn làng Nadarét. Và, theo thánh-nhân, thì Đức Giêsu đã lớn lên ở nơi đó. Nadarét là làng quê bé nhỏ của ngài. Và thánh-nhân lại không rói rõ Chúa sinh ra ở đâu. Nếu cho rằng Hội thánh chỉ có duy nhất một Tin Mừng thôi, hẳn ta sẽ cho rằng thật sự Chúa chỉ sinh ra ở làng Nadarét, chứ không ở nơi nào khác. Đằng này, Kinh thánh gồm nhiều Tin Mừng lại rất khác…

Xét địa dư, Galilê thời cổ đại chỉ rộng có 470 dặm vuông, có 4 đồi và thung lũng đan xen chạy từ Đông sang Tây. Nơi lưng đồi, dân chúng trồng cây ô-liu. Và tại nơi này, còn có hai thủ phủ chính có tường thành dầy cộm, là: Tibêriát và Sêphôrít. Dân số mỗi thành chỉ chừng 25 ngàn người. Cạnh đó, còn có thôn làng nhỏ như Caphanaum, là nơi Chúa từng lưu lại thời gian dài để Ngài rao giảng. Còn, Nadarét cũng còn là nơi Chúa sinh trưởng và lớn lên. Nơi đây, dân chúng cũng xây dựng nhiều con đường rất tươm tất. Có đường lát đá hoa cương, nhưng rất êm, nên vẫn được sử dụng đại trà,

Từ Sêphôris mà đi bộ cũng phải mất nguyên ngày trời mới đến được 40 thôn làng lớn/nhỏ. Các nơi này vẫn đan xen với nhau, rất tiện thông thương: có thể nói mà không sợ ngộ nhận, rằng: Galilê là loại “hệ thống”  trong đó có nhiều yếu tố độc đáo làm thành lối sống rất dễ biết.

Với tín hữu Đạo Chúa, Tin Mừng như thể mặt trời mọc đầy ơn Galilê nhiều hơn. Thánh Mátthêu và thánh Luca đều mở đầu Tin Mừng bằng các chương/đoạn nói về thời thơ ấu của Chúa. Và, có nhiều truyện kể vào thời đó có nói về việc Chúa sinh ra. Cả hai thánh sử đều quả quyết rõ ràng rằng Chúa sinh ra tại BêLem, thành Giuđêa.

Thánh Mátthêu thì qui về lời ngôn sứ Mica, nói rõ Đấng mà mọi người chờ mong sẽ đến từ Bêlêm. Và, Đấng ấy thuộc giòng dõi vua Đavít. Thành ra, thánh Mátthêu khởi đầu Tin Mừng ở chương 1 bằng kể lại gia phả nói rõ mối giây liên hệ giữa Chúa với vua Đavít. Mà, Bêlem là quê làng của Đavít. Thánh Mátthêu giới thiệu thánh Giuse và Đức Mẹ với tư cách là cư dân thuộc thôn làng Bêlem, nên dĩ nhiên sẽ kể truyện Chúa sinh ra ở Bêlem thôi. Thánh sử còn kể thêm về truyện các Đạo sĩ ghé Bêlem thăm Chúa Hài Đồng. Và, khi thánh gia bỏ thôn làng mình sống đi Ai Cập đến khi trở về cũng đâu có về lại Bêlem mà là Nadarét. Thánh Mátthêu biết Đức Giêsu lớn lên tại Nadarét thuộc Galilê và để thánh gia trở về nơi đó sau khi đi vòng qua Ai Cập.

Thánh Luca lại viết gia phả về Chúa khác hẳn kiểu của thánh Mátthêu. Thánh sử cũng nối kết Đức Giêsu với giòng tộc Đavít nhưng không trực tiếp từ Đavít trở xuống. Trong khi đó, thánh Giuse và Đức Mẹ lại là cư dân vùng Nadarét ở Galilê. Thánh Luca mô tả có thiên thần nhưng không kể về các đạo sĩ, mà là mục đồng.

Thật ra Bêlem không nằm trong vùng Galilê, mà là Giuđêa, một thị trấn lớn hơn Nadarét, lại bề thế, tiếng tăm hơn. Bêlem có dính dấp đến Đavít và thuộc giòng dõi đức vua mãi tận Đavít. Bởi, đây chính là thành phố của Đavít. Xem như thế, thì nơi sinh của Đức Giêsu đích thực là ở nơi nào? Có là nơi nào khác không ai biết? Trường hợp Bêlem là rút từ một tuyên bố rõ ràng của cả hai thánh sử Mátthêu và Luca, là nhân chứng rất rõ rệt.

Ít lâu sau, Justin Martyr sinh vào năm 100 sau Công nguyên sống ở Palestin, khoảng 40 dặm về hướng Bắc của Bêlem thời Nablus và ông chết vào năm 165 nói là ở Bêlem. Theo ngụy thư Tin Mừng của Giacôbê viết vào năm 150, lại nói: cũng ở Bêlem này, nhưng có nhiều truyền thuyết trong văn bản này nên chẳng ai công nhận là sử sách. Thế kỷ thứ Tư, Constantine đã cho xây một nhà thờ Chúa Giáng Sinh tại Bêlem…

Nhiều thế kỷ trôi qua, dân con đạo hạnh đều hỗ trợ có thôn làng Bêlem là nơi Chúa Giáng hạ hầu phù hợp với ý nghĩa của lễ hội Giáng Sinh như mọi người vẫn chủ trương và chắc chắn sẽ còn tiếp diễn mãi như thế. Như thế, tức Bêlem sẽ mãi mãi năm gọn trong tâm can mọi người như thôn làng lành thánh vì có được Đức Chúa hạ sinh, ở nơi đó. Và cứ như thế, lễ Giáng Sinh vẫn mãi mãi mang nặng hình ảnh một thôn làng bé nhỏ là Bêlêm trong tâm hồn của mọi người. Đâu cần gì lịch sử để minh chứng.

Trong tâm tình mừng vui ngày lễ hội, cũng nên ngâm lại lời thơ ở trên, rằng:

             “Hồn khẳng khiu khát chờ trăng mở hội.

             Ngỡ ngàng đêm mộng điệp thốt lời ca.

            Dốc đồi mơ sương mù đan nhánh trổ.

            Kết bông choàng ấp ủ dáng kiêu sa.”

            (Vương Ngọc Long – Đêm Nguyệt Quỳnh)

 Nguyệt quỳnh hay Bêlêm, vẫn cứ là đêm mộng điệp. Có kết bông. Ấp ủ dáng kiêu sa đón chào Hài Nhi Đức Chúa giáng hạ với con người. Để, người người mãi vui mừng ngày hội lễ kéo dài đến thiên thu.

 Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh

Mai Tá lược dịch

Tags:

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Hai 2024
H B T N S B C
« Th11    
  1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31