SUY NIỆM LỜI NGÀI CHÚA NHẬT LỄ LÁ NĂM A

Written by xbvn on Tháng Tư 9th, 2014. Posted in Mai Tá, Năm A

“Ta chỉ xin em một chút tình,”

“Cho lòng thắm lại với ngày xanh.”

(Dẫn thơ Lưu Trọng Lư)

Mt 26-14 – 27: 66

            Tình ta xin em, cũng vẫn chỉ một chút. Dù có cho hay không, lòng ta vẫn “thắm lại với ngày xanh”. Tình Chúa cho đi, thật rất nhiều. Ta có nhận tình Ngài cho không, người người ở đời, bằng cách nào đó, vẫn hân hoan chào đón Tình Ngài về với thánh thánh Giêrusalem, rất Vượt Qua.

            Trình thuật thánh-sử nay kể về một “Vượt Qua” của Chúa có kiệu có lá, có nhiều người chào đón Chúa rất hân hoan, rộn rã để rồi ngày ấy Chúa kết tận bằng một thống khổ, lại nhiều tâm tình hơn nữa. Chào đón Chúa buổi Vượt Qua, dân con mọi người vẫn cứ chào cứ đón, hầu hy vọng Ngài lại sẽ chinh-phục thế-giới, lật đổ đám quan hèn của đế quốc. Họ là những người yếu kém nên đã chỉ trông chờ yếu tố chính-trị nhằm lật đổ nhóm cầm quyền bách hại dân thường mọn hèn.

            Dân con Do thái và đồ đệ Ngài mong ngóng Giavê Thiên Chúa giúp họ giành lại vương-quyền khi xưa từng được hứa, qua ngôn sứ. Lời hứa xưa, khiến họ trông đợi Chúa tái-lâm cải-biến mọi thứ, mọi người. Họ vốn nghĩ: Chúa có thói quen làm chuyện lạ chẳng ai ngờ, nên cứ hiểu: đây là thời-khắc Ngài làm chuyện lạ tuy có chút hiểm nghèo vì vào dịp nghỉ Lễ, và ở chốn miền đầy những hiểm nguy. Nói cho cùng, dân con người Do thái lại cứ trông chờ Giavê Đấng tác tạo phong ba, bão táp cả vào địa-hạt chính-trị lẫn cuộc đời người.

            Ba yếu tố trổi trang: vinh quang, quyền lực và chiến thắng hợp cùng với an-bình hiền-hoà lại đã đi chung với chiến thuật mọi địa hạt, đã làm dân thường người Do thái nhận ra được khó khăn vẫn còn đó, nên đã nản lòng. Cộng thêm vào đó, là lập trường về Đấng Mêsia của Chúa rất khác biệt, nên họ bị bất ngờ và nghĩ rằng: phong ba/bão táp phải đánh vào hệ-thống đối-kháng đến cực độ. Và, khi nhận ra sự khác biệt về tinh-thần Mêsia nơi Chúa đã khiến họ nản lòng, rất thất vọng.

            Chỉ mỗi Đức Giêsu là không nản lòng, nhụt chí trước cơn “phong ba bão táp” đang xảy đến. Ngài biết rõ mộng ước chính-trị của dân Do-thái sẽ không thành hiện-thực. Ngài biết rõ Vương quốc đích-thực Cha đưa ra, sẽ không xảy đến như người Do thái từng nghĩ. Biết rõ ý-định của Cha, nên Đức Giêsu đã không thoả mãn ý nguyện của dân con Do-thái về Đức Mêsia chính-trị. Và, Ngài buồn lòng đến chết được buổi hôm ấy, là vì dân con Ngài không hiểu nổi vai trò của Đấng Mêsia đích-thực. Thật ra, Mêsia đích-thực không bạo-lực tàn ác về tính chính-trị, nhưng rất bé nhỏ theo ý-định  Cha Ngài muốn.

            Mêsia theo ý Cha, là Đấng sẽ trỗi dậy nâng nhấc mọi người cùng đứng dậy theo Ngài vào cuộc sống rất mới nơi Vương Quốc Nước Trời. Nên, phong-ba/bãotáp đã ụp xuống làm Ngài âu sầu, trầm thống như thánh-sử diễn-tả qua Thương khó. Thương-khó, đem mọi người vào Vương Quốc Nước Trời để ở với Thày, qua chặng đường thập-giá khá khổ ải. Thương khó, là bằng-chứng nói lên tình Ngài ở với dân con nơi Vương Quốc Mới, nhưng họ không hiểu. Vương Quốc mới, sẽ gồm toàn những người nghèo khó, thấp bé, bị chèn ép. Vương quốc ấy, nay thể-hiện ở đây, lúc này bằng Vượt Qua thần thánh có Chúa hiện-diện.

            Con dân Do thái vốn không thể hiểu ý-nghĩa và vai trò của Đấng Mêsia đích-thực, nên cũng không thể hiểu được ý-nghĩa và vai-trò đích-thực của Vương Quốc mới Chúa đem lại. Thế nên, trước công-nghị, cả quan toà lẫn chúng dân đều không thể hiểu được ngôn-ngữ Chúa dùng để diễn-tả về Vương Quốc mới.

            Cả đến Philatô, tay đồ tể từng giết hại hàng ngàn người Do thái mà chẳng cần xét xử, cũng không hiểu những điều Chúa nói. Ông không cần mở phiên xử công khai có chúng dân Do thái tham dự, cũng chẳng muốn làm vừa lòng các thượng-tế Do thái, nhưng cuối cùng vẫn tự mình ra lệnh đóng đinh Đức Giêsu, cho chết. Điều này cũng chẳng có gì lạ đối với quan quân dưới trướng từng chứng kiến nhiều thập niên, trước sau ngày Chúa tử nạn. Bởi đây là cách-thức của quan lại chuyên hành tội người dân hầu phế-bỏ người nào đó, bằng cách cho họ một bài học để đời, không còn dám chống đối nữa.

            Phương-cách phế-bỏ tử-tội vào thời Philatô là giao cho đội hành hình đánh đập bằng roi vọt cho tử tội yếu dần tạo khổ hình để không còn sức mà quật-khởi. Lề-lối này được áp-dụng đối với cả chục ngàn người trên toàn đế quốc La Mã, vào thời đó.

            Trên đường phố đầy khách hành hương và dân chúng từ trong nhà hoặc quán xá nhìn ra ngoài đã khiến đội lính hành hình càng đánh đập người tử tội để dương oai và cũng để dẹp đường cho tử tội mau đến “Đồi Sọ”. Trước cảnh tượng diễn ra thường ngày như cơm bữa, dân thường ở đây đều đã biết những chuyện gì đã và đang xảy đến với “Vua” của người Do-thái. Và đóng đinh, là biện pháp để cảnh-giác những ai muốn tạo nội-loạn chống lại quan quyền như Đức Giêsu, sẽ lãnh hậu quả thảm-khốc đến như thế. Với sức mòn còn lại, có lẽ Đức Giêsu chỉ có thể khiêng mỗi thanh ngang của cây thập-tự hiện quá nặng vì bị đập đáng rất quá tay.

            Đội hình đưa Ngài lên đồi trống vắng đầy những đá nhọn như sọ người gọi là Gôn-gô-tha. Và, treo Ngài lên thanh ngang thập-tự vốn được sử-dụng nhiều lần trước đó dành cho các tội-phạm bị án tử. Chỉ một số nhỏ tò mò đi theo xem nhưng vẫn bị đám quân hành-hình chặn giữ, sợ Ngài đào thoát. Và, Thương Khó hành hình kết thúc ở đó vào ngày Thứ Sáu trong tuần. Và Ngài trút hơi thở vào giữa trưa hoặc buổi xế hôm ấy, kết thúc hành-trình của Ngài nơi dương thế.

            Nói cho cùng, Thương Khó là con đường khổ ải Chúa phải “Vượt Qua” để thực-hiện ý-định cứu-rỗi do Cha ủy-thác. Không cuộc “Vượt Qua” nào lại có thể tránh đuợc con đường khổ-ải, khổ-hình hoặc khổ-nhục. Thế nên, Thương khó hoặc thống-khổ là đường lối “chẳng đặng đừng” đặt ra cho Đức Giêsu ngay vào lúc Ngài chấp-nhận thân-phận làm người, như người phàm. Có chấp-nhận thân-phận rất khổ của người phàm, Thiên-Chúa-Làm-Người mới có được ân huệ Cha ban là có quyền năng trên cả sự sống lẫn sự chết.

            Khổ đau và cái chết của Đức Giêsu còn mang tính-chất rất quan-trọng có liên-quan đến toàn vũ-trụ và con người. Có chấp-nhận Thương khó/thống khổ đến độ chết đi, thì Thiên-Chúa-làm-Người mới giải-thoát cứu độ mọi người để đưa toàn vũ-trụ về với Chúa, và với Cha. Khổ đau và cái chết của Thiên-Chúa-Làm-Người kết-cuộc bằng tiếng kêu rất lớn “Êli Êli lêma sabakthani!, tức: Lạy Thiên Chúa tôi, Lạy Thiên-Chúa của tôi! Cớ sao Người lại bỏ tôi”. Tiếng kêu vọng lại lời Thánh vịnh 22 tượng-trưng cho lời Tạ ơn Cha đã đổi-thay thân-phận của con người thành lời ngợi khen không thất-vọng nhưng đầy tràn ý-nghĩa của cuộc Vượt-Qua mọi khổ ải hầu thực-hiện ý-định cao cả của Thiên Chúa.  

   Cảm-nghiệm nôi thống-khổ của Đức-Chúa-làm-người, cũng nên ngâm lại lời thơ trên, rằng:

   “Ta chỉ xin em một chút tình,”

Cho lòng thắm lại với ngày xanh.

Sao em quên cả khi chào đón,

Tình ái, chiều xuân, đến trước mành. ”

(Lưu Trọng Lư – Một Chút Tình)

Tình Chúa thương mọi người, nay được diễn-tả bằng thứ “Tình ái, chiều xuân, đến trước mành”, có anh có em và có tất cả mọi người cảm thông nỗi thống-khổ của Đức-Chúa-làm-người vượt mọi khổ-ải rất “Vượt Qua”, là để cho ta và cho mọi người ở vũ trụ trần-thế rất đáng thương yêu.

Lm Kevin O’Shea, CSsR

Mai Tá lược dịch

 

Tags:

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Một 2025
H B T N S B C
« Th12    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31