SUY NIỆM LỜI NGÀI CN 14 TN C

Written by xbvn on Tháng Bảy 2nd, 2013. Posted in Mai Tá, Năm C

“Chỉ một cơn mưa bay ngoài cửa lớp,”

“là áo người trắng cả giấc ngủ mê.”

(dẫn từ thơ Đỗ Trung Quân)

Lc 10: 1-12, 17-20

            Giấc ngủ mê, đưa nhà thơ ra ngoài cửa lớp. Giấc mộng dài, dẫn người nhà Đạo về với lời Chúa dạy để nhớ mà đi vào hiện thực.

            Trình thuật, nay thánh Luca lại cũng kể về Lời Chúa dạy con dân Ngài hãy ra đi rao truyền Nước Trời đến mọi thôn làng gần xa, trên thế giới. Nhưng, thế giới nay đổi thay cũng khá nhiều trong lịch sử. Thế nên, công cuộc mục vụ của thánh Hội từ đó cũng thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử.

            Lịch sử Đạo, khởi đầu nơi thế giới, với đế quốc La Mã khá mạnh. Mạnh đến độ, người trong đó đều tham gia góp phần vào nghi thức thánh thiêng của họ. Ai không theo qui định họ đề ra, đều chịu xử phạt khiến phải tử đạo. Và từ đó, niềm tin đi Đạo lại nhanh chóng tràn vào đế quốc La Mã cả ở trời Tây lẫn phía Đông, khắp mọi chốn.

            Được như thế, một phần là nhờ vào phương tiện cầu đường do đế quốc lập. Sau thời bách hại, dân con Đạo Chúa lại cũng nhờ có Constantine thiết lập khung trời mới với nhiều thứ, nên việc rao truyền niềm tin xuyên suốt châu Âu đã đạt nhịp điệu đáng kể. Chính vì thế, chức sắc trong Đạo lại trở thành giống như giới chức của Đế quốc, tức: cũng thi hành quyền-lực hệt như họ. Và từ đó, việc rao truyền Đạo Chúa với thế giới, đã xuất hiện tự bên trong.

            Thời đầu, dân con/quần thần ở đế quốc tiếp tục hành đạo theo kiểu cũ, dù ít người theo, nhưng vẫn là thứ tôn giáo không niềm tin chẳng có tầm nhìn hoặc thị kiến linh đạo. Tôn giáo của đế quốc cũng nhanh chóng mai một. Và, đám “rợ” các nơi mới có dịp xâm nhâp toàn cõi châu này. Dù ra thế, Hội thánh vẫn đủ sức tồn tại và trở thành chiếc cầu nối giữa quá khứ và tương lai. Hội thánh vẫn giúp dân con mọi người tạo thành khối đoàn-kết để sau đó, thành một Âu châu đầy quyền-thế. Và Hội thánh cứ thế tồn tại đến ngàn năm, khả dĩ bảo tồn được nền văn hoá quá khứ và trao lại cho chúng dân điều tốt đẹp nhất trong đời.

            Tuy nhiên, Hội thánh rồi cũng suy sụp, để sau này, phải nhường đất cho một Âu Châu đang trong vị-thế phát triển mạnh mẽ. Ngay đầu thế kỷ 16, đã thấy chủ-thuyết “Thệ Phản” nhanh chóng chiếm-lĩnh nhiều thị trấn ở châu này. Trong khi đó, thay vì đối thoại, Công đồng Triđentinô lại chọn thái-độ kình chống họ. Nên, mới xảy đến “chiến tranh tôn giáo”; và từ đó, dẫn đến khủng hoảng nơi Kitô-giáo, cho cả nhóm Thệ Phản lẫn Công Giáo. Và, các nhà trí-thức lại cũng xác tín rằng: tôn giáo là chất kích-tác tạo cuộc chiến  đến độ không sao tái tạo được nền hoà bình rất công chính. Và sự việc cứ thế rời xa cuộc sống của công chúng, để rồi lấn dần vào địa hạt cá nhân, riêng lẻ.

            Và, đã đến lúc toàn cõi châu Âu nay trên đà đi xuống. Sau đó, lại thấy xuất hiện thời hiện-đại tân-kỳ bằng những phát minh mới. Giấc mơ mới. Cách mạng mới. Nhất nhất mọi sự đều nhân danh tự do, giàu có quyết đem đến cho cuộc sống của mọi người. Và, cũng từ đó, lại thấy xuất hiện một số quốc gia khá “hiện đại” khiến Hội thánh phẫn uất, bất-ưng và chối bỏ khiến đem lại kết quả thảm hại cho cả Hội thánh lẫn thế trần. Ngay khi đó, trần-thế bên ngoài đã tạo được kiến thức mới, kỹ thuật mới và cả lối sống rất mới nữa.

            Về thần học, Hội thánh khi ấy cũng có thái-độ thủ thế, tức: chỉ lặp lại và bình-luận các văn-bản cổ xưa, rồi phản-bác những gì xảy đến với thế giới “hiện đại”. Hội thánh lúc ấy chỉ muốn dân con mình trở thành đồng-dạng cả trong phụng vụ, ngôn từ thần học lẫn công cuộc đào tạo linh mục/tu sĩ với tiêu chuẩn cao nhất. Tựa hồ thực-dân-ông chễm chệ một cõi, Hội thánh những muốn chuyển-tải duy một truyền-thống của mình cho toàn thể địa-cầu, chẳng lý gì đến văn-hoá địa phương, qua mặt cả tầng-lớp giáo-dân của mình, vẫn cứ “cầm cân nảy mực”, chỉ mình “tôi”.

            Kịp đến khi xảy ra cách mạng Pháp, Hội thánh đã để mất giai-cấp ở trên cao. Mất cả giai cấp lao-động khi xuất hiện cuộc cách-mạng kỹ-nghệ nữa. Và, khi mọi người tìm cách đổ dồn về thành phố để sinh nhai, Hội thánh đã bị bỏ lại đằng sau với đám hầu cận, dân dã cấp nông gia. Trên thực tế, ở thế kỷ 18 và 19, phần lớn đám dân-cư còn tin tưởng vào truyền-thống Công-giáo rất dễ bảo, đã trở thành đám người quê-mùa, dại dột. Trong khi đó, loại hình xã-hội mới gọi là “thế-hệ hiện-đại” lại đã trồi lên mặt thế giới mới.

            Từ đó, nền-tảng chính-trị, xã-hội và trí-thức từng phục vụ nhu-cầu cơ bản của con người khiến Hội thánh có được hoạt-động thiêng-liêng sủng-ái cả ngàn năm, nay không còn nữa. Tầm nhìn nhân-loại và thế-giới từng phục vụ niềm tin thời đầu đang dần dà biến dạng. Vào thế kỷ thứ 20, Hội thánh đã ngưng-trệ nhiều và dần dà lùi vào dĩ vãng. Muốn thực hiện công cuộc truyền giáo vãi gieo Tin Mừng cho mọi người, Hội thánh buộc phải tái-tạo kho bãi, mặt bằng cho riêng mình. Trước Công Đồng Vaticăng 2, Hội thánh với tư cách là thể-chế, không học-hỏi được gì nhiều để có thể sống không cần đến quyền-thế đến nghìn năm.

            Thời Công Đồng, Hội thánh đã khám-phá ra sự-thể là: mình có thể thực-thi sứ-vụ Chúa giao phó trong khiêm hạ và khó nghèo, tốt hơn cả thời vinh quang, quyền thế. Và khám phá ra rằng: giáo-dân cũng có trọng trách rao truyền Tin Mừng của Chúa, chứ không chỉ các chức-sắc/phẩm trật nơi Giáo triều, thôi. Thông thường, giáo dân thực-hiện công-cuộc truyền giáo qua sống thực niềm tin tại nơi mình trú-ngụ. Cơ-chế Hội thánh có mặt ở đó, là để hỗ-trợ cho họ, chứ không chỉ mỗi Hội thánh mình mới có quyền làm thế.

            Ít năm sau Công Đồng, chừng như mọi sự thành gãy nát, vỡ đổ. Trong nội bộ Hội thánh, lại xảy ra một thời rất lạ. Lúc ấy, toàn bộ công cuộc tiến-hoá đều bị nhóm hội/cộng đoàn quan trọng trong Hội thánh lẫn giáo triều cật vấn. Ở cuộc sống bên ngoài, Hội thánh lại trở thành một lực lượng sống ngoài rìa xã-hội. Tự bản thân mình, Hội thánh không thể kể cho con dân nhà Đạo biết phải làm gì để sống tu đức và cũng không còn khả năng hướng-dẫn thế giới bên ngoài con đường mình tiến bước.

Chức sắc Hội thánh từng ban hành nhiều tài-liệu hay/đẹp nhưng chẳng ai đọc. Sứ-giả Hội thánh được tôn kính, nhưng chẳng ai biết gì về sứ điệp. Có vị còn cho rằng: Công Đồng Vatican 2 phạm phải sai lầm, nên mới có phong trào tái-tục tinh thần của Công Đồng để mọi người sống cho sinh động, phải phép. Từ đó, các vị quyết canh-tân cả những gì đã được đổi mới, nhất thứ về phụng vụ.

            Hội thánh, nay không nhận thức được những gì đã và đang xảy đến với xã hội. Và, Hội thánh cũng không thấy được cơn khủng-hoảng mà xã hội phương Tây đang gặp phải. Đồng thời, Hội thánh tiếp tục tìm cách có mặt với cả hai loại-hình thế-giới nay không còn hiện hữu, tức: xã hội kinh-điển cũng như hiện-đại đều đã biến dạng. Đây là cách mạng văn hoá vĩ-đại đã nổ-bùng chỉ hai, ba năm sau thời Công Đồng. Nổ bùng đến độ nhiều vị còn không biết là đã có Công Đồng Vaticăng 2 nữa.

Chuyện này gây ảnh hưỏng lên mọi tôn giáo và xã-hội. Ngày nay, ta gọi thời kỳ này là thời hậu-hiện-đại, hoặc tân-hiện-đại. Hiện-đại, đến độ chẳng ai tin vào thứ gì hoặc chẳng ai thích những chuyện đầy ý-nghĩa về cuộc sống; cũng chẳng chấp-nhận bất cứ thể-chế trần gian hay đạo giáo nào, hết. Nói cách khác, chẳng ai tin tưởng vào đường lối thực tiễn để thể hiện công cuộc truyền giáo nữa. Nói tóm lại, thời kỳ này là thời lầm lạc, trầm thống rất đáng tiếc.

            Nay, lại thấy xảy ra giai-đoạn mới gọi là hậu-trần-tục, tức: thời kỳ cùng xảy ra với đạo-giáo và thế-trần. Mặt bằng cuộc sống của công chúng nay trở nên rộng lớn hơn cả tư tưởng hiện đại cũng như hậu-hiện-đại. Tuy mang tính phàm trần, nhưng thời đại này lại song hành mở ra một triển-khai hài-hoà đối với niềm tin cũng như tôn giáo. Nói cách khác, nay là thời của chủ-thuyết đa-nguyên khá hoà-hoãn đang sonh-hành tiến bước với thế trần, nhưng lại sâu sắc đối với đời sống có niềm tin. Tuy nhiên, nay cũng lại thấy có cuộc phục-hồi cảm-kích về tôn giáo với tính chất trần-tục khá nới rộng.

            Cuộc sống dân-dã ngoài đời, đã nối kết một cách lạ lùng với tôn giáo. Tôn-giáo không chỉ hiện diện ở bên ngoài để đấu-tranh cho quyền-lợi của những người bị áp-bức, thua thiệt hoặc đối xử bất công, mà thôi. Nay, lại đã thấy một chuyển mình để bảo toàn, cổ vũ nét đặc-trưng căn-bản của mỗi người trong văn hoá, tôn giáo hoặc nhóm hội mình tuỳ thuộc. Đặc-trưng căn bản này, còn sâu sắc hơn bất cứ cuộc sống dân dã, xã hội khả dĩ tạo cho mọi người đến độ, không có nó, mọi người sẽ nghèo nàn, bất lực. Tôn giáo, nay đang ở “trong” vì có thể nói với và nói về hiện trạng này.

            Tôn giáo cũng “ở trong”, nhưng không như nghi thức hoặc sự việc sùng kính này khác từ địa hạt nào hết. Tôn giáo “ở trong”, là bởi tôn-giáo có thể đeo mang niềm-tin đích-thực. Và, không có niềm tin này, cuộc sống trần-tục cũng chẳng thể nào sống sốt được nữa.

            Thành thử, như lời Chúa từng căn-dặn: hãy ra đi thực hiện cuộc truyền giáo dễ như khoác áo vào người rồi dấn bước ra đi hướng về thôn-làng cận bên, để cảm-nghiệm tình Chúa thương ta một cách rộng rãi. Làm thế, trong bối cảnh truyền-thống Hội thánh vẫn tìm cách khám phá ra phương-thế để thực thi Lời Chúa dặn. Nói khác đi, đó chính là loan truyền niềm tin vào Đức Kitô; và, đó mới diễn tả niềm tin vào chính mình cho những người mà mình mới quen biết, hoặc mới gặp.

            Có vị hỏi: nếu thế thì, đâu là định-luật truyền giáo ngày hôm nay? Câu trả lời, là: vẫn như trước; tức: vẫn “ở trong” và “ở với” nền văn hoá mình sống cùng và sống với, vào bất cứ giai đoạn nào trong đời để rồi biến con người của mình thành Tin Mừng, ở nơi đó.

Cảm nghiệm được tinh thần đó, ta hãy cùng nhau ngâm lên lời ca vang đầy những thơ, rằng:

            “Chỉ một cơn mưa bay ngoài cửa lớp,

            Là áo người trắng cả giấc ngủ mê.”

(Đỗ Trung Quân – Chút Tình Đầu)

             Tình đầu hay tình cuối, còn là chút tình thực hiện lời dặn của Chúa quyết ra đi rao truyền Tin Mừng rộng rãi cho mọi người. Ở mọi nơi.

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh – Mai Tá lược dịch

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Một 2025
H B T N S B C
« Th12    
  1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31