SUY NIỆM LỜI NGÀI CHÚA NHẬT LỄ CHÚA BA NGÔI

Written by xbvn on Tháng Sáu 11th, 2014. Posted in Mai Tá, Năm A

“Chiều nay lạnh, có nhiều sương rơi quá,”

“Nhưng lòng anh đã bình thản lại rồi.”

(Dẫn từ thơ Thâm Tâm)

Ga 3: 16-18

            Sương rơi quá, nhưng lòng anh nay bình-thản lại rồi, và tâm-tư anh nay cũng đã khác. Lòng nhà Đạo, lại không thế. Vẫn không khác và không đổi, vì Ba Ngôi Đức Chúa vẫn diễn tả một tình thương tuy suộc sống nhiều diễn biến.

            Trình-thuật tác giả thánh hôm nay cũng ghi lại một diễn biến rất sinh động trong cuộc sống thường nhật. Sống thường nhật, nhiều lúc con người vẫn hiểu rằng ngôn ngữ và biểu tượng không thể diễn tả được các chân lý sâu thẳm của con người, cho đúng đắn. Nhất thứ, là khi chân lý ấy lại thuộc địa hạt tín lý, thần học.

            Nhiều năm trước, tôi đã có dịp đến với các em học sinh lớp nhỏ thuộc trường tiểu học công lập, ở Tiểu bang. Đến, để rút kinh nghiệm giảng dạy môn giáo lý cơ bản cho các em trong/ngoài nhà Đạo. Hôm ấy, tôi bắt đầu giờ dạy bằng một câu hỏi rất ngắn để xem các em có tiếp cận được các kiến thức sơ đẳng, hay không. Câu hỏi tôi chọn, chỉ đơn giản có thế này: “Mỗi khi làm dấu thánh giá, các em đọc gì?” Cả lớp nhao lên: “Thưa, nhân danh Cha, Con và Thánh Thần!”

            ”Cũng khá! Sẵn đà, tôi hỏi luôn: “Các em tuyên xưng: Cha, Con và Thánh Thần. Thế thì, ý nghĩa của lời tuyên xưng ấy, như thế nào?” Cả lớp đều lặng thinh. Tôi bèn thay đổi, bằng câu khác dễ hiểu hơn: “Mỗi lần làm dấu thánh giá, các em nghĩ gì?”  Cả lớp lại im lặng. Thứ im lặng dễ sợ, tôi hằng ngao ngán.

            Bỗng một chú bé con, xem ra có vẻ thông minh, giơ tay nói: “Dạ thưa, cũng giống như một cụ già, một tay hảo hán và con chim trắng!” Tôi cảm thấy hỡi ôi khi nghe em nói, nhưng không dám trách móc ai, vì biết chắc có người lớn nào đó đã nhét vào đầu em, hình ảnh Ba Ngôi Đức Chúa, thật thiếu xót. Thật nghèo nàn.

            Nhiều người lớn, lâu nay vẫn mang trong đầu những hình ảnh sai lạc, có được từ tranh vẽ hoặc ảnh tượng, do nghệ nhân nào đó, nghĩ ra. Sự huyền nhiệm về Ba Ngôi Đức Chúa -còn gọi là Nhiệm tích Đức Chúa Trời Ba ngôi – hàm ngụ trong câu nói của em bé, chứng tỏ là ta đã hình-tượng-hóa Cha, ConThánh Thần Chúa theo kiểu cách không xứng hợp, và không diễn tả đủ ý nghĩa của nhiệm tích.

            Không ai hình dung ra được một ảnh hình chính xác, về Đức Kitô. Các bức ảnh ta có, cũng như ngôn từ ta sử dụng để nói về Ba Ngôi Đức Chúa, phần lớn đều do những suy nghĩ rút từ sự tin tưởng, mà ta hằng bồi đắp; hơn là, chân lý chung cuộc, về Đức Chúa.

            Sự thật về Ba Ngôi Đức Chúa, lúc nào cũng đầy tràn sự sung mãn vượt trên các danh xưng ta đặt cho Ngài; và, siêu thăng ở trên mọi ý niệm triết học, ta suy diễn. Nhận thức đặc biệt, mà ta tập trung mừng kính hôm nay để mừng Chúa Ba Ngôi, là trọng tâm ý thức giúp ta nhận biết Đức Chúa là ai? Ba Ngôi là gì?

            Các tín hữu Hội thánh tiên khởi, phải mất 400 năm mới nhận biết được lý lẽ: tại sao Đức Giê-su luôn đề cập đến tương quan Ngài vẫn có, với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Các tín hữu phấn đấu lắm, mới hiểu được lý do tại saotheo cung cách nào Đức Chúa có tới 3 diện mạo, mà lại hiện hữu trong cùng chỉ một hữu thể.

            Ba Ngôi yêu thương sống động chỉ như Một. Ba Ngôi vẫn hành xử như Một. Và, cộng đoàn Dân Chúa, đã cảm nhận được bản chất của Ba Ngôi Đức Chúa, qua các chỉ dẫn cho ta biết ngôi vị của Đức Chúa rõ ràng “cùng đồng đều”, “cùng thực tiễn” “cùng vĩnh hằng”, như nhau.

            Các tín hữu tiên khởi, đã thẩm định được “tại sao” Đức Chúa lại có đến Ba Ngôi. Định được như thế, là nhờ có suy tư và kinh nghiệm, rằng: tương quan giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần là một thách thức của Tình thương. Cộng đoàn tiên khởi nhận thức rất rõ bản chất nòng cốt của Đức Chúa, không phải là một ý niệm suông; hoặc, một nguyên tắc cứng ngắc; nhưng là tương quan sống động. Và, các tín hữu hiểu ra rằng: họ được mời gọi để tháp nhập vào tương quan này.

            Những gì là sự thật đối với tín hữu tiên khởi, cũng là chân lý cho chúng ta, hôm nay. Và chân lý ấy, là như thế này: Đức Chúa đã tạo dựng, cứu độ và bảo bọc thế giới con người. Ngài luôn tìm cách gặp gỡ chúng ta để kêu mời chúng ta tháp nhập vào tương quan sinh động của Ngài. Tức là kết hợp với tình yêu thương của Ngài.

            Làm như thế, Ngài đem đến cho ta giá trị cao quý nhất. Đồng thời, hành động của Ngài hối thúc chúng ta san xẻ lời mời gọi gửi đến những người mà ta vẫn gặp gỡ trong cuộc đời. Thử hỏi, còn gì ưu ái hơn? Có gì quý trọng hơn lời mời gọi ấy? Có vị thần linh nào như Đức Chúa không?

            Cũng nên thêm một điều: nếu các tương quan trong đời người, được đưa vào trọng tâm tương quan giữa Ba Ngôi Đức Chúa; và, nếu chúng ta biết chấp nhận lời mời tháp nhập vào tương quan của Ba Ngôi Đức Chúa, thì mọi tương quan ta có với mọi người, cũng sẽ mang ý nghĩa của tình thương yêu, nòng cốt. Có như thế, chúng ta sẽ không bị tách lìa khỏi tương quan lòng mến của Đức Chúa, nhờ vào niềm tin yêu ta có. Và nhờ vậy, chúng ta mới trở thành người con ngoan, mới được làm môn đệ dấu yêu, của Ba Ngôi Đức Chúa.

            Cuối cùng, có am hiểu thấu đáo ý nghĩa của lễ hội mừng kính Ba Ngôi Đức Chúa hay không; và, am hiểu đến mức độ nào, điều này còn tùy thái độ của ta, có quan tâm bày tỏ tương quan mật thiết với người khác không. Và, cũng tùy theo tương quan ta thực hiện, có mang tính xã hội, thân mật và chuyên môn, không? Có đượm mầu sắc dân gian, hoặc quốc tế hay không?

            Mỗi khi làm bất cứ việc gì, để thiết lập tương quan mới cho tốt đẹp, hãy nhớ đến những tương quan lâu nay gãy đổ. Hãy tiếp tay, hàn gắn giúp đỡ họ. Hãy tái tạo, tình yêu sâu thẳm và dồi dào cho họ.

            Một cách chí tình hơn, hãy vui hưởng các tương quan tốt đẹp, ta đang có. Bởi, ta vừa khám phá ra chân lý nền tảng này, là: lễ Ba Ngôi Đức Chúa là lễ hội đem lại cho ta những tâm tình thân thương, đầy khích lệ. Tâm tình này, các thánh đã hơn một lần khẳng định:

 “Đức Chúa đã thương yêu loài người đến độ Ngài phú ban Con Một Ngài, cho ta. Ngài không chỉ ban Con Một Ngài mà thôi, nhưng cả Thánh Thần của Con Một Ngài, đã được kết thành nơi hình hài Đức Kitô. Thánh Thần Chúa ở trong ta, để ta kêu lên:“Abba! Lạy Cha! để biểu tỏ tương quan Ba Ngôi Đức Chúa, là: Cha, Con và Thánh Linh.”

Chúng ta có hiểu được điều ấy không? Chúng ta có cổ vũ tương quan này không? Và, chúng ta có trân trọng lẫn nhau không? Đó chính là tinh thần của lễ hội hôm nay.

Trong tâm tình cảm và thong những điều vừa diễn-tả, cũng nên ngâm nga lời thi-ca, rằng:

“Chiều nay lạnh, có nhiều sương rơi quá,

Nhưng lòng anh đã bình thản lại rồi.

Hết đau buồn và cảm thấy sục sôi,

Niềm uất hận của một thời lưu-lạc.”

(Thâm Tâm – Dang Dở)

Sương có rơi, trời có lạnh, nay lòng anh đã bình-thản lại rồi. Bình thản hơn, khi anh lại nhận ra được tình Chúa thương-yêu hết mọi người, như Ba Ngôi Đức Chúa vẫn yêu-thương nhau suốt mọi thời, thật vĩnh cửu. Và, tình thương nơi Ba Ngôi sẽ còn dàn trải mãi đến muôn người, trong mọi chiều.

            Lm Richard Leonard sj

            Mai Tá lược dịch.

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Một 2024
H B T N S B C
« Th10    
  1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30