SUY NIỆM LỜI NGÀI ĐỌC TRONG TUẦN 16 THƯỜNG NIÊN C
“Nhìn nụ cười, nhìn ánh mắt mênh mang”
“mà yêu thương, thêm muôn ngàn tha thiết.”
(dẫn từ thơ Hoài Châu)
Lc 10: 38-42
Cũng bằng ánh mắt yêu thương nhìn Thày thêm tha thiết, hai chị em Maria và Martha lại có động thái rất khác biệt. Như trình thuật hôm nay, rày đã kể.
Trình thuật hôm nay, thánh Luca kể về động-thái rất khác biệt, giữa chị em Maria và Martha. Khác biệt ở điểm: người thì chú trọng đến chiêm niệm, còn người kia lại chỉ sống Lời Chúa cách năng động, chứ không thích cung cách sống nào khác, trong đời. Trình thuật, nay ám chỉ động thái của ai đó chỉ biết lo toan, đắn đo những việc không quan trọng, để rồi vô tình xa rời điều cần thiết: sống yêu thương. Sống tin tưởng.
Sống tin-yêu, không là kéo dài ngày cuối tuần để chứng tỏ: Chúa yêu ta biết chừng nào. Sống năng động, là chuyện cần thiết, cũng giúp ích như chuyện nguyện cầu sớm tối. Hệt như, thánh Tôma Akinô từng nói: yêu Chúa, không cần đạt mức thương yêu thật “dữ dội”. Nhưng nguyện cầu, cũng nên hạn định giờ giấc mới có lợi. Bởi, việc cần thiết nguyện cầu, còn tùy người/tùy hoàn cảnh khác nhau. Nên, chuyện tu thân/tích đức đã trở thành vấn đề với người thời đại, hôm nay. Hôm nay, hay khi trước, ai cũng công nhận rằng cả Martha lẫn Maria, đều trở thành đấng thánh cũng rất lành.
Ngày nay, nhiều người vẫn cứ tưởng: ai sống kiểu Martha đều thấy mình không mấy thánh-thiện là vì mình không siêng-năng cầu nguyện đúng cách. Cũng thế, có người sống giống như Maria lại nghĩ: mình có cảm giác như thể lâu nay không được đề cao cho đủ, bằng nhận xét trên. Vậy nên, ta cũng xin lỗi Maria, vì tư tưởng ở bên dưới, thuộc những người theo phía Martha, khá năng động.
Sâu sắc hơn tu-đức, như nhận-thức “nội tại”, lại cứ hỏi: cuộc sống con người rày ra sao? Sống năng động hay nội tại, có trực giác/giản đơn đâu cần chuyện ‘siêu nhiên’/‘tu-đức’ mà chỉ cần kiên nhẫn nhờ ánh sáng soi dọi nhận thức, rất đúng. Điều này chắc chắn sẽ hiện hữu như quan niệm nằm sâu nơi tâm tư con người. Sống như thế, ngày nay mọi người gọi đó là “sống trí-tuệ”.
Sống “trí-tuệ”, là cuộc sống đưa con người vào phục vụ niềm tin, hầu cho phép niềm-tin tự hiểu mình chứ không sống như các kẻ-tin vẫn thực hiện theo thói tục/luật lệ, mà chỉ làm vào những lúc mình sinh hoạt đạo đức, thôi. Và, đây là thứ “trí-tuệ” chẳng bao giờ bị rút khỏi tâm trí của kẻ tin.
Phần đông mọi người được mời gọi tiếp tục tạo sự tốt đẹp trong cuộc sống; và tiếp tục chiếu rọi cảm giác vẫn có về mình và về thế giới mình đang sống để rồi biết rằng mình “sống trí-tuệ” là sống có niềm tin sâu sắc. Bằng vào cách này, những người sống như thế mới hiểu thế nào là niềm tin-yêu, mình xác tín. Những người sống như thế, sẽ không được mời gọi chấm dứt suy tư, mà gọi mời sống sao cho “sốt sắng” hơn nữa. Suy như thế, người người sẽ hiểu, là ta được cứu rỗi chỉ vì tin, mà thôi. Điều này thật cũng đúng. Nhưng, ta được gọi mời không chỉ sống cho niềm tin, nhưng còn “sống trí tuệ” nữa. Có lần, Lm Herbert McCabe, o.p. được hỏi là: “Có chăng một tương-quan sống niềm tin và sống lý trí không?” thì được ông trả lời: “Tôi có đức tin nhưng đức tin của tôi vẫn đồng-hành với lý-trí.”
Nhiều vị, lại cứ quan niệm: ta được mời gọi sống đặc biệt rất tu đức, chỉ mỗi thế. Và từ đó, mọi người gọi đó là “ơn gọi đặc biệt”. Thật ra, không phải ai cũng nhận được “ơn gọi” ấy. Thật cũng không phải, nếu ta bó buộc tín-hữu sống như thế. Cũng có người lại có khuynh-hướng bắt chước sống giống như bậc hiển thánh khi xưa từng như thế. Và, không ai lại nghĩ ta sẽ trở thành người cương-nghị quyết sống đạo như vậy. Trái lại, hãy trở nên chính mình, sống đích thực như mình được sinh. Còn chuyện sùng bái, luyến ái lối sống của các thánh này/khác, không là chuyện bó buộc thành viên nhóm hội/đoàn thể nào đó phải đặt dưới sự bảo trợ của đấng thánh quan thầy đó.
Ngày nay, ta thật không rõ có khác biệt chăng giữa động-thái “chiêm niệm” kiểu Maria và lối sống “năng động” kiểu Martha, tức: có đáp-ứng tình-huống người thời đại mình nữa hay không? Để trả lời, có thể nói: phần đông tín-hữu Đạo mình, từng sống “sốt sắng” theo cách này/khác, vẫn không thay đổi lối sống, rất cũ xưa của mình.
Giữ vững niềm tin, người ngày nay sống trong thể-chế Giáo hội không còn hấp-dẫn như xưa, tức: người ngày nay vẫn sống sốt sắng/chiêm niệm, theo cách nào đó, dù Giáo hội có để luột mất không ít uy tín/hấp-lực của mình. Hoặc, không còn sức bật để trở thành nhóm người ưu-tú như khi trước. Uy tín với uy lực của Hội thánh, nay tàn-tạ, không còn ảnh hưởng lên dư-luận quần-chúng, dù vẫn lên tiếng trong nhiều trường hợp. Ngày nay, lại đã thấy nhiều xung đột xảy đến giữa dân con tốt lành, trong đạo nữa.
Dù là thế, nhiều người có rời bỏ hay vẫn cứ ở lại với Giáo hội, nay cũng tìm được đường-lối khác để còn tin. Tin, như thể “rễ cái” giá trị nằm im bên dưới tầng lớp đổ nát, gãy vụn; và họ vẫn sống có niềm tin trực-tiếp hơn bao giờ hết. Giả như những người này vẫn còn tin như thế, thì Chúa vẫn đến với họ mãi đến bây giờ. Giữa họ và Chúa vẫn có quan-hệ mật thiết, cũng rất gần. Và, ta gọi đó là lối sống sốt sắng, theo cách khác.
Lạ thay, mọi việc do các vị này làm cho mọi người đông đảo là thế, mà sao ai cũng sống êm ả, kể cũng lạ. Sống êm ả, là vì mọi người nay tin vào trực-giác hỗ-tương, có khả-năng duy trì niềm tin cho cả người khác, nữa. Niềm tin, cắm rễ sâu nơi Đấng thánh, vẫn là trọng tâm cuộc sống của các vị, hơn mọi thứ. Cắm rễ niềm tin vào Chúa, là tâm trạng của Martha và cả Maria nữa.
Các thánh sống năng động hơn bao giờ nhưng lại cũng chiêm niệm, hơn lúc nào hết. Có thể, đây là lý do khiến các vị cứ gần gũi với phấn đấu và khổ đau của dân thường ở đời, tức: những người luôn kiếm tìm niềm tin, không ngưng nghỉ. Những người, không cần phải ra ngoài mới đến được với người khác; bởi, người khác đã đi bước trước, đến với họ tự bao giờ. Sống năng động và chiêm niệm, đâu cần ganh tương/tị nạnh về văn hoá, danh dự. Và đôi lúc, cũng chẳng cần thiện tâm/thiện ý xuất tự giáo hội địa phương, hoặc thể chế. Bởi, các vị vẫn đồng hành với người nghèo khổ sống giữa quá khứ và vị lai. Bởi, các vị nay đem đến cho họ niềm hy vọng, rất phấn chấn.
Xem ra, nay đang có thứ gì đó xảy đến, cũng rất nhiều. Trong số các đấng bậc lành-thánh, như: thày dòng, linh mục, nữ tu và giáo dân, chừng như tất cả đều tìm ra ý nghĩa mới về Đức Chúa. Ý nghĩa này, qua lối sống chiêm niệm, vẫn đáp ứng lời mời của Chúa cách hân hoan, lạ kỳ nên đã biết cảm tạ ngay lập tức. Kết cục, muốn được thế, ta chỉ cần biết mở lòng ứng-đáp điều lạ lùng Chúa gửi, như quà tặng. Để được thế, người người đà rời bỏ động thái muốn sở đắc mọi sự, hầu tỏ bày tình thương-yêu đặc-biệt. Rời bỏ, không còn theo lệnh truyền này khác, trừ khi gặp hoàn cảnh và con người đối chất với mình một cách bất ngờ, thôi. Phải chăng chuyện đó là do có lập trường sống giống Martha? Hoặc Maria? Hoặc cả hai?
Có vị chủ trương mọi sự nên tập trung vào Chúa. Nhiều vị khác, chủ trương: ta chỉ nên để ý những gì xảy đến với mình, thôi. Nói tóm lại, tất cả đều dồn vào sự kiện: Chúa đang ở trong mọi người, và mọi người ở trong Chúa. Nhiều vị quá chăm chú vào chủ-thuyết cá-nhân. Có vị khác lại cứ nghĩ: chỉ có bạn bè về linh hồn là người tốt, đáng cho ta quan hệ. Cuối cùng, tất cả dẫn về kết cuộc: tự kỷ. Tự kỷ, là chẳng lý gì đến người khác. Và cứ nghĩ: người khác chẳng bao giờ làm lợi cho tôi, nên tôi đâu cần làm lợi cho người khác!
Có vị lại đã từ bỏ chốn ồn ào, nhiệt náo của đời mình, để sống khắc kỷ chứ không sống đơn giản như khi trước. Có vị, vẫn nghĩ đến người khác, giúp người khác sống tử tế, thanh tao như mọi người, với mọi người. Cuối cùng ra, muốn sống sao thì sống miễn là ta biết tri ân quà tặng Chúa ban, để rồi chuyển trao quà ấy cho những người có nhu cầu hơn mình, ngõ hầu họ sẽ sống phấn chấn với món quà, mình san sẻ. Cuối cùng thì, sống theo tinh thần sẻ san hết mọi sự với cộng đoàn, không còn vấn đề nào khác ngoài việc cứ sống “quanh quẩn” bên nhau, trợ giúp nhau. Sống như thế, là sống trong hy vọng mọi việc sẽ tiến về phía trước, rất hứa hẹn.
Sống như thế, sẽ không còn thấy điều khác biệt giữa lập trường/quan niệm của Martha và Maria, nữa. Bởi, Chúa đã phục sinh/trỗi dậy để Ngài về với vũ trụ, vạn vật. Sống như thế, sẽ không còn khó khăn để ta quỳ trước chân Ngài mà phân trần về mọi khác biệt. Bởi, mọi người đều hành xử, rất tin-yêu. Sống tin-yêu, là không còn sống theo kiểu chính-trị-gia chuyên kết bè/kết đảng, để chia rẻ. Sống có tin và có yêu, là sống đúng ý định Chúa muốn ta sống rất vui tươi, và hy vọng vào mai ngày, nhiều khích lệ.
Trong quyết tâm sống như thế, ta lại sẽ ngâm lên lời ca vui, rằng:
“Nhìn nụ cười, nhìn ánh mắt mênh mang”
“mà yêu thương thêm muôn ngàn tha thiết.”
(Hoài Châu – Nguyện Cầu)
Nguyện cầu sao, mọi người sẽ “yêu thương thêm muôn ngàn tha thiết” để rồi mình sẽ sống nhanh, sống mạnh, sống vững chãi với người đời, trong đời người.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh – Mai Tá lược dịch
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG NĂM C: HÃY GIỮ LÒNG MÌNH NHẸ NHÀNG VÀ TỈNH THỨC ĐỂ ĐÓN CHÚA ĐẾN
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA KITÔ VUA: ĐỨC GIÊSU LÀ ‘VUA’ CỦA TÔI KHÔNG?
- QUAN TÂM
- SUY NIỆM LỜI NGÀI CHÚA NHẬT II PHỤC SINH
- CHUYỆN PHIẾM ĐẠO ĐỜI ĐỌC TRONG TUẦN II PHỤC SINH
- SUY NIỆM LỜI NGÀI CHÚA NHẬT PHỤC SINH B
- CHUYỆN PHIẾM ĐỌC TRONG TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH
- SUY NIỆM LỜI NGÀI CHÚA NHẬT III MÙA CHAY B
- CHUYỆN PHIẾM ĐẠO ĐỜI ĐỌC TRONG TUẦN III MÙA CHAY
- SUY NIỆM LỜI NGÀI CHÚA NHẬT II MÙA CHAY B
- CHUYỆN PHIẾM ĐẠO ĐỜI ĐỌC TRONG TUẦN II MÙA CHAY
- SUY NIỆM LỜI NGÀI CHÚA NHẬT I MÙA CHAY B
- CHUYỆN PHIẾM ĐẠO ĐỜI ĐỌC TRONG TUẦN 1 MÙA CHAY B
- CHUYỆN PHIẾM ĐẠO ĐỜI ĐỌC TRONG TUẦN 5 THƯỜNG NIÊN
- SUY NIỆM LỜI NGÀI CHÚA NHẬT 5 THƯỜNG NIÊN B
- CHUYỆN PHIẾM ĐẠO ĐỜI ĐỌC TRONG TUẦN CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN
- SUY NIỆM LỜI NGÀI CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN B
- CHUYỆN PHIẾM ĐẠO ĐỜI ĐỌC TRONG TUẦN IV MÙA VỌNG